Giáo án Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Sơ lược biết được cách phân chia giới động vật.

2. Kỹ năng

- Rèn luỵên kỹ năng:

- Quan sát-so sánh- phân tích- tổng hợp.

- Hoạt động nhóm.

 - Rèn KN tìm kiếm tt khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để phân biệt giữa động vật và thực vật. Vai trò của động vật trong thiên nhiên và đời sống con người.

 - KN hợp tác lắng nghe tích cực.

 - KN tự tin trình bày ý kiến trước lớp.

3. Thái độ

- Yêu quý và bảo vệ động vật có ích.

- Phòng trừ, tiêu diệt động vật gây hại.

II. Phương pháp

- Hỏi chuyên gia.

 - Trình bày một phút.

 - Dạy học nhóm.

 - Vấn đáp tìm tòi.

III. Phương tiện:

1.Giáo viên

- Hình vẽ H.2.1,2 phóng to.

- Bảng phụ.

2.Học sinh

Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở bài tâp.

IV. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Thế giới động vật đa dạng, phong phú như thế nào? (số lượng loài nhiều, số lượng cá thể trong loài lớn, kích thước cơ thể, môi trường sống).

- Động vật sống ở những môi trường nào? (trên cạn, dưới nước, trên không, kí sinh).

3. Mở bài (1’)

Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhóm sinh vật khác nhau. Bài học này liên quan đến vấn đề đó.

* Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật. Tìm đặc điểm chung của động vật.

Mục tiêu: - Tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật & thực vật.

 - Tìm đặc điểm chung của động vật.

 

