Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức:

- Kiến thức: Giúp HS nắm được:

+ Củng cố các kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì I

b. Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng tư duy trong học tập, hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ tư duy

+ Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập thực hành

c./ Thái độ:

-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:

+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:

+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.

- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.

 

docx 11 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 4160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 11/2021
Chủ đề: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
Tổng số tiết:1 ; từ tiết: 17 đến tiết: 17
Giới thiệu chung chủ đề: 
+ Hệ thống lại các kiến thức từ đầu học kỳ I đến nay dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
+ Vận dụng được công thức, các hàm để tính toán.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được: 
+ Củng cố các kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì I
b. Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng tư duy trong học tập, hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ tư duy
+ Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập thực hành
c./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 2’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần ôn tập.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Hệ thống lại kiến thức từ đầu HK I đến nay
- GV: Vừa qua. Các em đã tìm hiểu về một số nội dung trong chương trình bảng tính, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kì kiểm tra giữa học kì I
HS Lắng nghe
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 23)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 5)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh ôn tập nội dung Chương trình bảng tính là gì. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1: Chương trình bảng tính là gì?
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
GV: Chương trình bảng tính là gì? 
Màn hình làm việc của Excel?
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Cho học sinh hoạt động cá nhân để nhớ lại các khái niệm
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Gọi học sinh đứng tại chổ trình bày kết quả
GV: Yêu cầu các em khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên.
HS: Nghe câu hỏi và tiến hành hoạt động cá nhân 
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Đứng tại chổ trình bày kết quả
1. Chương trình bảng tính là gì:
Khái niệm chương trình bảng tính: Là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu đã có trong bảng.
2.Màn hình làm việc của Excel
Trang tính: được chia thành các hàng và các cột, là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa một cột và một hàng là ô tính (còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.
+ Địa chỉ của 1 ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
HS: Nhận xét kết quả câu trả lời của các bạn.
- HS: Theo dõi, lắng nghe 
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 5)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh ôn tập nội dung Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b) Nội dung 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Trình bày về dữ liệu số và kí tự?
-Nêu cách chọn một khối?
-Nêu cách chọn một cột?
- Nêu cách chọn một hàng?
- Nêu cách chọn một ô?
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Cho học sinh hoạt động cá nhân để nhớ lại các khái niệm
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Gọi học sinh đứng tại chổ trình bày kết quả
GV: Yêu cầu các em khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên.
2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
HS: Nghe câu hỏi và tiến hành hoạt động cá nhân 
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Đứng tại chổ trình bày kết quả
Dữ liệu số :Là các số 0, 1,..., 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm, dấu phần trăm (%) chỉ tỉ lệ phần trăm. 
 Ví dụ: 120; +38; -162; 15.55; 156; 320.01.
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu...., dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
- Dữ liệu kí tự : Là dãy các chữ cái, chữ số, kí hiệu. 
 Ví dụ: Lớp 7A, Diem thi, Họ tên. 
Ở chế độ mặc định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
-Chọn một ô: Nháy chuột tại ô cần chọn.
-Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
