Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Ôn tập phần động vật có xương sống - Nguyễn Ngọc Phương

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Ôn tập phần động vật có xương sống - Nguyễn Ngọc Phương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

a. Đạt chuẩn: : Củng cố lại những kieán thöùc hoïc sinh lónh hoäi trong chöông 6 (Lớp Lưỡng Cư, Lớp Bò Sát, Lớp Chim, Lớp Thú),

b. Trên chuẩn: Ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh

2. Kỹ năng:

a. Kĩ năng môn học: - Rèn kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

 - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề

 - Phát triển kỹ năng lập bảng so sánh, liệt kê  rút ra nhận xét.

b. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ: Giaùo duïc HS ý thức học tập ,coù loøng say meâ, yeâu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

-Dạy học nhóm

-Nêu và giải quyết vấn đề.

-Hỏi chuyên gia. - Vấn đáp.

-Trình bày 1 phút.

 

docx 8 trang bachkq715 7221
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Ôn tập phần động vật có xương sống - Nguyễn Ngọc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trường THCS La Ngà
Tổ Sinh – Hóa
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
Tuần 29 Tiết 56: 	ÔN TẬP 
 PHẦN ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
a. Đạt chuẩn: : Củng cố lại những kieán thöùc hoïc sinh lónh hoäi trong chöông 6 (Lớp Lưỡng Cư, Lớp Bò Sát, Lớp Chim, Lớp Thú),
b. Trên chuẩn: Ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh 
2. Kỹ năng: 
a. Kĩ năng môn học: - Rèn kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm. 
 - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề 
 - Phát triển kỹ năng lập bảng so sánh, liệt kê à rút ra nhận xét.
b. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ: Giaùo duïc HS ý thức học tập ,coù loøng say meâ, yeâu thích bộ môn. 
II. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Dạy học nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề.
-Hỏi chuyên gia. - Vấn đáp. 
-Trình bày 1 phút.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ ,hệ thống câu hỏi, phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức trong chương 6, hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
a. Mở bài: 	
GV: Chúng ta đã được học những lớp động vật nào thuộc ngành động vật có xương sống?
HS trả lời
GV: Lớp cá học ở học kỳ 1. Hôm nay, cô và các em sẽ tiến hành ôn tập những lớp động vật còn lại nhằm củng cố lại những kiến thức đã học về động vật có xương sống để chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa kì. 
b. Tiến hành các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
GV: Mỗi đại diện của từng lớp động vật có những cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống, chúng ta cùng làm bài tập sau.
Hãy lựa chọn các câu trả lời thích hợp để điền vào bảng 1
stt
Đại diện
Đời sống/ Môi trường sống
Đặc điểm cấu tạo ngoài
1
Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn yếu, có vuốt sắc.
2
Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối; chi có 5 ngón, chi sau có màng bơi; thở bằng phổi và qua lớp da ẩm; da tiết chất nhày; mắt có mi, tai có màng nhĩ.
3
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể; chi có vuốt, chi trước ngắn, chi sau dài khỏe; mũi thính có lông xúc giác nhạy bén; tai rất thính có vành tai lớn, dài, cử động được.
4
4. Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp; hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau. Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập
GV nhận xét, chỉnh sửa ( nếu có) 
I/. Hệ thống hóa kiến thức:
Đáp án
stt
Đại diện
Đời sống/ Môi trường sống
Đặc điểm cấu tạo ngoài
1
Thằn lằn bóng đuôi dài
Ở cạn
Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn yếu, có vuốt sắc.
2
Ếch đồng
Vừa ở nước vừa ở cạn
Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối; chi có 5 ngón, chi sau có màng bơi; thở bằng phổi và qua lớp da ẩm; da tiết chất nhày; mắt có mi, tai có màng nhĩ.