doc 138 trang sontrang 7050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 22/08/2019
Tiết 1	Ngày dạy: 26/08/2019
MỞ ĐẦU
Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Chứng minh được thế giới động vật đa dạng phong phú về số lượng loài, thành phần loài, sự phân bố và môi trường sống.
Con người thuần hóa nuôi dưỡng những động vật hoang dã thành vật nuôi đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
2. Kỹ năng
- Rèn luuyện kỹ năng quan sát so sánh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn KN tìm kiếm thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới động vật đa dạng và phong phú.
- KN giao tiếp lắng nghe tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm.
- KN tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
3. Thái độ
- Tự hào về đất nước giàu có về tài nguyên.
- Biết bảo vệ động vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.
II. Phương pháp
- Động não.
- Chúng em biết 
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trực quan
III. Phương tiện
1. Giáo viên
- Hình vẽ H1.1 à1.4 phóng to
- Tranh động vật.
- Bảng phụ.
2. Học sinh
Kẻ sẵn bài tập điền từ 1.4
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Mở bài (1’)
Trong chương trình sinh học 6, các em đã tìm hiểu thế giới thực vật rất đa dạng phong phú.Trong chương trình sinh học 7 các em được tìm hiểu về thế giới động vật cũng không kém phần đa dạng phong phú.
3. Tiến trình bài giảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đa dạng loài và phong phú số lượng cá thể.
Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được số loài động vật rất nhiều, số lượng cá thể trong loài lớn.
- Tiến hành(13’)
TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
13’
I. Sự đa dạng loài và phong phú số lượng cá thể
Thế giới động vật xung quanh ta rất đa dạng, phong phú về
-Số lượng loài.
-Số lượng cá thể trong loài.
-Kích thước cá thể.
Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát H1.1 &1.2 trang 5;6 trả lời câu hỏi: 
 -Động vật có số lượng loài như thế nào? Kích thước?”
-Ghi tóm tắt ý kiến HS
-Yêu cầu HS làm bài tập V
+Kể tên các động vật thu được khi:
*Tát 1 ao cá.
*Đom đó qua 1 đêm ở đầm hồ.
*Ban đêm trên cánh đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu.
-Qua thông tin phần 1 em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn bướm,...?
àThế giới động vật đa dạng như thế nào?
-Mở rộng: Một số động vật được con người thuần hóa à nhiều dạng khác.
-Kết luận.
-Cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi
 -Hiện nay động vật có khoảng 1,5 triệu loài, kích thước khác nhau.
2-3 HS trả lời,các HS bổ sung
-Yêu cầu nêu được số lượng cá thể trong 1 loài rất nhiều.
HS lắng nghe , ghi nội dung bài.
 * Hoạt động 2. Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống
Mục tiêu:
- Nêu được một số loài thích nghi cao với môi trường sống.
- Nêu được đặc điểm một số loài thích nghi với môi trường sống.
- Tiến hành:
16’
II. Sự đa dạng về môi trường sống
 Động vật phân bố ở khắp các môi trường: nước (nước mặn, nước lợ, nước ngọt), trên cạn, trên không, môi trường ký sinh. Nhờ có sự thích nghi cao với môi trường sống.
-Cá nhân đọc Ñ,quan sát tranh ->làm bài tập
Yêu cầu HS quan sát kỹ H1.4 và hoàn thành bài tập điền từ.
-Treo tranh H1.4 phóng to và hoàn thiện kiến thức.
-Mở rộng: Động vật còn sống ký sinh trên cơ thể động thực vật: giun, sán sống trong ruột người và động vật à giác bám phát triển, rận, bọ chét sống trên cơ thể động vậtà cánh tiêu giảm 
àVậy động vật sống trong những môi trường nào?
-Y/c HS thảo luận và làm bài tậpÑ tr8
+Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi khí hậu giá lạnh ở vùng Nam Cực?
+Nguyên nhân khiến cho động vật vùng nhiệt đới đa dạng phong phú hơn đv vùng ôn đới & vùng Nam Cực?
+Động vật(đv) nước ta có đa dạng phong phú không?
-Y/c HS nêu 1 số đặc điểm thích nghi với môi trường sống của động vật?
-Cho HS thảo luận toàn lớp
* GD:
+Động vật có số lượng loài và số lượng cá thể lớn song có 1 số động được đưa vào “sách đỏ”?
+Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
-Gọi 1 HS đọc tóm tắt.
Liên hệ giáo dục môi trường.
Biết ý thức bảo vệ môi trường.
1-2 HS sửa nhanh bài tập
Y/c nêu được:
+Nước:cá, tôm 
+Trên cạn: Hươu, vượn, hổ, báo 
