Giáo án Tin học 7 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học 7 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh cần đạt:

1.1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích của việc sử dụng biểu đồ và một số dạng biểu đồ thường gặp.

- Biết được các thao tác tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu có sẵn.

1.2. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

1.3. Năng lực:

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Biết cách tạo loại biểu đồ phù hợp với từng bảng dữ liệu riêng.

2. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Giáo án, SGK, máy tính, Tivi, bảng viết, trình chiếu, phòng máy.

- SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.

3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

3.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.3. Tiến trình tổ chức dạy học.

Hoạt động khởi động.

Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc sử dụng biểu đồ.

Sản phẩm: Giải quyết được vấn đề giáo viên yêu cầu.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết PPCT: 55
Ngày soạn: 10/04/2021
Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D
BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐÔ (Tiết 1)
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh cần đạt:
1.1. Kiến thức:
Hiểu được mục đích của việc sử dụng biểu đồ và một số dạng biểu đồ thường gặp.
Biết được các thao tác tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu có sẵn.
1.2. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
1.3. Năng lực:
Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Biết cách tạo loại biểu đồ phù hợp với từng bảng dữ liệu riêng.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
Giáo án, SGK, máy tính, Tivi, bảng viết, trình chiếu, phòng máy.
SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập. 
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.3. Tiến trình tổ chức dạy học.
Hoạt động khởi động.
Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
Sản phẩm: Giải quyết được vấn đề giáo viên yêu cầu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Trình chiếu hình ảnh bảng số liệu và biểu đồ minh họa sau:
Hs: Từ hai thông tin trên, em hãy đưa ra nhận xét của mình về tình hình doanh số thu được của công ty từ tháng 1 đến tháng 12 như thế nào?
HS: Suy nghĩ, có thể thảo luận để GQVĐ.
GV: Gọi hs trình bày ý kiến của mình sau khi thảo luận?
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức và liên hệ vào bài mới.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
Mục đích: dễ thu hút sự chú ý của người đọc, dễ hiểu, dễ ghi nhớ và có thể dự đoán được tình hình phát triển và dễ so sánh.
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động: Minh họa số liệu bằng biểu đồ.
Mục tiêu: HS hiểu được những dữ liệu nào cần tạo biểu đồ.
Sản phẩm: HS hiểu được những dữ liệu nào cần sử dụng biểu đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Trình chiếu bảng dữ liệu HS giỏi lớp 7 như hình:
Gv: Yêu cầu học sinh so sánh số liệu học sinh giỏi tăng giảm thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét: Nếu bảng tính có nhiều cột và hàng thì việc so sánh sẽ càng khó khăn và mất một khoản thời gian nhất định.
Hs: Vậy để giải quyết vấn đề trên một cách nhanh chóng thì e làm như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
GV: Em hãy liệt kê một số lĩnh vực có sử dụng thông tin dạng biểu đồ.
HS: liệt kê.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
GV: Ngoài biểu đồ hình cột, em còn thấy các dạng biểu đồ nào trong thực tế.
HS: liệt kê.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
1. Minh hoạ dữ liệu bằng biểu đồ
- Biểu đồ là cách minh họa dữ liệu trực quan, giúp chúng ta dễ dàng so sánh số liệu cũng như có thể dự đoán xu thế tăng hay giảm của số liệu.
- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn
- Biểu đồ được tự động vập nhật khi dữ liệu thay đổi
- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú
Hoạt động: Một số dạng biểu đồ thường dùng.
Mục tiêu: HS hiểu được các dạng biểu đồ cần biểu diễn cho bảng số liệu nào.
Sản phẩm: HS hiểu được cách biểu diễn cho từng loại biểu đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: trình chiếu và giới thiệu một số dạng biểu đồ thường gặp và giải thích ý nghĩa của từng loại biểu đồ?
Hs: Với biểu đồ dạng hình cột, em sẽ biểu diễn bảng số liệu dạng nào?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
Hs: Với biểu đồ dạng hình gấp khúc, em sẽ biểu diễn bảng số liệu dạng nào?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
Hs: Với biểu đồ dạng hình tròn, em sẽ biểu diễn bảng số liệu dạng nào?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
2. Một số dạng biểu đồ thường dùng
Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
4.2. Hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học này: Tìm hiểu tác dụng của biểu đồ, có mấy loại biểu đồ? 
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu cách tạo, và chỉnh sửa biểu đồ
Tuần: 28
Tiết PPCT: 56
Ngày soạn: 10/04/2021
Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D
BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐÔ (Tiết 2)
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh cần đạt:
1.1. Kiến thức:
Hiểu được mục đích của việc sử dụng biểu đồ và một số dạng biểu đồ thường gặp.
Biết được các thao tác tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu có sẵn.
1.2. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
1.3. Năng lực:
Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Biết cách tạo loại biểu đồ phù hợp với từng bảng dữ liệu riêng.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
Giáo án, SGK, máy tính, Tivi, bảng viết, trình chiếu, phòng máy.
SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập. 
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.3. Tiến trình tổ chức dạy học.
Hoạt động: Tạo biểu đồ.
Mục tiêu: HS biết được các thao tác tạo biểu đồ.
Sản phẩm: HS biết được các thao tác tạo biểu đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Để tạo được biểu đồ cần phải có gì?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Để tạo biểu đồ, em thực hiện các bước như thế nào? 
- Y/c hs khởi động tệp tin bangdiemlopem để tìm hiểu các thao tác tạo biểu đồ.
HS: Tìm hiểu các thao tác trên Exxcel.
GV: Quan sát, có thể hỗ trợ nếu hs cần.
GV: Gọi hs trình bày các thao tác tạo biểu đồ.
HS: Trình bày cho cả lớp quan sát.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức và thực hiện thao tác mẫu các bước thực hiện thông qua phần mềm Netsupport để HS quan sát.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
GV: Sau khi biểu diễn biểu đồ xong, em muốn thêm tiêu đề cho biểu đồ em thực hiện như thế nào?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Gọi hs trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức và thực hiện thao tác mẫu các bước thực hiện thông qua phần mềm Netsupport để HS quan sát.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
GV: Để người đọc dễ hiểu, cần tạo chú thích cho biểu đồ, em thực hiện như thế nào?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Gọi hs trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến thức và thực hiện thao tác mẫu các bước thực hiện thông qua phần mềm Netsupport để HS quan sát.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
3. Tạo biểu đồ
- Các bước thực hiện như sau:
+ B1: Chọn miền dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ.
+ B2: Chọn bảng chọn Insert, sau đó nháy chọn loại biểu đồ thích hợp trong nhóm Chart
TẠO TIÊU ĐỀ:
- Nhấp chọn biểu đồ vừa tạo, nhấp chọn bảng chọn Layout, chọn Chart Title, chọn Above Chart và nhập tiêu đề.
Tạo chú thích:
- Nhấp chọn biểu đồ vừa tạo, nhấp chọn bảng chọn Layout, chọn Axis Titles.
+ Trục ngang: chọn Primary Horizontal Axis Title, chọn Title Below Axis và nhập thông tin.
+ Trục dọc: chọn Primary Vertical Axis Title, chọn Rotated và nhập thông tin.
Hoạt động: Chỉnh sửa biểu đồ.
Mục tiêu: HS biết được các thao tác thay đổi vị trí và kích thước của biểu đồ.
Sản phẩm: thực hiện được thao tác thay đổi kích thước và vị trí của biểu đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu hs đọc SGK nghiên cứu bài học và thực hiện các yêu cầu trong SGK.
Thay đổi vị trí hoặc kích thước của biểu đồ.
HS: Đọc SGK và nghiên cứu bài học và thực hiện theo yêu cầu trong SGK.
GV: gọi hs trình bày và thực hiện kết quả bài làm của mình theo yêu cầu.
HS: trình bày bài làm của mình.
GV: nhận xét, bổ sung, thực hiện mẫu thông qua Netsupport và nêu ra nội dung chính cần ghi nhớ.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
4. Chỉnh sửa biểu đồ
- Thực hiện mẫu các thao tác để học sinh quan sát
Hoạt động vận dụng và luyện tập.
Mục tiêu: HS tư duy hệ thống lại kiến thức nội dung bài học.
Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi, nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Hoạt động của GV và HS
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp theo PHT.
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Câu 1: Lợi ích của việc sử dụng biểu đồ là?
a) Minh họa dữ liệu trực quan, dễ dàng so sánh dư liệu.
b) Dễ dàng so sánh số liệu, có thể dự đoán được xu thế tăng hay giảm của số liệu.
c) Dữ liệu trực quan, có thể dự đoán được xu thế tăng hay giảm của số liệu.
d) Minh họa dữ liệu trực quan, dễ dàng so sánh dư liệu, có thể dự đoán được xu thế tăng hay giảm của số liệu.
Câu 2: Nút lệnh nào sau đây dùng để tạo biểu đồ?
a) b) c) d) 
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
a) Biểu đồ cột thích hợp để so sánh số liệu có trong bảng tính.
b) Biểu đồ đường gấp khúc được sử dụng để so sánh số liệu, đặc biệt là mô ta xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
c) Biểu đồ cột thích hợp để so sánh số liệu có trong nhiều cột.
d) Biểu đồ hình tròn thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
Mục tiêu: Biết được các thao tác xóa, sao chép biểu đồ.
Sản phẩm: Giải quyết được vấn đề nêu ra.
Hoạt động của GV và HS
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp, y/c hs tìm hiểu, thảo luận nội dung sau:
a) Xóa biểu đồ.
b) Sao chép biểu đồ vào văn bản Word.
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh và kết luận nội dung kiến.
HS: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
4.2. Hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học này: Xem trước nội dung bài TH9: Tạo biểu đồ để minh họa sgk/99.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.docx