Giáo án Tin học 7 - Tiết 39+40, Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học 7 - Tiết 39+40, Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em - Năm học 2020-2021

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính

1.2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

1.3. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực công nghệ thông tin, năng lực tính toán.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 - Nội dung bài thực hành

 - Máy vi tính

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1. Ổn định tổ chức (1 phút)

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học

3.3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (7 phút)

Mục tiêu

- Tạo động cơ để học sinh biết cách sử dụng các công cụ của chương trình bảng tính Excel để định dạng nội dung trên trang tính

Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để định dạng nội dung trang tính

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 39+40, Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết PPCT: 39
Ngày, tháng, năm soạn: 22/01/2021
Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D, 7C
Bài thực hành 6: TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM LỚP EM (tiết 1)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính
1.2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
1.3. Năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực công nghệ thông tin, năng lực tính toán.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	- Nội dung bài thực hành
	- Máy vi tính 
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
3.3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (7 phút)
Mục tiêu
- Tạo động cơ để học sinh biết cách sử dụng các công cụ của chương trình bảng tính Excel để định dạng nội dung trên trang tính
Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để định dạng nội dung trang tính
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Cho học sinh nêu lại các bước định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ và căn lề dữ liệu nội dung trong ô tính.
Hs: Nhận nhiệm vụ
GV: Gọi hs lên bảng làm mẫu cho các hs khác xem.
HS: Nêu các bước của các định dạng và thực hành mẫu
GV: Hướng dẫn cách thức hiện việc định dạng.
GV: Cho HS phát biểu kết quả của mình.
HS: Nêu các bước của các định dạng.
GV: Cho HS lên thực hiện trực tiếp trên file mẫu
GV trình chiếu bảng kết quả mẫu cho HS quan sát và đối chiếu
HS: Thực hiện và nhận xét ưu điểm của việc định dạng nội dung trên trang tính
* Đặt vấn đề: Một trang tính sau khi nhập dữ liệu xong chưa được định dạng và một trang tính được định dạng thì trang tính nào được trình bày rõ ràng và phù hợp hơn?
- Việc sử dụng các công cụ định dạng có sẵn sẽ giải quyết được vấn đề trên. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28 phút)
Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được các công cụ để định dạng nội dung trên trang tính
- HS nắm được cách sử dụng các công cụ để định dạng nội dung trang tính
Kết quả: Học sinh biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện định dạng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bài tập 1: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền.
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác mở bảng tính Bangdiemlopem đã lưu trong bài thực hành 5
Hs: Thực hiện mở bảng tính đã có trong máy
Gv: Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài
Hs: Đọc và trả lời
Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm quan sát, nhận xét, so sánh sự khác biệt giữa trang tính chưa được định dạng và trang tính đã được định dạng SGK.
Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét
Gv: Hướng dẫn quan sát từng phần nội dung trang tính: tiêu đề của bảng; tiêu đề của cột, dữ liệu trong các cột về kểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, màu nền và đường biên của ô.
Gv: Cách trình bày của trang tính nào ưu tiên hơn, ưu điểm hơn ở điểm nào.
Hs: Định dạng: font chữ, cỡ chữ, màu chữ hàng tiêu đề bảng và hàng tiêu đề cột.
Gv: Các yếu tố định dạng khác biệt là gì? Hãy liệt kê các yếu tố khác biệt đó.
Gv: Để có được các kết quả đó cần thực hiện các thao tác định dạng gì?
Hs: Thực hiện thao tác tăng, giảm chữ số thập phân
Gv: Nhân xét và ghi lên bảng trình tự thao tác cần định dạng theo phân tích yêu cầu của bài toán.
Hs: Thực hiện thao tác gộp các ô từ A1 đến G1 thành 1 ô
Gv: Yêu cầu học sinh thực hành
Học sinh thực hành bài tập 1, hoàn thành các thao tác thực hiện theo yêu cầu bài toán
Bài tập 1: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (7 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách sử dụng các công cụ để định dạng trang tính
Kết quả: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Yêu cầu hs nhắc lại các bước cần thực hiện để đưa nội dung vào giữa trang tính
HS: Trả lời
GV: Cho hs lên thực hành lại việc tạo màu nền và kẻ đường biên trên trang tính mẫu
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
Kết quả: HS biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua câu hỏi thực tế
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Ngoài việc sử dụng các công cụ định dạng có trên dải lệnh Home để định dạng trang tính, chúng ta còn có thể định dạng nội dung trang theo cách nào khác?
GV: Trong trường hợp này chọn khối cần định dạng trên trang tính và chuột phải để mở bảng chọn tắt và chọn lệnh Format Cells để định dạng trang tính. Em hãy về nhà tìm hiểu thêm cách sử dụng nút lệnh trong hộp thoại Format Cells.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (2 phút)
4.1. Tổng kết
4.2. Hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học hôm nay: Tiếp tục ôn tập các thao tác trên trang tính
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn tập kĩ các nội dung đã học để tiếp tục thực hành
Tuần: 20
Tiết PPCT: 39
Ngày, tháng, năm soạn: 23/01/2021
Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D, 7C
Bài thực hành 6: TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM LỚP EM (tiết 2)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính
1.2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin
1.3. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực công nghệ thông tin, năng lực tính toán.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Nội dung bài thực hành
- Máy tính điện tử
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
3.3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (7 phút)
Mục tiêu
Tạo động cơ để học sinh biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện định dạng trang tính.
Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện việc định dạng trang tính.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Cho học sinh nêu lại các bước định dạng số chữ số thập phân trong ô tính.
GV: Gọi hs lên bảng làm mẫu cho các hs khác xem.
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn cách thức hiện việc định dạng.
HS: Nêu các bước của các định dạng và thực hành mẫu.
GV: Cho HS phát biểu kết quả của mình.
HS: Nêu các bước của các định dạng.
GV: Cho HS lên thực hiện trực tiếp trên file mẫu
GV trình chiếu bảng kết quả mẫu cho HS quan sát và đối chiếu
HS: Thực hiện và nhận xét ưu điểm của việc định dạng nội dung trên trang tính.
Gv: Khi sử dụng các công thức để tính toán với dữ liệu số trong các ô tính chúng ta có thể có kết quả là các số thập phân, số chữ số thập phân có thể như thế nào?
- Việc sử dụng các công cụ định dạng có sẵn để định dạng lại số chữ số thập phân sẽ giải quyết được vấn đề trên. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28 phút)
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tiện ích của việc sử dụng các công cụ để định dạng số chữ số thập phân 
- HS nắm được cách sử dụng các công cụ định dạng số thập phân.
Kết quả: Học sinh biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện định dạng dữ liệu số thập phân trên trang tính.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bài tập 2: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.
Gv: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
Gv: Nhận xét và bổ sung
? Mở mới một tập tin
- Nhận xét và bổ sung
Gv: Tại trang tính có tên Sheet 1, lập trang tính với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam á như hình 67
Hs: Thực hành, nhập dữ liệu đúng theo mẫu hình 67
Gv: Yêu cầu nhập đúng vị trí các ô trong sgk
Hs: Công thức tính: E6=D6/C6*1000
? Lập công thức tính mật độ dân số cho các nước.
Hs: Thực hành theo hướng dẫn
Gv: Nhận xét tính cho một ô, các ô tiếp theo tính theo sao chép công thức.
Gv: Thao tác giảm chữ số thập phân trong cột mật độ để chỉ hiển thị phần nguyên; Các cột diện tích, dân số, tỉ lệ dân số thành thị cần hiển thị một chữ số phần thập phân.
Hs: Các bước thực hiện tăng, giảm chữ số phần thập phân, thực hành các thao tác
Gv: Thực hiện thao tác chèn thêm cột trống cần thiết
Hs: Quan sát và trả lời
Gv: Định dạng trang tính theo đúng mẫu hình 68
? Lưu nội dung trang tính theo đường dẫn: C:\TIN HOC\Tên mình BAITH 6
Gv: Quan sát bảng tính trước và sau khi thực hiện các thao tác định dạng. So sánh tính toán trên máy và thủ công có đặc điểm gì?
Hs: Nghe và rút kinh nghiệm
Gv: Nhận xét kết quả của bài thực hành: nêu gương một số bài hoàn thành tốt, số bài chưa tốt cần khắc phục.
Bài tập 2: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (7 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách sử dụng công cụ để định dạng trang tính
Kết quả: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: hãy nêu các bước của việc tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số trong ô tính
GV mở fie mẫu gọi hs lên thực hiện việc định dạng độ rộng của số thập phân và một số định dạng khác.
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
Kết quả: HS biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua câu hỏi thực tế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Ngoài việc sử dụng các công cụ định dạng có trên dải lệnh Home để tăng hay giảm số chữ thập phân của ô tính có nội dung là dữ liệu số, chúng ta còn có thể sử dụng lệnh nào khác để tăng hay giảm số chữ số thập phân?
GV: Trong trường hợp này chọn khối ô tính có dữ liệu số cần định dạng trên trang tính và chuột phải để mở bảng chọn tắt và chọn lệnh Format Cells để định dạng trang tính. Em hãy về nhà tìm hiểu thêm cách sử dụng nút lệnh trong hộp thoại Format Cells.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (2 phút)
4.1. Tổng kết
4.2. Hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học hôm nay: Tiếp tục thực hiện các định dạng đã học
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Về nhà xem trước bài “Trình bày và in trang tính”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_tiet_3940_bai_thuc_hanh_6_trinh_bay_bang_d.docx