Giáo án Sinh học 7 - Tiết 22, Bài 22: Giới thiệu chung về cơ thể người - Năm học 2020-2021
I.Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức
- Kể tên được các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Nêu được khái quát cấu tạo và chức năng của hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
b. Kỹ năng.
- Có kĩ năng quan sát tranh hình để nhận biết các hệ cơ quan, các cơ quan và bộ phận có trong các cơ quan.
- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống để đề ra những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại.
c. Thái độ.
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, mô hình liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
Ngày soạn: 13/ 11/ 2020 Ngày giảng:17 / 11/ 2020 CHỦ ĐỀ 7. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Tiết 21 - Bài 22. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI I.Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ. a. Kiến thức - Kể tên được các hệ cơ quan trong cơ thể. - Nêu được khái quát cấu tạo và chức năng của hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. b. Kỹ năng. - Có kĩ năng quan sát tranh hình để nhận biết các hệ cơ quan, các cơ quan và bộ phận có trong các cơ quan. - Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống để đề ra những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại. c. Thái độ. - Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học - Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác nhóm - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, mô hình liên quan đến bài học. 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài mới. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. * Khởi động: Tổ chức trò chơi tiếp sức: Kể tên các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người (1p) GV dẫn vào bài. 3. Bài mới Hoạt động 1. Các hệ cơ quan Mục tiêu: - Kể tên được các hệ cơ quan trong cơ thể. - Nêu được khái quát cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Cá nhân đọc đoạn thông tin (Tr 178) trả lời câu hỏi theo phiếu học tập: 1. Cơ thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Em hãy XĐ các phần đó trên cơ thể mình. 2. Mô là gì? Cơ quan, hệ cơ quan là gì? Cơ thể có những hệ cơ quan nào? Đại diện HS trình bày và chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu HS đối chiếu với dự kiến ban đầu HS chỉ ra các hệ cơ quan (phần A) HS hoặc GV chuẩn KT. - HĐ nhóm: Quan sát H 22.2 – 22.9 (Tr.178 - 182) hoàn thiện bảng 22.2 (Tr.182). - GV yêu cầu đại diện từng nhóm HS báo cáo và chia sẻ từng hệ cơ quan trên hình. ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hệ vận động? - GV chỉnh sửa nếu cần thiết và chuẩn KT. - GD HS ý thức BVSK - GV chiếu H 22.3 đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ. ? Tim có vai trò gì trong hệ tuần hoàn? G V liên hệ và giáo dục HS cách bảo vệ cơ thể và có hệ hệ tim mạch tốt. ? Em cần làm gì để có hệ tim mạch tốt? - GV chiếu H 22.4 đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ. - GD HS ý thức BVSK - HĐ cá nhân điền chú thích vào sơ đồ hệ hô hấp H 22.9. - GV chiếu H 22.9 ( Tr. 182) - Đại diện HS báo cáo và chia sẻ và khắc sâu cấu tạo của hệ hô hấp. - GV chiếu H 22.5 đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ. ? Cơ quan nào thực hiện chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? - G V liên hệ và giáo dục HS cách bảo vệ cơ thể và có hệ tiêu hóa tốt. ? Em cần làm gì để hệ tiêu hóa thực hiện tốt chức năng của mình? - GV nhận xét, đánh giá và chốt KT. HS ghi chép theo hướng dẫn của GV. - Cơ thể người gồm: Đầu, cổ, thân (ngực và bụng) và chi (tay và chân) - Tập hợp nhiều TB có cấu trúc giống nhau và đảm nhiệm một chức năng nhất định => Mô. - Nhiều mô tập hợp => cơ quan - Nhiều cơ quan thực hiện chức năng chung => hệ cơ quan. Hệ vận động - Cấu tạo gồm: Bộ xương và hệ cơ - Chức năng