Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ(châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng.
- Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
3. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới ĐV
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Năng lực sử dụng các công cụ thực hành sinh học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Mẫu: con châu chấu. Mô hình châu chấu
- Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Dạy học nêu vấn đề, trực quan
Thảo luận nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
- ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra bài cũ (5’)
-Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của nhện?
Ngày soạn: 24/11/2020 Ngày dạy: 01/12/2020 LỚP SÂU BỌ TIẾT 27: BÀI 26: CHÂU CHẤU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ - Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ(châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng. - Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. 3. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới ĐV - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Năng lực sử dụng các công cụ thực hành sinh học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Mẫu: con châu chấu. Mô hình châu chấu - Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu. III. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học nêu vấn đề, trực quan Thảo luận nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC - ổn định lớp (1’) - Kiểm tra bài cũ (5’) -Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của nhện? Đáp án Đầu – ngực - Đôi kìm có tuyến độc. - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông - 4 đôi chân bò - Bắt mồi và tự vệ - Cảm giác về khứu giác, xúc giác - Di chuyển chăng lưới Bụng - Đôi khe thở - 1 lỗ sinh dục - Các núm tuyến tơ - Hô hấp - Sinh sản - Sinh ra tơ nhện -Câu 2:Vai trò của lớp hình nhện? Đáp án Lớp hình nhện đa dạng, có tập tính phong phú. - Đa số có lợi, một số gây hại cho người, động vật và thực vật. 1. Khám phá Lớp sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống thực tiễn 2. Kết nối Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển (15’) Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu. - Trình bày được các đặc điểm cấu tạo liên quan đến sự di chuyển. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk, quan sát hình 26.1 và trả lời câu hỏi: - Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? - Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu? - GV yêu cầu HS quan sát con châu chấu (hoặc mô hình), nhận biết các bộ phận ở trên mẫu (hoặc mô hình). - Gọi HS mô tả các bộ phận trên mẫu (mô hình) - GV cho HS tiếp tục thảo luận: + So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao? - GV chốt lại kiến thức. - GV đưa thêm thông tin về châu chấu di cư. - HS quan sát kĩ hình 26.1 SGK trang 86, nêu được; + Cơ thể gồm 3 phần: Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh Bụng: Có các đôi lỗ thở - HS đối chiếu mẫu với hình 26.1, xác định vị trí các bộ phận trên mẫu. - 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. + Linh hoạt hơn vì chúng có thể bò, nhảy hoặc bay. Kết luận: - Cơ thể gồm 3 phần: + Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng. + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh + Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở. - Di chuyển: Bò, nhảy, bay. Hoạt động 2: Cấu tạo trong (HS tự nghiên cứu) Hoạt động 3: Dinh dưỡng - Thức ăn của châu chấu là gì? - Thức ăn được tiêu hoá như thế nào? - Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng? - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - Chồi và lá cây - thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều,được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ,rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - 1 vài HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Châu chấu ăn chồi và lá cây. - Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng. Hoạt động 4: Sinh sản và phát triển (10’) - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk và trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu? - Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần? - HS đọc thông tin ở SGK trang 87 và tìm câu trả lời. + Châu chấu đẻ trứng dưới đất. + Châu chấu phải lột xác để lớn lên vì vỏ cơ thể là vỏ kitin. Kết luận: - Châu chấu phân tính. - Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất. Phát triển qua biến thái. 3.Thực hành /luyện tập(3’) 1.Những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu trong các đặc điểm sau: a. Cơ thể có 2 phần đầu ngực và bụng. b. Cơ thể có 3 phần đầu, ngực và bụng c. Có vỏ kitin bao bọc cơ thể d. Đầu có 1 đôi râu e. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh g. Con non phát triển qua nhiều lần lột xác. 2.Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào ? 4.Vận dụng (1’) ? Tác hại của châu chấu đối với nông nghiệp ở địa phương em? 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết “. - Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ. - Kẻ bảng trang 91 vào vở. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_27_bai_26_chau_chau_nam_hoc_2020.doc