+Trên không: các loài chim, bướm 
Thảo luận nhóm. Hoàn thành bài tập.
+Chim cánh cụt có bộ lông rậm, lớp mỡ dày, chăm sóc trứng & con non tốt.
+Vùng nhiệt đới nhiệt đới độ ẩm, thực vật phát triển. (Thức ăn nhiều, môi trường sống đa dạng).
+Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới, phía Đông giáp biển, rừng nhiều à động vật phát triển phong phú.
-HS nêu ví dụ.
+Lạc đà có bướu chứa nước.
+Cá thờn bơn, tắc kè thay đổi màu da theo môi trường.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
-HS giải đáp theo hiểu biết
+Cháy rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt bừa bãi, sử dụng phân thuốc.
+Bảo vệ môi trường, khai thác có kế hoạch.
Học tốt ch.trình sinh học 7
4. Củng cố và Kiểm tra, đánh giá (8’)
* Củng cố 
- Hãy kể những đv ở địa phương em, chúng có đa dạng, phong phú không?
- Thế giới động vật đa dạng, phong phú như thế nào?
* Kiểm tra, đánh giá
Đánh dấu (x) vào ô ð những câu trả lời đúng
1) Động vật đa dạng phong phú do:
	a/ Số cá thể nhiều
	b/ Sinh sản nhanh
	c/ Số loài nhiều
	d/ Động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất
	e/ Do con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới
	g/ Động vật di cư từ nơi khác đến
2) Các môi trường nào giàu loài và đv cá thể ở nước ta
	a/ Ruộng nước d/ Biển
	b/ Đồng cỏ e/ Ao
	c/ Sông g/ Rừng trồng	
	h/ Rừng nguyên sinh
(Đáp án: 1.a,c.e; 2.d)
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài & trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài 2:
+ Ôn lại kiến thức cấu tạo TBTV
+ Kẻ sẳn bảng 1 tr9 & bảng 2 tr11
- Chuẩn bị cho bài 3: cắt khúc rơm khô cho vào lọ thủy tinh đổ nước vào ngâm.
* Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1	Ngày soạn:22/08/2019
Tiết 2	Ngày dạy: 28/08/2019
Bài2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Sơ lược biết được cách phân chia giới động vật.
2. Kỹ năng
- Rèn luỵên kỹ năng:
- Quan sát-so sánh- phân tích- tổng hợp.
- Hoạt động nhóm.
 - Rèn KN tìm kiếm tt khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để phân biệt giữa động vật và thực vật. Vai trò của động vật trong thiên nhiên và đời sống con người.
	- KN hợp tác lắng nghe tích cực.
	- KN tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
3. Thái độ
- Yêu quý và bảo vệ động vật có ích.
- Phòng trừ, tiêu diệt động vật gây hại.
II. Phương pháp
- Hỏi chuyên gia.
	- Trình bày một phút.
	- Dạy học nhóm.
	- Vấn đáp tìm tòi.
III. Phương tiện:
1.Giáo viên
- Hình vẽ H.2.1,2 phóng to.
- Bảng phụ.
2.Học sinh
Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở bài tâp.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Thế giới động vật đa dạng, phong phú như thế nào? (số lượng loài nhiều, số lượng cá thể trong loài lớn, kích thước cơ thể, môi trường sống).
- Động vật sống ở những môi trường nào? (trên cạn, dưới nước, trên không, kí sinh).
3. Mở bài (1’)
Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhóm sinh vật khác nhau. Bài học này liên quan đến vấn đề đó.
* Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật. Tìm đặc điểm chung của động vật.
Mục tiêu: - Tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật & thực vật.
 - Tìm đặc điểm chung của động vật.
TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
15’
 I. PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
* Giống:
-Đều là cơ thể sống.
-Có cấu tạo từ tế bào.
-Có lớn lên và sinh sản.
* Khác: Động vật khác thực vật:
-Tế bào không có vách bằng xen lulôzơ.
-Có khả năng di chuyển
-Có hệ thần kinh và giác quan.
-Dị dưỡng.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
 Động vật có những đặc điểm để phân biệt với thực vật:
-Có khả năng di chuyển
-Có hệ thần kinh và giác quan
-Chủ yếu là dị dưỡng
So sánh động vật với thực vật.
-Treo tranh H2.1, hướng dẫn HS quan sát và hoàn thành bảng 1 tr9 Sgk.
-Treo bảng phụ: so sánh động vật với thực vật.
-> gọi HS lên điền bảng.
Nhận xét và thông báo kết quả.
-Y/c HS thảo luận.
+Động vật giống thực vật ở điểm nào?
-Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
-Gv: Động vật, thực vật đều là cơ thể sống.
*Đặc điểm chung của động vật.
-Y/c HS làm bài tập mục II.
-Gọi HS trả lời và ghi bảng
-Nêu kết quả.
-Vậy động vật có những đặc điểm chung nào?
