Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu, chỉ ra các đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn; đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và bay lượn. Liệt kê được các bộ thường gặp trong lớp Chim và đại diện của chúng.

- Củng cố, mở rộng bài học thông qua tìm hiểu về đời sống, tập tính của Chim.

- Trình bày báo cáo thực hành theo đúng yêu cầu

- Yêu thiên nhiên. Chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập bộ môn.

* Tích hợp: Có ý thức bảo vệ các loài chim có ích

 2. Năng lực

 Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu , máy chiếu, băng hình

 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2 tr135-136 SGK

2. Học sinh: - Kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập

 

doc 9 trang sontrang 3850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/01/2021
TIẾT 41,42,43,44. CHỦ ĐỀ: LỚP CHIM
( Thời lượng: 2 tiết, gồm các bài: 41,44,45)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu, chỉ ra các đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn; đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và bay lượn. Liệt kê được các bộ thường gặp trong lớp Chim và đại diện của chúng.
- Củng cố, mở rộng bài học thông qua tìm hiểu về đời sống, tập tính của Chim.
- Trình bày báo cáo thực hành theo đúng yêu cầu
- Yêu thiên nhiên. Chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập bộ môn.
* Tích hợp: Có ý thức bảo vệ các loài chim có ích
 2. Năng lực
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu , máy chiếu, băng hình
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2 tr135-136 SGK
2. Học sinh: - Kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/Ổn định tổ chức.
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số )
7B
7B
7B
7B
2. Kiểm tra bài cũ:(Kiểm tra 15 phút )
 - Trình bày sự ra đời và nguyên nhân diệt vong của khủng long?
 - Trình bày đặc điểm chung của bò sát?
Trả lời: 
- Nguyên nhân sự ra đời của khủng long: do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù, bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ được gọi là thời đại của bò sát hoặc thời đại của khủng long.
- Nguyên nhân sự diệt vong của khủng long: Do cạch tranh thức ăn, nơi ở với chim và thú, ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.
- Đặc điểm chung của bò sát: 
+ Da khô, có vảy sừng. Cổ dài. Màng nhĩ nằm, trong hốc tai. Chi yếu có vuốt sắc.
+ Là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
3. Bài mới : 
3.1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học: Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về lớp Bò Sát- Động vật thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Tiết này chúng ta chuyển sang nghiên cứu một lớp động vật thích nghi với đời sống bay lượn đó là lớpChim. Vậy lớp chim có đặc điểm cấu tạo như thế nào giúp chúng thích nghi được. Nghiên cứu một đại diện- Chim bồ câu.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
3.2.1. I . Tìm hiểu về chim bồ câu.
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu. 
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh, nội dung 
1. Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Trình bày các đặc điểm về đời sống của chim bồ câu?
2. Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển
+ VĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài
 GV yêu cầu HS quan sát H41.1, H41.2, đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 1 trong SGK 
→nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu 
+ VĐ 2: Tìm hiểu di chuyển
- GV yêu cầu HS quan sát H41.3, H41.4, đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 2 trong SGK
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
1. Đời sống
- HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- Đời sống: + Sống trên cây bay giỏi 
 + Tập tính làm tổ 
 + Là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản: +Thụ tinh trong
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi 
+ Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều 
2. Cấu tạo ngoài và di chuyển
a. Cấu tạo ngoài
- Học sinh theo dõi yêu cầu.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 	
- HS tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK 
- HS quan sát, thảo luận 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
 - Các nhóm thảo luận tìm các đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay điền vào bảng 1
*Kết luận 
- Nội dung ghi như phiếu học tập: 
 b. Di chuyển
- HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
- Chim có 2 kiểu bay: 
+ Kiểu bay vỗ cánh: Cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
+ Kiểu bay lượn: Cánh đập chậm, không liên tục, bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió 
PHIẾU HỌC TẬP: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CHIM BỒ CÂU
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghÜa thÝch nghi
Thân: Hình thoi
Giảm sức cản của không khí khi bay 
Chi trước: Cánh chim
Quạt gió (động lực của sự bay, cản không khí khi hạ cánh 
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
Giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh 
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng 
Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Giữ nhiệt ,làm nhẹ cơ thể 
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Làm đầu chim nhẹ 
Cổ : Dài, khớp đầu với thân
Phát huy sức mạnh các giác quan ,bắt mồi rỉa lông 
3.2.1. II . Tìm hiểu về đa dạng và đặc điểm chung của Lớp chim .
a)Mục tiêu: 
- Các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
1: Tìm hiểu các nhóm chim
+ VĐ 1: Tìm hiểu nhóm chim chạy
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H44.1, 2,3 thảo luận:
 + Nêu đặc điểm cấu tạo của đà điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc?
 + Nêu đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội?
 + Nêu đặc điểm của nhóm chim bay ?
2: Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp chim
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Nêu đặc điểm chung của lớp chim? 
3: Tìm hiểu vai trò của lớp chim
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Nêu lợi ích và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người?
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
1. Các nhóm chim
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thảo luận nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
