Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Toàn

Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Toàn

1.1. Kiến thức:

- Biết khái niệm hàm sử dụng hàm, trong chương trình bảng tính

 1.2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế

1.3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm.

1.4. Phẩm chất, năng lực

• Các năng lực

- NL giải quyết vấn đề

- NL tự học

- NL sáng tạo

- NL giao tiếp

- NL tự quản lý bản thân

- NL sử dụng ngôn ngữ

- NL hợp tác

- NL sử dụng công nghệ thông tin

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 10 Ngày soạn: 8/11/2020
Tiết PPCT: 19 Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Biết khái niệm hàm sử dụng hàm, trong chương trình bảng tính
	1.2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế
1.3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm.
1.4. Phẩm chất, năng lực
Các năng lực
- NL giải quyết vấn đề
- NL tự học
- NL sáng tạo
- NL giao tiếp
- NL tự quản lý bản thân
- NL sử dụng ngôn ngữ
- NL hợp tác
- NL sử dụng công nghệ thông tin
2. Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học
2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp dạy học, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giao bài tập.
Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp; DH trên phòng máy tính, tự học, hoạt động nhóm.
- Vấn đáp, thuyết trình.
2.2. Phương tiện
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
3.3. Chuẩn bị của Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức tổ chức (1 phút):
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
A
B
C
D
E
F
G
1
STT
Họ Tên
Toán
Lý
Tin
Tổng
TBC
2
1
Hải Anh
2
5
6
?
3
2
Ngọc Anh
4
9
7
?
.
.
Minh Ánh
8
3
9
?
41
40
Hãy tình tổng điểm 3 môn cho HS1, HS2.
Hãy tính TBC=(toán+lý+Tin)/3 cho HS1, HS2.
4.3. Tiến trìn dạy học:
Đặt vấn đề: (1 phút) Ngoài cách tính theo công thức trên ta còn có cách nào nữa không? Cách mới có ưu điểm gì? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu	về nó.	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu về hàm trong chương trình bảng tính
Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu sử dụng hàm để giải quyết các bài toán trong thực tiễn.
Kết quả: HS có nhu cầu, mong muốn được học thêm về các hàm trong chương trình bảng tính.
GV: Hàm là gì?
HS: Đọc sgk: trả lời.
GV: cách tính như trên ta gọi là sử dụng công thức, cách tính sử dụng hàm ntn?
HS: lên bảng tính tổng điểm 3 môn củ a HS1, HS2 bằng cách sử dụng hàm.
Sử dụng công thức:
=2+5+6
Hoặc:
=c2+d2+e2
Sử dụng hàm:
=sum(2,5,6)
Hoặc:
=Sum(c2,d2,e2)
1. Hàm trong chương trình bảng tính.
• Hàm là một số công thức được định nghĩa từ trước.
• Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. 
Hoạt động 2: (10 phút) 
Hướng dẫn HS cách sử hàm trong chương trình bảng tính 
Mục tiêu: HS biết được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính
Kết quả: HS hiểu được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, cách sử dụng hàm.
GV: Hãy nhắc lại 4 bước nhập công thức vào ô tính.
HS: Nhắc lại
HS: Ghi vở.
GV: Kí tự bắt buộc phải có trước tên hàm là gì?
HS: Dấu bằng.
2. Cách sử dụng hàm.
* bước nhập hàm:
+ Chọn ô cần nhập hàm.
+ Gõ dấu =
+ Gõ tên hàm theo cú pháp của hàm.
+ Nhấn Enter.
Hoạt động 2 (13 phút): Giới thiệu 1 số hàm trong chương trình bảng tính 
Hướng dẫn HS cách sử hàm trong chương trình bảng tính 
Mục tiêu: HS biết được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính
Kết quả: HS hiểu được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, cách sử dụng hàm.
GV: Hãy tính tổng điểm 3 môn cuả học sinh 3:
HS. Tính tổng
GV: có một cách tính tổng khác như sau:
=Sum (2,5,6) Hoặc = sum(c2,d2,e2).
GV: Các biến số a,b,c có giới hạn số lượng không?
HS: Không
GV: Hãy lên bảng xác địng các ô thuộc khối C2:D4
GV: Hãy lên bảng viết công thức tính tổng các ô thuộc khối C2:D4.
HS: sum(C2:D4).
GV: Hãy tính tổng tất cả các ô thuộc 2 khối c2:d4 và F2:F4.
HS: Thực hiện
GV: Treo bảng phụ bài tập:
- Công thức nào sau đây cho kết quả khác các công thức còn lại.
=SUM(C3,D3,E3)
=SUM(C3:E3)
=SUM(C3,D3:E3)
=SUM(8,D3,E3)
=SUM(8,C3:E3)
=C3+D3+E3.
HS: Hoạt động nhóm.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính.
a. Hàm tính tổng.
Tên hàm: Sum
Cú pháp: =Sum(a,b,c )
Trong đó: a,b,c : Là các biến số, (các biến số có thể là địa chỉ ô tính, điạ chỉ khối)
- Hàm Sum cho phép sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính.
Ưu điểm khi sử dụng hàm:
- Sử dụng địa chỉ trong tính toán thì khi giá trị tại ô nguồn thay đổi thì giá trị của ô đích cũng thay đổi theo