-Quan sát tranh vẽ, đọc chú thích để ghi nhớ kiến thức.
-2.3 HS lên ghi bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung.
-Các nhóm dựa vào bảng thảo luận yêu cầu nêu được.
+Giống nhau: có cấu tạo từ tế bào lớn lên và sinh sản
+ Khác nhau: Động vật có khả năng dị dưỡng, di chuyển cơ hệ thần kinh và giác quan, thành tế bào không có xenlulôzơ.
-Đại diện 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS làm bài tập trong VBT: chọn 3 đặc điểm của động vật.
-2-3 HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS sửa bài tập.
HS rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật
Mục tiêu:
 - Biết được các ngành động vật chính sẽ học trong chương trình SH7
6’
III. SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI ĐỘNG VẬT (SGK)
Giới động vật ngày nay được xếp 20 ngành gồm 2 nhóm:
+Động vật không xương sống
+Động vật có xương sống
Chương trình SH7 nghiên cứu 8 ngành cơ bản
+Động vật không xương sống: 7 ngành
+Động vật có xương sống :1 ngành
 Đọc thông tin sgk
HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
Y/c 1 HS đọc thông tin mục III tr10
-Nhấn mạnh 2 ý:
+Giới động vật được thành 20 ngành, thể hiện H2.2 SGK tr 12
+ Chương trình SH& chỉ học 8 ngành cơ bản
Chuyển ý: Động vật trong tự nhiên có vai trò gì?
* Hoạt động 4:Tìm hiểu vai trò của động vật
Mục tiêu: - HS xác định được lợi ích và tác hại của đv
9’
IV. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT
Động vật có vai trò quan trọng:
+Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, da, lông
-Dùng làm TN, nghiên cứu Khoa học, thử nghiệm thuốc
-Hổ trợ cho con người trong lao động, giải trí
*Tác hại: truyền bệnh cho người
-Các nhóm trao đổi để hoàn thành bài tập
-Đại diên các nhóm lên ghi bảng
Các nhóm khác bổ sung
-Y/c nêu được:
+Có lợi nhiều mặt
+Gây tác hại với con người.
*GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG: ĐV có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người
+Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, da, lông
-Dùng làm TN, nghiên cứu Khoa học, thử nghiệm thuốc
-Hổ trợ cho con người trong lao động, giải trí..
Tuy nhiên nó vẫn có hại: truyền bệnh cho người
Từ đó có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống bệnh cho bản thân và cho cộng đồng.
-Y/c HS hoàn thành bài tập bảng 2 sgk.
-Treo bảng phụ, gọi HS lên sửa bài.
Qua bảng 2 em có nhận xét gì về vai trò của đv?
-Kết luận
-GV kết luận
- 1hs đọc tóm tắt
4. Củng cố + Kiểm tra, đánh giá: (7’)
* Củng cố (2’)
-Động vật khác thực vật?
-Nêu đặc điểm chung của động vật
* Kiểm tra, đánh giá (5’)
Đánh dấu (x) vào ô ð những câu trả lời đúng
1) Động vật khác thực vật ở những điểm sau:
	a/ Có hệ thần kinh & giác quan, di chuyển được, tự dưỡng.
	b/ Có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh & giác quan, tự tìm lấy thức ăn.
	c/Dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan, không có khả năng di chuyển.
2) Trong các nhóm động vật sau đây, nhóm nào toàn đv không có xương sống.
	a/ Cá chép, dế, mèo.
	b/ Châu chấu, nhện, thỏ.
	c/ Nhện, giun đất, tằm.
	d/ Chó, gà, chuồn chuồn.
(Đáp án: 1.b,2.c)
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài, đọc mục” Em có biết”
- Chuẩn bị bài 3:
+ Mang lọ ngâm rơm khô.
+ Mang lọ đựng nước ao.
* Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2	Ngày soạn:28/08/2019
Tiết 3	Ngày dạy: 04/09/2019
Chương I
NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài3: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
 NGUYÊN SINH
I. Mục tiêu bài thực hành
1. Kiến thức
- Thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành Động vật nguyên sinh là trùng roi & trùng giày
	- Phân biệt được hình dạng và cách di chuyển của 2 đại diện này. 
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh. 
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.
- KN hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
- KN tìm kiếm xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản ĐVNS, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của ĐVNS.
- KN đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
3. Thái độ:
Thực hành nghiêm túc, bảo vệ kính hiển vi
II. Phương pháp: 
- Thực hành quan sát.
- Dạy học nhóm
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trình bày 1 phút