*Kết luận : 
a. Nhóm chim chạy
- Cánh ngắn, yếu, chân cao to, khỏe có 2 đến 3 ngón.
b. Nhóm chim bơi
 - Cánh dài, khỏe, có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chân có 4 nngón và có màng bơi
c. Nhóm chim bạy 
 - Cánh phát triển, chân có 4 ngón 
2. Đặc điểm chung
- Mình có lông vũ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Trứng có vỏ đá vôi, giầu noãn hoàng
- Là động vật hằng nhiệt 
3. Vai trò của chim
 a. Lợi ích:
+ ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm đồ trang trí, chăn đệm, làm cảnh
+ Huấn luyện săn mồi, du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng
b. Tác hại: ăn hạt, quả, là động vật trung gian truyền bệnh... 
3.2.1. III. Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
a) Mục tiêu: 
- HS củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim
- HS biết cách tóm tắt các nội dung đã xem trên băng hình
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 1: GV nêu yêu cầu của bài thực hành
- Theo nội dung trong băng hình
- Tóm tắt nội dung đã xem
- GV phân chia các nhóm thực hành
2: Xem băng hình
*GV giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem lần 1 toàn bộ băng hình HS theo dõi nắm được khái quát nội dung.
- GV cho HS xem lại đoạn băng với yêu cầu quan sát:
+ Cách di chuyển 
+ Cách kiếm ăn
+ Các giai đoạn trong quá trình sinh sản
- Thảo luận nội dung băng hình
- GV giành thời gian để các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập của nhóm 
-Tóm tắt những nội dung chính của băng hình ?
- Kể tên những động vật quan sát được? 
- Nêu những hình thức di chuyển của chim?
- Kể tên các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài? 
- Nêu những đặc điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái?
- Nêu tập tính sinh sản của chim? 
- Ngoài những đặc điểm có ở phiếu học tập em còn phát hiện những đặc điểm nào?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch
I/ Yêu cầu của bài thực hành
- HS nghe ghi nhớ yêu cầu của buổi thực hành .
II/ Xem băng hình
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS xem lần 1 toàn bộ băng hình
- HS theo dõi từng phần về sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của thú
- Thảo luận nội dung băng hình
 - HS dựa vào nội dung phiếu học tập trao đổi trong nhóm 
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
 *Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp 
* Kết luận : 
1. Sự di chuyển
 - Có nhiều hình thức di chuyển như kiểu bay đập cánh, kiểu bay lượn, hoặc di chuyển bằng cách leo trèo, đi và chạy, bơi 
 2. Kiếm ăn
 - Kiếm ăn vào ban ngày
 - Kiếm ăn vào ban đêm 
 3. Sinh sản
 -Tập tính: giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con
 * HS viết thu hoạch
 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 2. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?
A. Tuyến phao câu.
B. Tuyến mồ hôi dưới da.
C. Tuyến sữa.
D. Tuyến nước bọt.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?
A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?
A. Cánh đập liên tục.
B. Cánh dang rộng mà không đập.
C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 6. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giữ nhiệt.
B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
C. Làm cho đầu chim nhẹ.
D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 7. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Mỗi lứa chim bồ câu đẻ (1) , trứng chim được bao bọc bởi (2) .
A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai
D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
Câu 8. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 9. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
C. Cản không khí khi ấy.
D. Tăng diện tích khi bây.
Câu 10. Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?
A. Bồ câu. B. Mòng biển. C. Gà rừng. D. Vẹt
Câu 11: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim?
A. 4000 loài. B. 5700 loài.
C. 6500 loài. D. 9600 loài.
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy?
A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón.
B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.
C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng?
A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa.
B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.
C. Cánh dài, phủ lông mềm mại.
D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cắt?
A. Mỏ khỏe, quặp, nhọn, sắc.
B. Cánh dài, khỏe.
C. Chân to, khỏe, có vuốt cong, sắc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?
A. Ngỗng Canada.
B. Đà điểu châu Phi.
C. Bồ nông châu Úc.
D. Chim ưng Peregrine.
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Gà?
A. Mỏ ngắn, khỏe.
B. Cánh ngắn, tròn.
C. Màng bơi rộng nối liền ba ngón trước.
D. Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, 
Câu 17: Động vật nào dưới đây không thuộc bộ Gà?
A. Vịt trời. B. Công. C. Trĩ sao. D. Gà rừng.
Câu 18: Lông của động vật nào dưới đây thường được dùng để làm chăn, đệm?
A. Đà điểu. B. Cốc đế. C. Vịt. D. Diều hâu.
Câu 19: Động vật nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?
A. Hoàng yến. B. Công. C. Cắt. D. Đà điểu.
Câu 20: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở tất cả cá loài chim?
 1. Bao phủ bằng lông vũ.
 2. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi.
 3. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
 4. Mỏ sừng.
 5. Chi trước biến đổi thành cánh.
Phương án đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
A
C
C
D
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
D
A
C
A
B
Câu
11
12
13
14
15
Đáp án
D
A
B
D
B
Câu
16
17
18
19
20
Đáp án
C
A
C
D
C
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người). Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).
 Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...
4/ Củng cố bài học 
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
- Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
- Vì sao chim bồ câu lại đẻ ít trứng?
- Dựa vào đâu mà chim bồ câu được coi là biểu tượng hạnh phúc và của hòa bình ? 
5/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà 
 - Học bài trả lời câu hỏi sgk 
 - Chuẩn bị bài mới
 KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Ngày 29 tháng 01 năm 2021
 Hoàng Quốc Huy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_41_den_44_nam_hoc_2020_2021.doc