giúp cơ thể di chuyển và vận động 2. Hệ tuần hoàn - Cấu tạo: Tim và hệ mạch (Động mạch, tính mạch và mao mạch) - Chức năng: Vận chuyển các chất 3. Hệ hô hấp: - Cấu tạo gồm: + Đường dẫn khí: Mũi => hầu=> thanh quan => khí quản=> phế quản. + Hai lá phổi. - Chức năng: Trao đổi khí. 4. Hệ tiêu hóa: - Cấu tạo gồm: + Ống tiêu hóa: Miệng => thực quản => dạ dày => ruột( ruột non => ruột già) => hậu môn. + Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến mật, tuyến ruột - Chức năng: Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải những chất bã ra ngoài. - Yêu cầu HS HĐN quan sát hình trả lời các câu hỏi: 1. Xác định trên tranh hình các thành phần cấu tạo của các hệ cơ quan: Bài tiết, thần kinh, nội tiết, sinh dục. 2. Nêu cấu tạo của các hệ đó. 3. Nêu chức năng của các hệ trên. - HS HĐ theo hướng dẫn của GV. GV chiếu H 22.6 đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ. ? Cơ quan nào quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu. Vì sao? - G V liên hệ và giáo dục HS cách bảo vệ cơ thể và có hệ hệ bài tiết tốt. - HĐ nhóm. - HS quan sát H 22.7.và 22.8 + đọc thông tin 6,7,8 ( Tr. 181) - Hoàn thiện cột hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục bảng 22.2 (Tr. 182) - GV chiếu H 22.7 - Đại diện HS trình bày ? Lấy VD về vai trò của hệ thần kinh? ? Hệ thần kinh của người có đặc điểm gì khác so với lớp thú? ? Em cần phải làm gì để bảo vệ hệ thần kinh? - GV chiếu H 22.8 ( T r. 181) câm - Đại diện HS trình bày trên hình và chia sẻ ? Nguyên nhân mắc bệnh biếu cổ? - GV giáo dục HS phòng chống bệnh biếu cổ. - Đại diện HS báo cáo hệ sinh dục. - GV yêu cầu HS thực hiện trước ở nhà (hoặc liên hệ giờ thể dục): Chạy nhanh 2 vòng sân trường, em hãy cho biết khi chạy có những hệ cơ quan nào tham gia? Từ đó em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các hệ cơ quan trong cơ thể? - HS thảo luận thống nhất kết quả thực hành. ? Khi chạy cơ thể có những biểu hiện như thế nào? ? Các hệ cơ quan có mối quan với nhau như thế nào? Hệ cơ quan nào quan trọng nhất ? VS? - Nhóm báo cáo- > Đại diện nhóm điều hành chia sẻ ? Em hãy nêu các biện pháp chăm sóc sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh? - HS cặp đôi chia sẻ đưa ra những biệ pháp bảo vệ cũng như chăm sóc cơ thể. - Đại diện báo cáo, chia sẻ. - HS chuẩn KT, GV chuẩn KT - GD HS ý thức BVSK và MTS. 5. Bài tiết: a. Hệ bài tiết nước tiểu: - Cấu tạo: 2 quả thận => ống dẫn nước => bóng đái => ống đái - Chức năng: Lọc những chất thừa và chất độc hại ra ngoài cơ thể. b. Da bài tiết qua tuyến mồ hôi. 6. Hệ thần kinh. - Cấu tạo: TWTK (não bộ và tủy sống) và ngoại biên (dây thần kinh và ngoài biên) - Chức năng: Điều khiển, điều hòa và phối hợp các hoạt động của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống của môi trường 7. Hệ nội tiết. - Gồm các tuyến nội tiết: Tuyến giáp, cân giáp, tuyến tụy - Tuyến nội tiết tiết ra hooc môn điều hòa hoạt động sinh lý của cơ thể. - Chức năng: Hệ nội tiết phối hợp với hệ thần kinh điều hòa, điều khiển và phối hợp các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 8. Hệ sinh dục: - Gồm cơ quan sinh dục nữ và cơ quan sinh dục nam - Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống. 9. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan. - Các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự điều hành, điều khiển và phối hợp của hệ TK và hệ nội tiết. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ: + Nêu và XĐ trên H các bộ phận thuộc các hệ cơ quan. - Chuẩn bị bài mới: Soạn trước nội dung cho tiết sau. + Nghiên cứu trước nội dung bài 23. Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa. + Xác định được trên hình vẽ các cơ quan của của hệ tiêu hoá ở người. + Nêu được bản chất của quá trình tiêu hoá.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_7_tiet_22_bai_22_gioi_thieu_chung_ve_co_the.doc