III. Phương tiện thực hành
1.Giáo viên:
- Dụng cụ: kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọ, ống hút, khăn lau.
Tranh: trùng đế giày, trùng roi.
2. Học sinh
- Lọ ngâm rơm khô đã dặn ở tiết 2
- Lọ đựng váng nước ao
IV.Các hoạt động dạy học
1. Mở bài (1’)
Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy bằng mắt thường.Qua kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồ là một thế giới động vật nguyên sinh rất đa dạng
2. Tiến trình bài thực hành
Hoat động 1: Quan sát trùng giày
Mục tiêu : HS tự quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm khô
 Tiến hành
TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
15’
1. Quan sát trùng giày
-Hình dạng:
+Không đối xứng.
+Hình khối như chiếc giày
- Di chuyển bằng lông bơi.
-GV hướng dẫn thao tác:
+Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ nước ngâm rơm khô
+Nhỏ nước lên lam kính rồi rải vài sợi bông nhầm cản bớt tốc độ -> soi dưới kính hiển vi
+Điều chỉnh thị trường đến khi nhìn rõ.
+Quan sát H3.1 - nhận biết trùng giày
-GV kiểm tra tiêu bản của các nhóm.
-Hướng dẫn HS cố định mẫu bằng cách đậy lamen lên, dùng giấy thấm hút bớt nước.
Y/C HS làm 1 mẫu khác để quan sát trùng giày di chuyển. Gợi ý di chuyển theo kiểu tiến hay xoay tiến
-Y/C HS làm bài tập tr15 SGK
-GV nêu kết quả đúng - HS sửa bài
-HS làm việc theo nhóm: ghi nhớ các thao tác của GV đ thực hiện
-Các thành viên trong nhóm lần lượt quan sát trùng giày dưới kính hiển vi.
-HS quan sát trùng giày di chuyển, nhận định cách di chuyển.
-Dựa vào kết quả quan sát hoàn thành bài tập trong VBT
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
Hoạt động 2 Quan sát trùng roi
Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và cách di chuyển của trùng roi
 Tiến hành (16’)
16’
2. Quan sát trùng roi
Hình dạng: có hình lá dài, đầu trùng có roi, đuôi nhọn, màu xanh
-Di chuyển: vừa tiến vừa xoay trong nước nhờ roi bơi
-Quan sát hình để nhận dạng trùng roi.
-Đại diện các nhóm lên lấy mẫu trùng roi để nhóm quan sát.
-Làm bài tập trong VBT
-Đại diện các nhóm báo cáo.
Y/C HS quan sát H3.2 &H3.3 tr15. SGK
-Y/C HS lấy mẫu và quan sát như trùng giày.
- GV gọi đại diện các nhóm lên thực hiện thao tác lấy mẫu trùng roi
-GV kiểm tra trên kính mẫu của các nhóm
-GV kiểm tra quá trình quan sát của các nhóm, giải đáp thắc mắc của HS.
Y/C HS xác định kỹ hình dạng & cách di chuyển của trùng roi.
-Y/C HS làm bài tập
-Hoàn chỉnh bài tập
3. Củng cố: 2’ Cho hs đọc khung màu hồng SGK
4. Kiểm tra - đánh giá (9’)
HS vẽ hình trùng roi và trùng giày vào vở, chú thích đầy đủ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Tiếp tục vẽ hình nếu chưa hoàn thành
Chuẩn bị bài 4: kẻ sẵn bài tập mục 4 phần I và bài tập phần II vào vở bài tập
Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................
Tuần 2	Ngày soạn:28/08/2019
Tiết 4	Ngày dạy: 05/09/2019
Bài4: TRÙNG ROI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách dinh dưỡng, sinh sản, khả năng hướng sáng của chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo của tập đoàn trùng roi và quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
2. Kỹ năng
Rèn luỵên kỹ năng quan sát-so sánh, tìm tòi kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
Quan sát- so sánh- thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
Hình vẽ : cấu tạo trùng roi, sinh sản và sự phân hóa bào xác của chúng. Tập đoàn trùng roi xanh
Ôn lại bài thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Mở bà (1’)
Trong bài thực hành, chúng ta đã tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo, nơi sống của trùng roi. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về trùng roi.
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1: Trung roi xanh.
 Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản và tính hướng sáng của trùng roi xanh.
TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
20’
 * Nơi sống trong nước ao, hồ, đàm, ruộng kể cả nước mưa
I. TRÙNG ROI XANH:
1. Cấu tạo và di chuyển: 
 ( giảm tải)
2. Dinh dưỡng
- Nơi sáng tự dưỡng, trong tối dị dưỡng.
- Hô hấp: trao đổi khí qua màng tế bào.
-Bài tiết: Nhờ không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết thải ra ngoài.
3. Sinh sản