3
Thỏ
Lẩn trốn kẻ thù
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể; chi có vuốt, chi trước ngắn, chi sau dài khỏe; mũi thính có lông xúc giác nhạy bén; tai rất thính có vành tai lớn, dài, cử động được.
4
Chim bồ câu
Bay
4. Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp; hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau. Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
GV: Các em về nhà đã ôn tập các nội dung về cấu tạo trong của các lớp động vật. Vậy các nhóm sẽ bốc thăm lựa chọn lớp động vật để nhóm mình trình bày.
GV cho các nhóm bốc thăm lựa chọn lớp động vật để thảo luận hoàn thành phiếu học tập. 
Yêu cầu: Các nhóm bốc thăm lựa chọn lớp động vật, chuẩn bị 5 phút
Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập sau: Bảng 2
Lớp động vật
Các hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
Các nhóm bốc thăm và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV
Đại diện từng nhóm lên báo cáo phần thảo luận của nhóm mình.
GV nhận xét, kết luận
GV: Từ các kiến thức vừa ôn tập, cô có các thông tin sau, các em hãy lựa chọn tên lớp động vật tương ứng để điền vào sao cho phù hợp
HS điền tên các lớp động vật tương ứng với các thông tin .
GV: Đây là đặc điểm chung của từng lớp động vật.
GV: Các lớp động vật CXS chúng ta đã học, lớp động vật nào tiến hóa nhất ?
HS trả lời
GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập
Hãy chọn những đặc điểm dưới đây, những đặc điểm nào chứng tỏ thú là động vật tiến hóa nhất trong các lớp động vật đã học:
1. Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
3. Là động vật hằng nhiệt
4. Đẻ trứng
5. Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
6. Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ.
7. Có răng lớn, nhọn, sắc, hàm rất dài
8. Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
9. Thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất
 Đáp án: 1,2,3,5,6,8,9.
 Lớp lưỡng cư: thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: 
Da trần và ẩm ướt
Di chuyển bằng 4 chi
Hô hấp bằng phổi và da
Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
Là động vật biến nhiệt
Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
Lớp bò sát: thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
Da khô, có vẩy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
Chi yếu có vuốt sắc
Phổi có nhiều vách ngăn
Tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha
Là động vật biến nhiệt
Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
Lớp chim: thích nghi cao với sự bay lượn:
Mình có lông vũ bao phủ
Chi trước biến đổi thành cánh
Có mỏ sừng
Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Là động vật hằng nhiệt
Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
Lớp thú: có tổ chức cao nhất:
Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
Tim 4 ngăn
Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
Là động vật hằng nhiệt
Đáp án
Lớp động vật
Các hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Lưỡng cư
Bộ xương
Cột sống ngắn, không có x.sườn, 1 đốt sống cổ
Tiêu hóa
Ống tiêu hóa phân hóa rõ
Tuần hoàn
tim 3 ngăn, máu pha nuôi cơ thể
Hô hấp
Bằng phổi và da
Bài tiết
Thận giữa
Sinh dục
Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
Thần kinh
Não trước, thùy thị giác phát triển, tiểu não kém phát triển
Bò sát
Bộ xương
Cột sống dài, nhiều x.sườn, xuất hiện lồng ngực, 8 đốt sống cổ
Tiêu hóa
Ống tiêu hóa phân hóa rõ hơn, ruột già hấp thụ nước
Tuần hoàn
 tâm thất có vách hụt, máu ít pha nuôi cơ thể
Hô hấp
Thở bằng phổi
Bài tiết
Thận sau
Sinh dục
Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi, giàu noãn hoàng
Thần kinh
Não trước và tiểu não phát triển
Chim
Bộ xương
X. mỏ ác có mấu lưỡi hái lớn, nhiều đốt sống cổ
Tiêu hóa
 có thêm diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ
Tuần hoàn
tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hô hấp
Bằng phổi và hệ thống túi khí
Bài tiết
Thận sau
Sinh dục
Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ
Thần kinh
Não trước, não giữa, não sau phát triển
Thú
Bộ xương
Có 7 đốt sống cổ
Tiêu hóa
Có bộ răng phân hóa
Tuần hoàn
tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hô hấp
Bằng phổi, cơ hoành tham gia vào hô hấp
Bài tiết
Thận sau có cấu tạo hoàn thiện
Sinh dục
Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
Thần kinh
Bán cầu não và tiểu não phát triển
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Lưỡng cư được phân thành các bộ là
 A. Bộ lưỡng cư không đuôi và bộ lưỡng cư không chân
 B. Bộ lưỡng cư không đuôi và bộ lưỡng cư có đuôi
 C. Bộ lưỡng cư không chân và bộ lưỡng cư có chân
 D. Bộ lưỡng cư có đuôi, bộ lưỡng cư không đuôi và bộ lưỡng cư không chân.
 2. Vịt trời được xếp vào nhóm:
A. Nhóm chim chạy	 B. Nhóm chim bay	 
C. Nhóm chim bơi D. Cả a,b,c đều sai
3. Hiện nay bò sát được xếp thành: 
 A. 2 bộ B. 3 bộ C. 4 bộ D. 5 bộ
4. Cách di chuyển của cá voi là
A. Đi trên cạn và bơi trong nước 
B. Bơi uốn mình theo chiều dọc
C. Bơi uốn mình theo chiều ngang 
D. Nhảy bằng 2 chi sau
5. Cấu tạo răng của bộ ăn thịt là:
 A. Răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn, dài, nhọn; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.
 B. Gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm; đều có mấu nhọn
 C. Răng cửa lớn, sắc; thiếu răng nanh; răng hàm kiểu nghiền.
 D. Răng cửa và răng nanh nhọn; răng hàm rộng.
6. Một đại diện của bộ guốc lẻ, chân có 3 ngón, sống đơn độc, có sừng:
 A. Trâu B. Ngựa C. Tê giác D. Lợn rừng
II. Chọn các đáp án đúng trong các câu sau:
 7. Vì sao Thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng lại được xếp vào lớp Thú ?
Vì chúng có mỏ giống vịt	 
B. Vì chúng có bộ lông mao
C. Vì chúng có tuyến sữa 
D. Vì chúng sống vừa ở cạn vừa ở nước
 8. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
A. Vì đa số chim ăn sâu bọ vào ban ngày 
B. Vì đa số chim ăn sâu bọ vào ban đêm.	 
C. Vì đa số Lưỡng cư ăn sâu bọ vào ban đêm.	 
D.Cả A,B,C.
GV đưa các câu hỏi ôn tập
III. Câu hỏi tự luận: 
Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
So sánh điểm khác nhau của hệ tiêu hóa ở chim bồ câu và thằn lằn.
Trình bày những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Chủ nhật vừa qua, Nam được đi thăm quan Thảo cầm viên ở TP HCM. Ở đó Nam thấy được rất nhiều các động vật được nuôi nhốt. Nào là hươu cao cổ, ngựa vằn, hà mã,lợn rừng, sư tử, lạc đà, ngựa, mèo rừng, .... Bạn hãy sắp xếp những động vật trên thuộc lớp thú vào 2 nhóm: thú guốc chẵn và thú guốc lẻ.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 1 số câu hỏi
Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung.
Đáp án
Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng như các ĐVCXS đẻ trứng. Phôi được phát triển an toàn trong bụng mẹ và có điều kiện sống thích hợp. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Vì ếch còn hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô ếch sẽ chết.
Điểm khác nhau của hệ tiêu hóa ở chim bồ câu và thằn lằn là ống tiêu hóa có thêm diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ.
Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn là:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn
- Tâm thất có vách hụt, máu nuôi cơ thể ít bị pha trộn
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển
5. – Bộ guốc chẵn: Lợn rừng, hà mã, hươu cao cổ.
 - Bộ guốc lẻ: ngựa vằn, lạc đà, ngựa.
Câu hỏi ôn tập
4. Kiểm tra- đánh giá 
5. Hướng dẫn về nhà 
	Ôn lại kiến thức về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong,đặc điểm chung,vai trò các lớp của ngành ĐVCXS để tiết sau kiểm tra
Phú Ngọc, ngày 17 tháng 03 năm 2018
	Duyệt của BGH	Người thực hiện
	 Nguyễn Ngọc Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_56_on_tap_phan_dong_vat_co_xuong.docx