Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp sâu bọ
I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Tên chủ đề: Lớp sâu bọ
II. Xây dựng nội dung bài học
Bài 26: Châu chấu
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
III. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chấu chấu liên quan đến sự di chuyển.
- Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của lớp sâu bọ.
- Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ và các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của ngành, liên hệ với các loài có địa phương.
- Thông qua băng hình phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù để thích nghi cao với môi trường sống.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tóm tắt nội dung đã xem về tập tính của lớp sâu bọ.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh hình, mẫu vật, băng hình để tìm hiểu tập tính của sâu bọ.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
4. Năng lực được hình thành
4.1. Các năng lực chung
4.1.1. Năng lực tự học
- Học sinh phải xác định được mục tiêu của chủ đề, tự đặt ra kế hoạch học tập để nỗ lực thực hiện; lập và thực hiện kế hoạch học tập:
4.1.2 Năng lực giải quyết vấn đề
- HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Trong tình hình thực tế ở các địa phương có nhiều nhà máy hóa chất, xí nghiệp, khu vực khai thác vật liệu xây dựng nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến tập tính và sự đa dạng của lớp sâu bọ. Vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó?
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet,
- HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không ?
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Khối lớp (đối tượng):7 Số tiết: CHỦ ĐỀ: LỚP SÂU BỌ Thời lượng thực hiện: 3 tiết I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Tên chủ đề: Lớp sâu bọ II. Xây dựng nội dung bài học Bài 26: Châu chấu Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ III. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức - Trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chấu chấu liên quan đến sự di chuyển. - Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của lớp sâu bọ. - Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. - Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ và các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của ngành, liên hệ với các loài có địa phương.. - Thông qua băng hình phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù để thích nghi cao với môi trường sống. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tóm tắt nội dung đã xem về tập tính của lớp sâu bọ. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh hình, mẫu vật, băng hình để tìm hiểu tập tính của sâu bọ. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. - Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. 4. Năng lực được hình thành 4.1. Các năng lực chung 4.1.1. Năng lực tự học - Học sinh phải xác định được mục tiêu của chủ đề, tự đặt ra kế hoạch học tập để nỗ lực thực hiện; lập và thực hiện kế hoạch học tập: 4.1.2 Năng lực giải quyết vấn đề - HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Trong tình hình thực tế ở các địa phương có nhiều nhà máy hóa chất, xí nghiệp, khu vực khai thác vật liệu xây dựng nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến tập tính và sự đa dạng của lớp sâu bọ. Vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó? - Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet, - HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không ? 4.1.3. Năng lực tư duy sáng tạo - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập: - Đề xuất được ý tưởng - Các kĩ năng tư duy 4.1.4. Năng lực tự quản lý - Quản lí bản thân: Nhận thức được vai trò quan trọng của lớp sâu bọ để bảo vệ các loài có lợi. - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập 4.1.5. Năng lực giao tiếp - Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp 4.1.6. Năng lực hợp tác - Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm 4.1.7. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) Khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin từ Internet về vấn đề bảo vệ động vật có ích. 4.1.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ - NL sử dụng Tiếng Việt, Tiếng Anh trong quá trình nghiên cứu tài liệu NL sử dụng Tiếng Việt:... Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề. 4.2. Các năng lực chuyên biệt 4.2.1. Các kỹ năng khoa học - Quan sát, mô tả, liệt kê, xác định vị trí: tranh ảnh, mô hình, video để xác định được cấu tạo, tập tính và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. - Phân loại, phân nhóm: Phân loại và phân nhóm được các loài động vật được xếp vào lớp sâu bọ. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa cấu tạo - chức năng các cơ quan của các đại diện lớp sâu bọ. - Tiên đoán: Khi các loài sâu bọ có lợi không được bảo vệ sẽ gây ra hậu quả gì; Khi điều kiện môi trường thay đổi thì các loài sâu bọ nói riêng và động vật nói chung có sự thay đổi như thế nào? Tuyên truyền tốt về vấn đề BVMT để bảo vệ sự đa dạng của động vật. - Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, sơ đồ, ảnh chụp ) ...về cấu tạo, hoạt động, tập tính của sâu bọ. - Hình thành giả thuyết khoa học: BVMT, 4.3. Các kĩ năng sinh học cơ bản: - Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý động vật - Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học - Các phương pháp phân loại III. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu chủ đề Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục) NHẬN BIẾT ( Mô tả yêu cầu cần đạt) THÔNG HIỂU ( Mô tả yêu cầu cần đạt) VẬN DỤNG THẤP ( Mô tả yêu cầu cần đạt) VẬN DỤNG CAO ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ Kiến thức - Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ( Châu chấu). Nêu được các hoạt động của sâu bọ. - Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. - Mô tả được hình thái cấu tạo và hoạt động của một đại diện (Châu chấu). - Nêu sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp Sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một vài đại diện khác như: dế mèn, họ hung, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận - Nêu được vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người. 1.2 Kĩ năng - Quan sát mô hình châu chấu. - Quan sát tranh ảnh, video về tập tính của sâu bọ. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình. - Vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm. - Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK. - Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói trước tổ, lớp. 1.3 Thái độ - Vận dụng kiến thức về chủ đề sâu bọ vào thực tiễn bảo vệ sự đa dạng của sâu bọ và gây nuôi một số loại sâu bọ có giá trị kinh tế, sử dụng các đại diện có ích làm thực phẩm, xuất khẩu . - Trình bày đươc các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu: các phần cơ thể. - Trình bày được các kiểu di chuyển. - Trình bày cấu tạo trong của Châu chấu. - Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. - Trình bày hoạt động sinh lí: sinh dưỡng, sinh sản và phát triển. - Trình bày được khái niệm của lớp Sâu bọ: căn cứ vào sự phân chia các phần cơ thể, số lượng chân bò, cơ quan hô hấp. - Trình bày đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. -Trình bày được đặc điểm cấu tạo qua các đại diện. - Mô tả được tính đa dạng của sâu bọ. - Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đời sống con người. - Chú thích được vào sơ đồ cấu tạo trong của châu chấu. - Phân biệt được lớp sâu bọ với các lớp khác trong ngành Chân khớp. - Phân biệt được một số đại diện trong lớp Sâu bọ. - Chứng minh được sự phù hợp giữa cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường sống. - Tại sao chấu chấu di chuyển linh hoạt hơn các loài sâu bị khác. -Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên. - Vẽ sơ đồ và chú thích cấu tạo trong của châu chấu. - Giải thích tại sao trong quá trình lớn lên, châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành. IV. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực STT Mức độ nhận biết 1 Cơ thể tôm châu chấu: Ba phần: Đầu, ngực, bụng Một phần Hai phần: Phần đầu và ngực gắn liến, phần bụng 2 Phần phân gồm: 5 đôi chân, 2 đôi cánh 3 đôi chân, 2 đôi cánh 3 đôi chân, 1 đôi cánh 3 Châu chấu được xếp vào ngành chân khớp vì: A. Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng. B . Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau. C. Thở bằng mang. 4 Hình thức di chuyển của Châu chấu A. Bơi B. Bay C. Nhảy D. Cả B và C. 5 Châu chấu thuộc lớp Sâu bọ vì: A. Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp. B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. C. Phát triển qua biến thái hoàn toàn. 6 Trình bày vai trò của lớp Giáp xác trong tự nhiên và đời sống con người. 7 Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài? 8 Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ? 9 Nêu các cách tự vệ, tấn công của sâu bọ? 10 Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? 11 Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu 12 Châu chấu có những hệ cơ quan nào? 13 Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? 14 Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá? 15 Hệ thần kinh có đặc điểm gì ? 16 Châu chấu có phàm ăn không ? Thức ăn của châu chấu là gì ?Thức ăn được tiêu hóa như thế nào ? 17 Châu chấu có những hệ cơ quan nào? 18 Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá? 19 Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu? Mức độ thông hiểu 20 Chú thích vào sơ đồ cấu tạo trong của Châu chấu? 21 Châu chấu có một số đại diện nào? Phân biệt đặc điểm của các đại diện đó? Cho ví dụ cụ thể. 22 Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? 23 Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi? 24 Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng ? 25 Em hãy cho biết sự đa dạng của lớp sâu bọ được thể hiện qua những đặc điểm nào ? 26 Hãy chọ những từ thích hợp trong số các từ sau : a- ruột tịt, b – diều, c- cơ quan miệng, d – dạ dày cơ, e – phập phồng, f – lỗ thở để điền vào ô trống : Nhờ (1) khỏe, sắc, châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở (2) , được nghiền nhỏ ở (3) , rồi tiêu hóa nhờ enzim do (4) tiết ra. Khi chấu chấu sống, bụng chúng luôn (5) , đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua (6) ở mặt bụng. Mức độ vận dụng thấp 27 Em hãy cho biết đặc điểm trên đặc điểm nào phân biệt lớp sâu bọ với các Chân khớp khác ? 28 Chứng minh được sự phù hợp giữa cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường sống của châu chấu? 29 So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao? Mức độ vận dụng cao 30 Vẽ sơ đồ và chú thích cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chấu chấu. 31 Giải thích tại sao trong quá trình lớn lên, châu chấu non phải lột xác 32 Để bảo vệ mùa màngđang canh tác, phải diệt sâu non hay diệt bướm?Vì sao? 33 Lớp sâu bọ có rất nhiều lợi ích đối với thiên nhiên và đời sống con người vậy em có những biện pháp nào để chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? 34 Địa phương em đã áp dụng những biện pháp nào để chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ? V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên - GA + SGK + SGV. - Mẫu: con châu chấu - Mô hình châu chấu - Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu. 2. Học sinh - Vở ghi + SGK + ĐDHT - Mẫu: con châu chấu - Vẽ H 26.1 – 27.7 ( Trừ hình 26.4 – sgk) 3. Trực quan - Dạy học nhóm - Vấn đáp – tìm tòi. VI. Tiến trình dạy học chủ đề: 1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận của nhện. A. Hoạt động khởi động: (1’) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS khi nghiên cứu vào bài mới. Gv kiểm tra sự chuẩn bị mẫu của học sinh. * Định hướng: Lớp sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành Chân khớp. Châu chấu có cấu tạo tiêu biểu, dễ gặp ngoài thiên nhiên lại có kích thước lớn, dễ quan sát, nên từ lâu được chọn làm đại diện cho lớp Sâu bọ. Vậy Châu chấu có cấu tạo và hoạt động sống như thế nào? Chúng ta cúng đi tìm hiểu trong nội dung bài mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức Nội dung 1. CHÂU CHẤU Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển - Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo liên quan đến sự di chuyển. - Thời gian: 12 phút - Đồ dùng: Tranh hình 26.1 ( SGK) + Mô hình + Mẫu vật ( con Châu chấu). Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 26.1 + mô hình và mẫu vật, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? ?Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu? - GV yêu cầu HS quan sát con châu chấu (hoặc mô hình), nhận biết các bộ phận ở trên mẫu (hoặc mô hình). - Gọi HS mô tả các bộ phận trên mẫu (mô hình). - GV : Đặc điểm thở bằng ống khí còn gọi là đặc điểm để nhận biết sâu bọ ở trong thiên nhiên. - GV cho HS tiếp tục thảo luận: ? So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao? +Linh hoạt hơn vì chúng nhờ đôi càng( do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó, chau chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác, vùng này sang vùng khác. => Chúng có thể bò, nhảy hoặc bay. - HS thảo luận, chia sẻ và chốt kiến thức. - GV nhận xét, củng cố. - GV đưa thêm thông tin về châu chấu di cư. I. Cấu tạo ngoài và di chuyển - Cơ thể gồm 3 phần rõ rệt: + Đầu: Có 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng. + Ngực: Có 3 đôi chân, 2 đôi cánh. + Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở( thở bằng ống khí). - Di chuyển: Bò, nhảy, bay. Bảng kiến thức Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng Điểm Phần đầu - ngực Đôi kìm có tuyến độc. Bắt mồi và tự vệ. 1,5 Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông). Cảm giác về khứu giác xúc giác. 1,5 4 đôi chân bò. Di chuyển và chăng lưới. 1,5 Phần bụng Phía trước là đôi khe thở. Hô hấp. 1,5 Ơ giữa là một lỗ sinh dục. Sinh sản. 1,5 Phía sau là các núm tuyến tơ. Sinh ra tơ nhện. 1,5 Hoạt động 2: Dinh dưỡng sinh sản và phát triển - Mục tiêu : HS nêu được cách sinh sản và phát triển của Châu Chấu. - Thời gian : 12 phút - Cách tiến hành : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk kết hợp với thực tế quan sát trong thiên nhiên để giải thích các hoạt động dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu, trả lời câu hỏi: ? Châu chấu có phàm ăn không ? Thức ăn của châu chấu là gì ?Thức ăn được tiêu hóa như thế nào ? -Cấu tạo cơ quan miệng của châu chấu với hàm trên và hàm dưới sắc, khỏe, chúng rất phàm ăn và thuộc loại ăn sâu bọ, ăn thực vật, nhất là ăn lá, chồi non và ngọn cây. * Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng ? - HS trả lời : - Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin và sự hiểu biết để trả lời câu hỏi : ? Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu? - Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành? - Vì lớp vỏ cuticun của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non mới lớn lên một cách nhanh chóng. - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi , đại diện HS chia sẻ - HS chốt kiến thức - GV nhận xét và củng cố. III. Sinh sản và phát triển 1..Dinh dưỡng - Châu chấu ăn chồi và lá cây. - Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng. 2. Sinh sản - Châu chấu phân tính : + Tuyến SD dạng chùm. + Tuyến phụ SD dạng ống - Châu chấu đẻ trứng dưới đất. - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn : Trứng -> châu chấu non (khác bố mẹ), chưa có cánh -> lột xác để lớn lên (vỏ cơ thể là vỏ kitin.) -> châu chấu trưởng thành. Nội dung 2. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện sâu bọ - Mục tiêu: HS biết được đặc điểm một số sâu bọ thường gặp. Qua các đại diện thấy được sự đa dạng của lớp sâu bọ. - Thời gian: 18 phút - Đồ dùng: H 27.2 đến H 27.7 + Phiếu học tập - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ?Kể tên một số đại diện thuộc lớp sâu bọ? - HS tự trả lời : - GV chiếu từ hình 27.1 đến 27.7 SGK yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin dưới hình kết hợp với sự hiểu biết của bản thân và thảo luận nhóm lớn 5 phút hoàn thành phiếu học tập: Bảng 1 : Đặc điểm của một số đại diện lớp sâu bọ stt Một số đại diện Đặc điểm 1 Bọ ngựa 2 Ve sầu 3 Mọt hại gỗ 4 Chuồn chuồn 5 Bướm cải 6 Ong mật 7 Ruồi, muỗi - HS làm việc độc lập với tranh hình -> thảo luận nhóm lớn hoàn thành bảng 1 : - GV gợi ý giúp đỡ các nhóm yếu. - Đại diện 1 nhóm lên bảng treo đáp án và chia sẻ. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét sự hoạt động của các nhóm, chữa bài( treo bảng chuẩn nếu cần) và yêu cầu các nhóm dựa vào bảng chuẩn tự chấm điểm -> thông báo cho GV kết quả làm việc của nhóm. IV. Một số đại diện sâu bọ khác 1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính. - Nội dung bảng 1 Bảng 1 : Đặc điểm của một số đại diện lớp sâu bọ STT Một số đại diện Đặc điểm 1 Bọ ngựa Ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. 2 Ve sầu Đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ăn rễ cây, ve đực kêu vào mùa hạ. 3 Mọt hại gỗ Đục ruỗng đồ gỗ, biến thái hoàn toàn. 4 Chuồn chuồn Ấu trùng ở nước, trưởng thành lên cạn. Biến thái không hoàn toàn. 5 Bướm cải Biến thái hoàn toàn, sâu ăn lá non. 6 Ong mật Lấy phấn, lấy mật -> thụ phấn cho hoa. 7 Ruồi, muỗi Là động vật trung gian truyền nhiều bệnh ? Qua nội dung bảng 1 Em hãy cho biết sự đa dạng của lớp sâu bọ được thể hiện qua những đặc điểm nào ? - HS trả lời được : đa dạng về số lượng, lối sống và tập tính. - GV giảng giải thêm về các đặc điểm trên + Đa dạng về cấu tạo, số lượng loài ( khoảng gần 1 triệu loài) + Đa dạng về lối sống : Kí sinh, tư do + Đa dạng về tập tính : bắt mồi, chăm sóc con cái, xây tổ, phân đàn, thông tin đặc biệt có đời sống ‘‘xã hội’’ GV : Ngoài những đặc điểm đa dạng trên thì lớp sâu bọ còn đa dạng về môi trường sống. - GV điều khiển HS trao đổi cả lớp. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 - GV treo bảng kẻ sẵn yêu cầu HS lên bảng điền. - Đại diện 1 nhóm HS lên điền và trình bày chia sẻ với lớp -> HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án - GV : Sâu bọ sống ở khắp nơi trên trái đất, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau. - GV yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ qua phần 1 và 2. - Sâu bọ rất đa dạng về: + Số lượng loài lớn. + Cấu tạo + Có lối sống, môi trường sống và tập tính đa dạng, phong phú thích nghi với điều kiện sống. - GV chốt lại kiến thức. 2. Nhận diện một số đại diện và môi trường sống - Nội dung bảng 2 Bảng 2 : Sự đa dạng về môi trường sống STT Các môi trường sống Một số sâu bọ đai diện 1 Ở nước Trên mặt nước Bò vẽ Trong nước Áu trùng chuồn chuồn, bọ gậy. 2 Ở cạn Dưới đất Ấu trùng ve sầu, dế trũi Trên mặt đất Dế mèn, bọ hung Trên cây cối Bọ ngựa Trên không Chuồn chuồn, bướm 3 Kí sinh Ở cây cối Bọ rầy Ở động vật Chấy, rận Hoạt động 2: Đặc điểm chung của sâu bọ ( 7’) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ. - Thời gian: 17 phút - Đồ dùng: Phiếu học tập - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV : Chúng ta thấy lớp sâu bọ rất đa dạng và phong phú. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được các loài động vật để xếp chúng vào lớp sâu bọ và chúng có vai trò gì ? - GV chiếu nội dung phiếu học tập, yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận cặp đôi 2 phút, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ. - HS dựa vào các đặc điểm đã học để lựa chọn đáp án đúng 3,4,5. - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung bài tập rút ra đặc điểm chung của lớp sâu bọ ? Trong 3 đặc điểm trên đặc điểm nào phân biệt lớp sâu bọ với các Chân khớp khác ? - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh. GV nhấn mạnh : các loài động vật thuộc lớp sâu bọ đều phát triển qua biến thái. Ví dụ : Loài bướm, châu chấu phát triển qua biến thái hoàn toàn ; loài phát triển qua biến thái không hoàn toàn. - GV