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc.
4. Tính hướng sáng: 
 ( giảm tải)
-Y/C HS nhắc lại những nơi tìm thấy trùng roi
Y/C HS đọc thông tin phần 1 và quan sát H4.1 SGK tr17.
-Treo tranh H4.1 gọi HS lên điền ghi chú.
-Nhắc lại cách di chuyển của trùng roi?
-Dựa vào cấu tạo cho biết trùng roi có các hình thức dinh dưỡng nào?
Y/c đọc thông tin phần 3, quan sát H4.2 và mô tả bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.
-Y/C HS đọc thông 4 và bài tập Ñ tr18
-Giảng: trùng roi xanh tự dưỡng chủ yếu nên cần có diệp lục (hướng sáng).
- Qua các đặc điểm, em thấy trùng roi xanh giống và khác thực vật ở điểm nào?
-HS nhắc lại những nơi thấy trùng roi xanh
-HS quan sát tranh và đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức.
-2 HS lên ghi chú thích tranh các HS khác nhận xét bổ sung
-Nhớ lại kiến thức ở bài thực hành và trả lời câu hỏi.
- Nơi sáng tự dưỡng, trong tối dị dưỡng
-Y/c nêu được nhân phân đôi trước; các bào quan phân đôi; màng ngăn theo chiều dọc; 2 cá thể mới hình thành.
- HS nghe
HS trả lời
* Hoạt động 2 : Tập đoàn trung roi
17’
II.TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau. Chúng gợi cho ta mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào
-Y/c HS quan sát tranh 4.3 
-Treo bảng phụ, gọi đại diện 2 nhóm đọc kết quả điền từ
-Giảng: tập đoàn trung roi gồm nhiều cá thể liên kết nhau nhờ chốt nguyên, mỗi cá thể có 2 roi hướng ra ngoài vận động & dinh dưỡng độc lập. Đây là cầu nối giữa đv đơn bào & đa bào
-Thảo luận nhóm -> hoần thành bài tập.
-Đại diện 2 nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
4.Củng cố (2’) + Kiểm tra- đánh giá (2’)
 * Củng cố (2’) 
- Khi di chuyển trùng roi hoạt động ra sao?
 - Trùng roi sinh sản như thế nào?
 * Kiểm tra- đánh giá (2’)
.5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài “Trùng biến hình và trùng giày”
So sánh trùng giày với trùng biến hình?
Tuần 3	Ngày soạn: 31/08/2019
Tiết 5	Ngày dạy: 09/9/2019
Bài5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hs nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
- Hs thấy được sự phân hóa chức năng trong cấu tạo của trùng giày đó là biểu hiện mầm móng của đv đa bà.
2. Kỹ năng
- Rèn luỵên kỹ năng:
- Quan sát-so sánh- phân tích- tổng hợp
- Hoạt động nhóm.
II. Phương pháp
 Quan sát –thảo luận
III. Phương tiện:
1.Giáo viên
Hình vẽ H.5.1 & 5.2 phóng to, tranh trùng giày
2. Học sinh
Soạn bài theo hai câu hỏi ở tiết trước
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 - Trùng roi có lối sống và cấu tạo như thế nào? (cấu tạo: màng, nhân, hạt dịp lục, không bào co bóp, phía trước có roi & điểm mắt.-sống tự dưỡng, dị dưỡng; sinh sản vô tính phân đôi theo chiều dọc)
	* Mở bài: 1’
Trùng biến hình là đại diện có cấu tạo & lối sống đơn giản nhất trong động vật nguyên sinh nói riêng & động vật nói chung.Trong khi đó trùng giày được coi là một trong những động vật nguyên sinh có cấu tạo, lối sống phức tạp hơn cả nhưng dễ quan sát, dễ gặp trong thiên nhiên.
3 . Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1: Trùng biến hình
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng & sinh sản của trùng biến hình. So sánh trùng biến hình với trùng roi.
Tg
 Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
16’
*Nơi sống: ở mặt bùn đáy ao, hồ.
I.TRÙNG BIẾN HÌNH 
1. Cấu tạo và di chuyển 
 * Cấu tạo
-Cơ thể đơn bào, đơn giản nhất gồm
+Khối chất nguyên sinh lỏng.
+Nhân.
+Không bào tiêu hoá.
+Không bào co bóp.
+Không có hình dạng nhất định.
 * Di chuyển: bằng chân giả.
2. Dinh dưỡng
 * Tiêu hoá: nội bào.
- Một chân giả tiếp cận mồi.
- Chân giả thứ 2 được hình thành à vây mồi.
- Không bào tiêu hóa hình thành à tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá
 * Bài tiết:
Chất thừa dồn đến không bào co bóp. Thải ra ngoài ở mọi nơi. 
 * Trao đổi chất: thực hiện qua bề mặt cơ thể.
3. Sinh sản: vô tính bằng cách phân đôi theo bất kỳ chiều nào của cơ thể.
-Y/c HS đọc thông tin phần I à trả lời: trùng biến hình sống nơi nào?
+Gọi 1 Hs lên bảng ghi chú các bộ phận của trùng biến hình trên tranh câm.
+Trùng biến hình di chuyển ra sao?
-Y/c HS đọc ð mục 2 & quan sát tranh H5.2 hoàn thành Ñ tr 20 SGK.
-Sửa bài tập:2.1;3.4
-Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là gì?