-Chọn cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
-Chọn khối: Kéo thả chuột từ một ô góc nào đó đến ô góc đối diện.
HS: Nhận xét kết quả câu trả lời của các bạn.
- HS: Theo dõi, lắng nghe 
3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 4)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh ôn tập nội dung thực hiện tính toán trên trang tính. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 3: Thực hiện tính toán trên trang tính
 Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
GV: Các bước nhập công thức.
Ưu điểm của sử dụng địa chỉ trong công thức.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Cho học sinh hoạt động cá nhân để nhớ lại các khái niệm
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Gọi học sinh đứng tại chổ trình bày kết quả
GV: Yêu cầu các em khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên.
3: Thực hiện tính toán trên trang tính
HS: Nghe câu hỏi và tiến hành hoạt động cá nhân 
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Đứng tại chổ trình bày kết quả
Các bước nhập công thức
Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức
Bước 2: Gõ dấu bằng.
Bước 3: Nhập công thức.
Bước 4: Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào v để kết thúc.
Ưu điểm của sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Tiết kiệm thời gian.
- Khi thay đổi dữ liệu ở các ô trong công thức thì kết quả tự động cập nhật.
HS: Nhận xét kết quả câu trả lời của các bạn.
- HS: Theo dõi, lắng nghe 
4. Nội dung 4 (Dự kiến thời lượng 9)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh ôn tập các hàm để tính toán trong Excel. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 4: Ôn tập sử dụng các hàm để tính toán
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Hàm trong chương trình bảng tính là gì?
Việc sử dụng hàm trong bảng tính có lợi ích gì?
Em hãy trình bày những điểm chung của hàm?
Trình bày các bước nhập hàm?
Em hãy cho biết tên hàm tính tổng và cú pháp của hàm tính tổng?
Em hãy cho biết tên hàm tính trung bình cộng và cú pháp của hàm tính trung bình cộng?
Em hãy cho biết tên hàm tìm giá trị lớn nhất và cú pháp của hàm tìm giá trị lớn nhất?
Em hãy cho biết tên hàm tìm giá trị nhỏ nhất và cú pháp của hàm tìm giá trị nhỏ nhất?
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Cho học sinh hoạt động cá nhân để nhớ lại các khái niệm
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Gọi học sinh đứng tại chổ trình bày kết quả
GV: Yêu cầu các em khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên.
4: Ôn tập sử dụng các hàm để tính toán
HS: Nghe câu hỏi và tiến hành hoạt động cá nhân 
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Đứng tại chổ trình bày kết quả
-Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
-Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
-Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.
-Mỗi hàm có hai phần: tên hàm và các biến của hàm. Tên hàm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến được liệt kê trong cặp dấu mở -đóng ngoặc đơn “()” và cách nhau bởi dấu phẩy “,”.
-Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc đơn “(“ không được có dấu cách hay bất kì kí tự nào khác.
-B1: Chọn ô cần nhập hàm để tính toán
-B2: Gõ dấu =
-B3: Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó (tên hàm, các đối số)
-B4: Nhấn phím ENTER
Hàm Sum tính tổng của một dãy các số
-Cú pháp:	=Sum(a, b, c, )
-Trong đó: các đối số a, b, c, ... là các số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ của khối có dữ liệu số cần tính.
-Hàm Average tính trung bình cộng của một dãy các số.
-Cú pháp:	 =Average(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c, ... là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.
-Hàm Max xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số.
-Cú pháp:	=Max(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c, ... là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.
-Hàm Min xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
-Cú pháp:	 =Min(a, b, c, )
Trong đó: các đối số a, b, c, ... là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh khác.
HS: Thống nhất phần đáp án
Hoạt động III: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 13)
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập
-Đúc kết kinh nghiệm, kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Bài tập 1./ Câu hỏi trắc nghiệm
Phát phiếu bài tập 1, 2, 3. Yêu cầu học sinh nhanh chóng hoàn thành các yêu cầu bài tập.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