yêu cầu HS lấy sách vở bài tập đọc thông tin và làm bài tập điền bảng 2 trang 92 SGK. - HS hoạt động độc lập hoàn thành bảng -> Đại diện 1 học sinh chia sẻ tại chỗ -> các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét hoạt động của HS ? Ngoài các vai trò trên, lớp sâu bọ còn có những vai trò gì? - HS có thể nêu thêm: VD: + Làm sạch môi trường: bọ hung + Làm hại các cây nông nghiệp. GV yêu cầu HS tự rút ra vai trò của lớp sâu bọ. V. Đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ 1. Đặc điểm chung của sâu bọ - Cơ thể gồm 3 phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng ống khí. 2. Vai trò thực tiễn của sâu bọ - Ích lợi: + Làm thuốc chữa bệnh + Làm thực phẩm + Thụ phấn cho cây trồng + Làm thức ăn cho động vật khác. + Diệt các sâu bọ có hại + Làm sạch môi trường - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh + Gây hại cho cây trồng + Làm hại cho sản xuất nông nghiệp. + Gây hại cho các công trình bằng gỗ. Bảng 3: Vai trò thực tiễn của sâu bọ STT Các đại diện V.trò thực tiễn Ong mật Tằm Ruồi Muỗi Ong mắt đỏ Bướm Kiến Dế 1 Làm thuốc chữa bệnh x x x 2 Làm thực phẩm x x 3 Thụ phấn cây trồng x x x 4 Thức ăn cho ĐV khác x 5 Diệt các sâu hại x 6 Hại hạt ngũ cốc x 7 Truyền bệnh x x * Lớp sâu bọ có rất nhiều lợi ích đối với thiên nhiên và đời sống con người vậy em có những biện pháp nào để chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? -Bảo vệ sâu bọ có lợi và tiêu diệt sâu bọ có hại. - Sử dụng một số biện pháp phòng dịch: + Biện pháp sinh học + Biện pháp hóa học + Biện pháp cơ học, lí học +Biện pháp canh tác ? Vậy địa phương em đã áp dụng những biện pháp nào? -HS trả lời * Để bảo vệ mùa màngđang canh tác, phải diệt sâu non hay diệt bướm?Vì sao? - Sâu non vì giao đoạn phá hoại là giai đoạn sâu non còn diệt bướm là phòn trừ cho vụ mùa sau. - GV chốt lại toàn bộ nội dung của bài bằng sơ đồ tư duy Nội dung 3. XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ - Kẻ phiếu học tập vào vở: Tên động vật quan sát được Môi trường sống Các tập tính Tự vệ Tấn công Dự trữ thức ăn Cộng sinh Sống thành xã hội Chăm sóc thế hệ sau 1 2 ... Hoạt động 1: Giới thiệu Mục tiêu: HS nêu được mục tiêu của bài - Thời gian: 4 phút - Đồ dùng: Máy chiếu - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành: + Theo dõi nội dung băng hình. + Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ + Có thái độ nghêm túc trong giờ học. - Giáo viên phân chia các nhóm thực hành - HS: Nghe và ghi nhớ. VI. Giới thiệu Hoạt động 2. Học sinh xem băng hình ( 18’) Mục tiêu: HS quan sát được những nội dung yêu cầu. - Thời gian: 18 phút - Đồ dùng: Máy chiếu, tranh ảnh, video về các tập tính của các đại diện lớp Sâu bọ - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giáo viên cho HS xem băng lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình. -HS: Các nhóm tập trung theo dõi băng hình quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó. - Giáo viên cho HS xem lại đoạn băng hình với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ. + Tìm kiếm, cất giữ thức ăn. + Sinh sản + Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ. -HS: Với những đoạn khó hiểu HS có thể trao đổi trong nhóm hoặc yêu cầu GV chiếu lại. VII. HS Xem băng hình Hoạt động 3. Thảo luận nội dung băng hình Mục tiêu: HS phân tích được những nội dung đã quan sát. - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng: Máy chiếu - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giáo viên dành thời gian để các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm. - HS dựa vào nội dung phiếu học tập, trao đổi nhóm, tìm câu trả lời. - Giáo viên cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những sâu bọ quan sát được? + Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài? + Nêu các cách tự vệ, tấn công của sâu bọ? + Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ? + Ngoài những tập tính có ở phiếu học tập em còn phát hiện thêm những tập tính nào khác ở sâu bọ? - GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi, sửa chữa. III. Thảo luận nội dung băng hình Hoạt động 4. Thu hoạch ( 4’) Mục tiêu: HS báo cáo được kết quả quan sát. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu HS ghi chép ngắn gọn về từng tập tính của sâu bọ sau khi xem băng hình. IX. Thu hoạch - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Dựa vào phiếu học tập, GV đánh giá kết quả học tập của nhóm. C. Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng - Mục tiêu: + Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu1: Châu chấu hô hấp bằng cơ quan nào? A. Mang B. Hệ thống ống khí C. Hệ thống túi khí D. Phổi Câu 2: Châu chấu di chuyển bằng cách nào? A. Nhảy. B. Bay C. Bò. D. Tất cả các ý đều đúng Câu 3: Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần ? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần Câu 4: Mắt của châu chấu là mắt gì ? A. Mắt kép B. Mắt đơn C. Mắt kép và mắt đơn D. Không có mắt Câu 5: Hệ tuần hoàn của châu chấu có chức năng gì ? A. Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào. B. Cung cấp ôxi cho các tế bào. C. Cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm. D. Tất cả các ý đều đúng Câu 6: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng: A. Hệ tuần hoàn kín B. Hệ tuần hoàn hở C. Tim hình ống dài có 2 ngăn Câu 7: Tại sao đàn châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó? A. Châu chấu đậu vào hoa màu làm dập nát thui chột các phần non của cây. B. Châu chấu mang theo bệnh gây hại hoa màu. C. Châu chấu phàm ăn, cắn phá cây dữ dội D. Châu chấu đậu vào hoa màu làm dập nát thui chột các phần non của cây. Châu chấu phàm ăn, cắn phá cây dữ dội Câu 8: Não sâu bọ có: A. Hai phần: Não trước, não giữa. B. Hai phần: Não giữa, não sau. C. Ba phần: Não trước, não giữa, não sau. Câu 9: Hệ thần kinh của châu chấu thuộc dạng nào? A. Lưới B. Chuỗi hạch C. Tế bào rải rác Câu 10: Điều đúng khi nói về châu chấu là: A. Cơ thể có vỏ kitin bao bọc B. Cơ thể dài không chia đốt C. Cơ thể chia làm 3 phần : Đầu , ngực , bụng. D. Di chuyển bằng chân và bằng cánh Câu 11: Động vật nào có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng? A. Ong mật B.Kiến C. Bướm D. Ong mật, kiến, bướm Câu 12: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng mà phải phòng trừ tiêu diệt ? A. Châu chấu. B. Ong mật. C. Bọ ngựa D. Ruồi. Câu 13: Để bảo vệ mùa màng tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn bướm B. Giai đoạn sâu non C. Giai đoạn nhộng. Hệ thống câu hỏi kiểm tra - Đánh giá Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài ( trừ câu hỏi 3 SGK). Trả lời : Câu 1 : Cơ thể có 3 phần rõ rệt : đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có hai đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạnh châu chấu nói riêng và sau bọ nói chung. Câu 2 : Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp giáp xác( chúng hô hấp bằng mang). Câu 3 : Những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu trong các đặc điểm sau: a. Cơ thể có 2 phần đầu ngực và bụng. b. Cơ thể có phần đầu, ngực và bụng. c. Có vỏ kitin bao bọc cơ thể d. Đầu có 1 đôi râu e. Ngực có đôi chân và 2 đôi cánh. g. Con non phát triển qua nhiều lần lột xác. 3. Chơi trò chơi ô chữ 1 V E S Ầ U 2 3 Đ Ô I C H Â N 3 Đ Ầ U 4 B Ư Ớ M 5 M Ọ T Câu hỏi gợi ý: 1. Một đại diện vừ hút nhựa cây, vừa kêu vào mùa hè. 2. Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có . và 2 đôi cánh. 3. Cơ thể sâu bọ gồm 3 phần: , ngực và bụng. 4. Một loài sống trên không, vòng đời trải qua giai đoạn sâu non phá hại cây trồng. 5. Một đại diện làm hại hạt ngũ cốc D. Hướng dẫn học bài ở nhà( 2’) - Ôn lại toàn bộ ngành chân khớp. - Yêu cầu học sinh về nhà làm bài thu hoạch. - Chuẩn bị trước nội dung bài mới : “Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp” để nêu được các đặc điểm chung cũng như sự đa dạng và vai trò của ngành chân khớp. - Kẻ bảng trang 96, 97 vào vở. * Rút kinh nghiệm bài học:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_lop_sau_bo.docx