-Quá trình trao đổi khí & bài tiết diễn ra như thế nào? So sánh?
-GV hoàn thiện kiến thức àkết luận
HS đọc thông tin + quan sát H5.1 à ghi nhớ kiến thức.
-Y/c ghi đúng các thành phần cấu tạo.
+Nêu được: di chuyển bằng chân giả.
-Quan sát tranh+ thông tin à hoàn thành bài tập
-2HS báo cáo kết quả bài tập, các HS khác nhận xét.
-Nội bào.
-Qua thông tin à rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Trùng giày
10’
5’
II. TRÙNG GIÀY:
1. Cấu tạo (giảm tải)
2. Dinh dưỡng
 a) Tiêu hóa: lông bơi dồn thức ăn vào rãnh miệng àhầu à không bào tiêu hóa àdi chuyển theo quỹ đạo nhất định ,enzim(chất lỏng, chất bả) chất lỏng
àchất nguyên sinh chất bả àlỗ thoát
à ra ngoài
 b) Trao đổi khí: thực hiện qua màng cơ thể.
 c) Bài tiết: Nước thừa & sản phẩm bài tiết được không bào co bớp tập trung thải ra ngoài.
3. Sinh sản
-Vô tính: Phân đôi theo chiều ngang
-Hữu tính : kết hợp 2 cơ thể
-Y/C HS quan sát H5.3 đọc kỹ chú thích & trả lời:trùng giày có cấu tạo như thế nào?
-Treo tranh & hoàn thiện kiến thức.
-Nêu cách di chuyển của trùng giày?
-Y/C HS đọc ð2 +H5.3 à Tiêu hóa ở trùng giày khác trùng biến hình ra sao?
-Gọi đai diện 2 nhóm báo cáo.
-Giảng: trùng giày có rãnh miệng & hầu à mức độ đơn giản, không bào tiêu hóa, di chuyển theo quỹ đạo nhất định, không bào co bóp cố định.
-Nêu quá trình trao đổi, bài tiết ở trùng giày?
-Y/c HS đọc thông tin phần 3 trình bày cách sinh sản của trùng giày?
-Giảng: sinh sản hữu tính là hình thức tăng sức sống cho cơ thể, ít khi xảy ra
- Nghiên cứu kỹ H5.3 để nhận biết cấu tạo trùng giày à 2HS trình bày cấu tạo.
-HS nêu được vai trò của lông bơi: di chuyển, lấy thức ăn.
-HS trả lời miệng.
- Nêu được 2 cách sinh sản ( vô tính, hữu tính)
4.Củng cố (2’) + Kiểm tra – đánh giá (3’)
* Củng cố (2’) 
- Trùng biến hình di chuyển, bắt mồi & tiêu hoá mồi như thế nào?
- Trùng giày di chuyển, bắt mồi & tiêu hoá mồi ra sao?
	* Kiểm tra – đánh giá (3’)
Phát phiếu học tập cho các nhóm.
 So sánh trùng roi, trùng giày
Giống
Khác
Trùng roi
Thực vật
Đáp án:
*giống: 
Cơ thể đơn bào, cấu tạo đơn giản.
Sống ở môi trường nước.
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
*Khác:
Trùng roi 
Trùng giày
Cơ thể hình thoi	
Cơ thể hình đế giày
Kích thước: »0.05mm 
Kích thước: 0.1-0.3 mm
Có chứa diệp lục 
Không có 
Di chuyển: roi bơi 
Di chuyển: lông bơi
Sống dị dưỡng & tự dưỡng
Sống dị dưỡng
Cấu tạo chưa có sự chuyên hóa 
Cấu tạo có sự chuyên hóa (còn thấp)
Sinh sản vô tính: phân đôi theo chiều dọc 
Sinh sản vô tính, phân đôi chiều ngang
Không có 
Sinh sản hữu tính, tiếp hợp
5. Hướng dẫn học ở nhà(2’)
- Vẽ h5.1 & h5.3
- Chuẩn bị bài 6
- Kẻ phiếu học tập
 Tên động vật
Đặc điểm
Trùng kiết lỵ
Trùng sốt rét
Cấu tạo
Dinh dưỡng
Phát triển
Sinh sản
*Rút kinhn ghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần3	 Ngày soạn: 31/08/2019
Tiết 6 	Ngày dạy: 11/09/2019
Bài 6: TRÙNG KIẾT LỴ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hs nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét phù hợp với lối sống ký sinh 
- Chỉ rõ được tác hại do 2 loại trùng này gây ra & cách phòng chống
2. Kỹ năng
 Rèn luỵên kỹ năng:
- Quan sát-tìm tòi - phân tích- tổng hợp
- KN tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do trùng sốt rét và trùng kiết lỵ gây nên.
- KN tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin khi đọc sách giáo khoa, QS tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo, cách gây bệnh và bệnh do trùng kiết lỵ và trùng sốt rét gây ra.
- KN lắng nghe tích cực trong quá trình hỏi chuyên gia.
II. Phương pháp
- Quan sát –tìm tòi, phân tích, tổng hợp
- Hỏi chuyên gia.
- Dạy học theo nhóm
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trình bày một phút
III. Phương tiện:
1. Giáo viên
- Hình vẽ H.6.1 ; 6.2 ;6.4 phóng to.
- Bảng phụ: đặc điểm trùng kiết lỵ và trùng sốt rét.
2. Học sinh
- Kẻ bảng: so sánh trùng kiết lỵ và trùng sốt rét vào vở bài tập.
- Nghiên cứu trước bảng phiếu học tập cho ở tiết 5.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu 1.Trùng biến hình sống ở đâu?di chuyển bắt mồi & tiêu hóa mồi. Sinh sản như thế nào?
(sống chủ yếu ở đáy ao bùn, di chuyển: bằng chân giả;bắt mồi-tiêu hoá mồi:bắt mồi bằng chân giả- tiêu hóa nội bào;sinh sản: vô tính bằng cách phân đôi theo bbất kỳ chiều nào)