HS: Quan sát và tiến hành hoạt động nhóm theo phân công GV
HS: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Bài tập 2./ Cho bảng số liệu trên
a) Tính điểm trung bình của lớp sử dụng địa chỉ tại ô G4
b) Tìm điểm lớn nhất của lớp sử dụng địa chỉ tại ô E10
c) Tìm điểm nhỏ nhất của lớp sử dụng địa chỉ tại ô E11
Gv: Hướng dẫn và theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
HS: Quan sát và tiến hành hoạt động nhóm theo phân công GV
HS: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Bài tập 3.
Gv: Hướng dẫn và theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
HS: Quan sát và tiến hành hoạt động nhóm theo phân công GV
HS: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Hoạt động IV: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 7)
- Mục tiêu hoạt động: Biết sử dụng kéo thả nút điền để sao chép
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Bài tập.
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Câu 11: Cho bảng tính sau:
a. Xác định địa chỉ các ô cần điền thông tin trong bảng?
b.Nêu công thức sử dụng để tính ở ô E3?
c. Sử dụng hàm thích hợp để tính Tổng ở ô E4?
d. Hãy tính tiền điện trung bình mỗi tháng phải trả ở ô C7?
e. Nháy chuột chọn ô E3 và chọn lệnh . cho biết ý nghĩa của nút lệnh này?
Gv: Hướng dẫn và theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
HS: Quan sát và tiến hành hoạt động nhóm theo phân công GV
HS: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: 
1. Mức độ nhận biết: 
Tương tự câu hỏi đã có trong đề cương ôn tập
2. Mức độ thông hiểu :
Tương tự câu hỏi đã có trong đề cương ôn tập
3. Mức độ vận dụng:
Tương tự câu hỏi đã có trong đề cương ôn tập
V. Phụ lục : 
PHIẾU BÀI TẬP 1
Lớp: ., NHÓM .., Thành viên: 
2.1. Hãy điền các từ (tên, căn thẳng lề trái, ba, hai, trang tính, căn thẳng lề phải) để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Một bảng tính có thể có nhiều (1)............... Một bảng tính mới mở thường có (2)............ trang tính trống.
b. Các trang tính được phân biệt bằng (3)........... trên các nhãn ở phía dưới màn hình.
c. Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được (4)................................................ trong ô tính
d. Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được (5)......................................... trong ô tính
Câu 4.2. Hãy điền các từ (average, tên hàm, min, sum, hàm, max, các biến) để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Trong chương trình bảng tính, (1) là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước. 
b. Mỗi hàm có 2 phần: (2) . và (3) .. của hàm. 
c. Hàm (4) ..tính tổng của một dãy số
d. Hàm (5) ..tính trung bình cộng của một dãy số
e. Hàm (6) . xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số
f. Hàm (7) . xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số
PHIẾU BÀI TẬP 2
2.2. Nếu nhập dữ liệu sau mỗi thao tác dưới đây, dữ liệu sẽ được nhập vào ô tính nào?
a./ Kéo thả chuột từ ô A1 đến ô B3
b./ Kéo thả chuột từ ô D5 đến ô B1
c./ Kéo thả chuột từ cột B đến cột D
d./ Kéo thả chuột từ hàng 9 đến hàng 2
e./ Kéo thả chuột từ ô A1 đến ô B3, sau đó nhấn giữ phím CTRL và chọn ô D1.
3.1 Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính
a.Nhấn Enter 
b.Nhập công thức 
c. Gõ dấu = 
d. Chọn ô tính
3.2. Viết biểu thức sau bằng kí hiệu của các phép toán trong bảng tính Excel?
Toán học
Excel
a. (15+3):2+(2+3)3 . 5
b. (5+3)4 . 2 +(21+7):3
c. 76:3+(5+6).2
d. 52 . 33 + (4+2) . 2%
4.1. Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số 
-4, 3. 
Em hãy cho biết kết quả của các công thức tính sau:
Câu
Hàm
Kết quả
a
= SUM(A1, B1)
b
= SUM(A1,B1,B1)
c
= SUM(A1, B1, -5)
d
= SUM(A1, B1, 2)
e
=SUM(A1, SUM(A1, B1, 10))
f
=MAX(A1,B1)
g
=AVERAGE(A1,B1)
h
=MIN(A1,B1,-5)
k
=MIN(SUM(A1,B1),2)
i
 =AVERAGE(A1,B1,4)
j
 =AVERAGE(A1,B1,5,0)
PHIẾU BÀI TẬP 3
Trắc nghiệm:
Em hãy chọn đáp án đúng:
1.1. Đáp án nào dưới đây không phải là công dụng của việc trình bằng bảng tính Excel?
a. Thực hiện nhu cầu tính toán.
b. Thực hiện nhu cầu chỉnh sửa, trang trí văn bản.
c. Vẽ các biểu đồ với số liệu tương ứng trong bảng.
d. Thông tin được trình bày cô đọng, dễ hiểu, dễ so sánh.
1.2. Một trang tính trong chương trình bảng tính như thế nào?
a. Gồm các cột và các hàng b. Là miền làm việc chính của bảng tính
c. Là một thành phần của bảng tính d. Cả 3 phương án trên
1.3. Trên trang tính, các ký tự chữ cái A,B,C, .được gọi là:
A. tên hàng. 	B. tên ô.	C. tên cột. 	D. tên khối
1.4. Trong màn hình Excel, ngoài bảng chọn File và các dải lệnh giống Word thì màn hình Excel có:
A. trang tính, thanh công thức. 	
B. thanh công thức, các dải lệnh Formulas.
C. các dải lệnh Formulas và bảng chọn Data. 
D. trang tính, thanh công thức, các dải lệnh Formulas và bảng chọn Data.
1.5. Chương trình bảng tính đầu tiên có tên gọi là gì? 
a. Visicalc	b. Daniel Bricklin 	c. Bob Frankston 	d. Visul fox 
2.1.Số trang tính trên một bảng tính là:
a. Chỉ có một trang tính. b. Chỉ có ba trang tính
c. Có thể có nhiều trang tính. d. Có 100 trang tính.
2.2. Hộp tên hiển thị:
a. Địa chỉ của ô đang được kích hoạt. b. Nội dung của ô đang được kích hoạt.
c. Công thức của ô đang được kích hoạt. d. Kích thước của ô được kích hoạt.
2.6. Trên trang tính, một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là: 
a. Ô liên kết. 	b. Các ô cùng hàng.	c. Khối ô. d. Các ô cùng cột.
2.7. Trên trang tính, các ký tự chữ cái A,B,C, .được gọi là:
a. Tên hàng. 	b. Tên ô.	c. Tên cột. 	d. Tên khối
2.10. Các thành phần chính trên trang tính gồm có: 
a. Hộp tên, Khối, các ô tính. b. Hộp tên, Khối, các hàng. 
c. Hộp tên, thanh công thức, các cột.
d. Hộp tên, thanh công thức, các hàng, các cột, ô tính và khối
2.11. Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối rời nhau em sử dụng phím nào?
a. Nhấn phím Esc b. Nhấn phím Ctrl 	c. Nhấn phím Enter	d. Nhấn phím Shift 
2.3. Trong hộp tên có nội dung ‘F5 ’. Điều đó có nghĩa là:
a. Phím chức năng ‘F5’. b. Phông chữ hiện thời là ‘F5’
c. Ô ở cột F hàng 5 đang được chọn d. Ô ở hàng F cột 5 đang được chọn
2.4. Dữ liệu nào không phải là dữ liệu số trong các trường hợp sau:
a. -1243 b. 12 năm c. 3,457,986 d. 1999999999999999999
2.5. Trên trang tính, để chọn cột C ta thực hiện thao tác nào nhanh nhất? 
a. Nháy chuột lên ô C1 và kéo đến hết cột C. 	b. Nháy chuột cột B và kéo qua cột C. c. Nháy chuột lên tên hàng C. 	d. Nháy chuột tên cột C.
2.8. Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:
a. Địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D. 	b. Địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
c. Địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6. d. Địa chỉ của ô từ cột D đến cột 6
2.9. Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô:
a. A3 và C4. 	b. A3,A4, C3 và C4.
c. A3,A4,B3,B4,C3 và C4. 	d. A3 và A4, C3, C4.
3.1 Trong các công thức sau, công thức nào thực hiện được khi nhập vào bảng tính?
a. = (12+8):22 + 5 x 6 b. = (12+8)/22 + 5 . 6
c. = (12+8)/22 + 5 * 6 d. = (12+8)/2^2 + 5 * 6
3.2. Để kết thúc việc nhập công thức ta sử dụng thao tác nào?
a. Nháy chuột vào một ô khác b. Nhấn Enter 
c. Nháy chuột vào nút d. Cả a, b, c đều đúng 
3.6. Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
a. Địa chỉ ô tính đầu tiên tham gia công thức b. Dấu ngoặc đơn
c. Dấu nháy	 d. Dấu bằng
3.10. Trong Excel, Các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán
a. + - . : 	b. + - * / ^ %	c. ^ / : x 	d. + - ^ \
3.3. Để tính kết quả biểu thức (9+7):2, trong Excel ta sử dụng công thức nào?
a. = 9+7/2 b. (7 + 9)/2 c. = (9 + 7 )/2 d. = (7 + 9):2
3.4. Trên trang tính, để biết được kết quả 152 + 4 – 229, tại ô A1 nhập công thức
a. = 152 + 4 – 229 b. = 15^2 + 4 – 229 c. = 15x15 + 4 – 229 d. Cả a, b và c.
3.5. Giả sử ta muốn tính giá trị trong ô C2 nhân với tổng giá trị trong các ô B3 và A3. Công thức nào sau đây là đúng?
a. C2 . (B3+A3) b. =C2*(B3+A3) c. =C2(B3+A3) d. C2*B3+A3
3.7. Trong chương trình bảng tính Excel, công thức nào sau đây dùng để tính biểu thức (18+5).3+23
a. = (18+5)*3+23	b. = (18+5)*3+2^3
c. =(18+5).3+2^3	d. =(18+5).3+23
3.8. Cần tính tổng của hai ô D2 và H5, sau đó chia cho 4, công thức nào sau đây là đúng:
a. D2+H5*4	b. =(H5+d2):4	 c. =(D2+H5)/4 d. =(D2+H5)*4
3.9. Trong các công thức sau, công thức nào thực hiện được khi nhập vào bảng tính?
a. = (12+8)/2^2 + 5 * 6 	b. = (12+8):22 + 5 x 6 
c. = (12+8):2^2 + 5 * 6 	d. (12+8)/22 + 5 * 6 
3.11. Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8 , C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là:
a. 10 	b. 100 	c. 200 	d. 120
4.1. Cách nhập hàm nào sau đây đúng?
a. = SUM(5;A3;B1) b. =sum(5,A3,B1) c. =SUM (5,A3,B1) d. SUM(5,A3,B1)
4.2. Cho hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện?
a. Tính tổng của ô A5 và ô A10 	b. Tìm giá trị lớn nhất của ô A5 và ô A10 
c. Tính tổng từ ô A5 đến ô A10	d. Tìm giá trị nhỏ nhất từ ô A5 đến ô A10
4.3. Kết quả của hàm sau: =SUM(A1:A3), trong đó: A1= 5; A2=39; A3=52
a. 96 	b. 89 	c. 95 	d. Không thực hiện được.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_chu_de_on_tap_giua_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_2.docx