- Sử dụng hàm trong tính toán sẽ giúp tính toán nhanh, chính xác hơn.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5 phút)
5.1. Tổng kết (củng cố, hệ thống hoá kiến thức)
	+ Sử dụng thông tin của hình 30-sgk trang 34
Hãy viết công thức tính nhanh nhất tổng điểm toán của 15 học sinh
+ Chọn công thức và kết quả đúng nếu tính tổng của khối A1:C3
A.=sum(A1,C3) à 0 
B. =sum(A1,C3) à 24
C. =sum(A1:C3) à 24 
D. =sum(A1,A3,B2,C1,C3) à 0 
5.2. Vận dụng, mở rộng, hướng dẫn tự học: 
Đối với bài học ở tiết học này
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
Về nhà học lại cú pháp của các hàm
Tuần dạy: 10 Ngày soạn: 10/11/2020
Tiết PPCT: 20 Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Biết khái niệm hàm sử dụng hàm trong chương trình bảng tính
	 1.2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế
1.3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm.
1.4. Phẩm chất, năng lực
Các năng lực
- NL giải quyết vấn đề
- NL tự học
- NL sáng tạo
- NL giao tiếp
- NL tự quản lý bản thân
- NL sử dụng ngôn ngữ
- NL hợp tác
- NL sử dụng công nghệ thông tin
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY 
2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giao bài tập.
Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp; DH trên phòng máy tính, tự học, hoạt động nhóm.
	- Vấn đáp, thuyết trình.
2.2. Phương tiện
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
3.3. Chuẩn bị của Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức (1 phút):
4.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Hãy trình bày các bước nhập hàm vào ô tính?
	Câu trả lời: Các bước nhập hàm:
+ Chọn ô cần nhập hàm.
+ Gõ dấu =
+ Gõ tên hàm theo cú pháp của hàm.
+ Nhấn Enter.
4.3. Tiến trìn dạy học:
	Đặt vấn đề (1 phút): Ở tiết trước chúng ta đã biết đươc hàm tính tổng, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các hàm còn lại trong bài 4 này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (23 phút) Giới thiệu 1 số hàm trong chương trình bảng tính
Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu sử dụng hàm để giải quyết các bài toán trong thực tiễn
Kết quả: HS có nhu cầu, mong muốn được học thêm về các hàm trong chương trình bảng tính.
GV: Hãy lên bảng tính trung bình cộng cho HS1.
HS: Thực hiện
? hãy quan sát bảng tính: Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị lớn nhất trong khối ô C3:E4
HS: Thực hiện
GV: Hãy sử dụng hàm Max để viết công thức lấy giá trị lớn nhất trong khối ô C3:E4.
GV: Hãy quan sát bảng tính: Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3:E4
GV: Hãy sử dụng hàm Min để viết công thức lấy giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3:E4.
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét, tổng kết
HS: Lắng nghe, ghi chép
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính.
b. Hàm tính trung bình cộng
Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau:
 =AVERAGE(a,b,c,...)
Trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô cần tính. 
Ví dụ:	 	 =AVERAGE(3,7,20) 
tương đương =(3+7+20)/3 
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất: MAX
Hàm MAX được nhập vào ô tính như sau:
=MAX(a,b,c,...)
Hàm MIN được nhập vào ô tính như sau:
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: MIN
=MIN(a,b,c,...)
trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô tính.
Hoạt động 2: (15 phút) Bài tập 
Mục tiêu: HS biết được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính
Kết quả: HS hiểu được khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, cách sử dụng hàm.
GV: Đưa ra 1 số bài tập
HS: Lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét 
HS: Trả lời
GV: Tổng kết
Câu 1: Để tính điểm tổng kết ở ô G4, thì cách nhập hàm nào sau đây là không đúng?
=Average(C4:F4) 
=Average(8,D4:F5) 
=AVERAGE(C4,7,E4:F4)
 =Average(C4,D4,E4,F4)
Câu 2: Nếu môn Toán được tính hệ số 3, môn văn tính hệ số 2. Công thức nào sau đây cho kết quả sai tại ô G4? 
=average(c4*3,d4*2,e4,e4)
=average(8,8,8,7,7,8,8) 
=average(c4,c4,c4,d4,d4:f4) 
=average(c4,c4,c4,d4,d4,e4,f4)
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (3 phút)
5.1. Tổng kết (củng cố, hệ thống hoá kiến thức)
	- Cách sử dụng hàm trong bảng tính
	- Các hàm cơ bản: Sum, Average, Max, Min 
5.2. Vận dụng, mở rộng, hướng dẫn tự học:	
Đối với bài học ở tiết học này
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Về nhà các em xem trước bài mới, chuẩn bị cho 2 tiết thực hành tới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_pham_van_toan.docx