Câu 2.Trùng giày lấy thức ăn- tiêu hoá thức ăn & thải bả ra sao?
(Lông bơi dồn thức ăn, rãnh miệng à miệng à hầu à không bào tiêu hoá vo viên
đi theo 1 quỹ đạo trong cơ thể )
 * Mở bài (1’)
Động vật nguyên sinh tuy nhỏ nhưng gây cho người những bệnh rất nguy hiểm cho người. Hai bệnh thường gặp ở nước ta: kiết lỵ và sốt rét. Chúng ta cần biết thủ phạm của 2 bệnh này để phòng chống tích cực.
3. Tiến hành bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lỵ và trùng sốt rét 
Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét phù hợp với lối sống ký sinh
Tiến hành 
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
13’
10’
I. Trùng kiết lỵ
1. Cấu tạo và dinh dưỡng
*Cấu tạo
-Kích thước: lớn hơn hồng cầu.
-Giống trùng biến hình, nhưng chân giả ngắn hơn.
-Không có không bào.
*Dinh dưỡng
Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu: nuốt hồng cầu và trao đổi chất qua màng tế bào.
2. Phát triển: trong môi trường ở dạng bào xác, vào ruột người chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột gây nên các vết loét
3. Sinh sản: phân nhiều
II. Trùng sốt rét. 
1. Cấu tạo và ding dưỡng
*Cấu tạo
-Kích thước: nhỏ hơn hồng cầu.
-Không có bộ phận di chuyển, các không bào.
*Dinh dưỡng:
-Trao đổi chất qua màng tế bào
-Lấy chất dinh dưỡng tư hồng cầu
2. Vòng đời
Trong tuyến nước bọt muỗi Anophen, khi muỗi đốt à máu người àchui vào hồng cầu sống & sinh sản rồi phá hủy hồng cầu àhồng cầu khác. 
Sinh sản: phân ra nhiều cơ thể mới.
*Cấu tạo, dinh dưỡng, sự phát triển của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét .
Hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát H6.1;6.2;6.3;6.4 SGK tr23,24 để hoàn thành phiếu học tập.
Kẻ sẵn phiếu học tập lên bảng gọi đại diện các nhóm lên ghi thông tin.
-Hoàn thiện phiếu học tập 
-GV y/c làm bài tập Ñ tr23
-GV nhấn mạnh trùng sốt rét không kết thành bào xác mà chỉ sống ở đv trung gian là muỗi Anôphen.
-Hỏi: sự hình thành bào xác ở trùng kiết lỵ có tác hại?
*So sánh trùng kiết lỵ và trùng sốt rét
-Y/c HS làm bt bảng tr24
-Cho HS quan sát bảng mẫu.
*Tích hợp giáo dục mơi trường : 
=>Bảo vệ mơi trường sống sạch sẽ để tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết : Khơi thông cống rãnh, diệt lăng quăng, sắp xếp nơi ở thoáng mát, gọn gàng 
-HS tự tạo thông tin & quan sát hình thu thập kiến thức.
-Trao đổi nhóm -> hoàn thành phiếu học tập.
-Y/c nêu được
+Cấu tạo: đơn giản, bộ phận di chuyển tiêu giảm.
+Dinh dưỡng: lấy chất dinh dưỡng trong hồng cầu.
+Vòng đời: phát triẻn rất nhanh.
-Đại diện nhóm ghi đặc điểm của từng đv trong phiếu học tập trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Sửa chữa phiếu học tập.
-HS trình bày.
Y/c nêu được:
+Giống :có chân giả, kết bào xác khi gặp bất lợi.
+Khác: trùng kiết lỵ có chân giả ngắn, chỉ ăn hồng cầu.
-Y/c trả lời được:
+Bảo vệ trùng kiết lỵ
+ Bào xác phát tán.
-Cá nhân làm bt trong VBT tr24 sửa bài.
Lắng nghe hiểu, ghi bài.
Hoạt động 2: Bệnh sốt rét ở nước ta
Mục tiêu: HS hiểu được tình hình bệnh sốt rét ở nước ta & các biện pháp phòng chống.
 Tiến hành (10’)
10’
3. Bệnh sốt rét ở nước ta
- Đọc thông tin + mục “Em có biết” trao đổi hoàn thành câu trả lời
+ Được đẩy lùi nhưng miền núi vẫn còn.
+ Diệt muỗi và vệ sinh môi trường.
+ Miền núi cây cối rậm rạp, nhiều đầm lầy à môi trường cho muỗi sống.
- Nghe , hiểu bài.
*Tích hợp giáo dục môi trường 
-Trước cách mạng tháng 8 bệnh sốt rét gây tác hại trầm trọng, hiện nay bệnh này đang dần dần được đẩy lùi.
-Bệnh được lan truyền qua muỗi anophen à giữ vệ sinh môi trường,vệ sinh cá nhân & diệt muỗi.
Giáo dục học sinh biết ý thức bảo vệ mơi trường sống sạch sẽ để phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết-
+Thông tin đại chúng tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét, phun thuốc diệt muỗi, dùng thuốc diệt muỗi nhúng mùng miễn phí, phát thuốc cho người bệnh
+ GD: ăn chín - uống sôi à phòng bệnh kiết lỵ
Gọi 1HS đọc tóm tắt bài.
.Y/c HS đọc thông tin mục 3& những hiểu biết,trả lời câu hỏi:” tình trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay như thế nào?
Làm thế nào để phòng chống bệnh sốt rét?
Tại sao ng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc