Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 1: Chương trình bảng tính là gì ? - Năm học 2020-2021 - Đinh Anh Tuấn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Biết được các chức năng chung của chương trình bàng tính.
- Biết nhập sữa, xóa dữ liệu.
- Biết cách di chuyển trên bảng tính.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
- Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính.
3. Thái độ:
- Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh.
- Biết hợp tác trong việc học nhóm.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Hoạt động khởi động (2p) : Ở lớp 6 các em đả được học về chương trình soạn thảo văn bản bằng phần mềm Word. Hôm nay ta làm quen với chương trình bảng tính.Vậy chương trình bảng tính là gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức (35p)
(1) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào bảng tính điện tử, biết được mục đích và nhu cầu của bảng tính.
(2) Phương thức tổ chức:
2.1. Hoạt động 1: Bảng tính và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
Tuần: 01 Tiết: 01,02 Ngày soạn: 07/09/2020 Ngày dạy: 08/09/2020 Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập. - Biết được các chức năng chung của chương trình bàng tính. - Biết nhập sữa, xóa dữ liệu. - Biết cách di chuyển trên bảng tính. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính. - Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính. 3. Thái độ: - Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. - Biết hợp tác trong việc học nhóm. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. - Phương pháp vấn đáp. 2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Hoạt động khởi động (2p) : Ở lớp 6 các em đả được học về chương trình soạn thảo văn bản bằng phần mềm Word. Hôm nay ta làm quen với chương trình bảng tính.Vậy chương trình bảng tính là gì? 2. Hoạt động hình thành kiến thức (35p) (1) Mục tiêu: - Học sinh hiểu thế nào bảng tính điện tử, biết được mục đích và nhu cầu của bảng tính.. (2) Phương thức tổ chức: 2.1. Hoạt động 1: Bảng tính và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng HĐ của GV và HS Nội dung +GV:Làm thế nào để sắp xếp danh sách theo điểm trung bình từ cao đến thấp của các bạn trong lớp? -Chương trình bảng tính sẽ có những công cụ giúp em thực hiện những việc đó dễ dàng. * Bảng tính và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng - Khi theo dõi so sánh, sắp xếp, tính toán thì bảng tính có đặc điểm gì? - Cho học sinh quan sát hình 1 sgk - Nhìn vào bảng tính trên em có nhận xét gì? - HS quan sát, làm quen với chương trình bảng tính và nêu nhận xét - GV giới thiệu bảng tính và nêu công dụng của bảng tính - HS nghe và ghi nhớ - Cho học sinh quan sát hình 2 sgk - Đôi khi từ những số liệu trong bảng ta có thể lập biểu đồ để so sánh - GV cho học sinh quan sát hình H3 sgk cho hs thấy - HS nghe và quan sát - GV giới thiệu, mô tả hình - Ngoài việc trình bày các thông tin như trên người ta còn có nhu cầu tính toán, xử lý các số liệu một cách đơn giản hơn nhờ các chương trình bảng tính để có thể dể dàng thực hiện trên bảng tính điện tử. ? Vậy bảng tính điện tử là gì? - HS trả lời khái niệm sgk - Gọi hs nhắc lại - GV cho hs ghi khái niệm -Việc lập được một bảng tính điện tử ta phải dựa vào các chương trình bảng tính.? Vậy chương trình bảng tính là gì? Ta sang phần 2 1. Bảng tính và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng +Lợi ích của việc trình bày dữ liệu dạng bảng -Cô đọng, dễ so sánh -Thực hiện các tính toán dể dàng -Dể dàng minh hoạ số liệu bằng biểu đồ - Thông tin được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán *Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng. 2.2. Hoạt động 2: Màn hình làm việc của Excel - GV nói có rất nhiều chương trình bảng tính khác nhau Excel là chương trình bảng tính phổ biến nhất hiện nay. - HS quan sát và nghe giáo viên giới thiệu -GV giới thiệu màn hình chương trình bảng tính MicroSoft Excel GV: Tương tự như các chương trình khác em hãy nêu cách khởi động Excel? -HS quan sát hình và ghi nhớ trả lời - GV cho học sinh quan sát lại h1.5 và chỉ cho hs thấy các loại dữ liệu khác nhau - GV cho hs đọc mục 2 sgk ? Chương trình bảng tính có những khả năng nào? -GV chốt lại và ghi bài 2. Màn hình làm việc cuae Excel * Một số thành phần chính: -Bảng chọn File -Tên các dải lệnh, dải lệnh Formulas và Data -Thanh công thức -Trang tính, tên hàng, tên cột, tên trang tính -Thanh trạng thái a/ Trang tính Trang tính được chia thành các hàng và các cột, là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa một cột và một hàng là ô tính (còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu. +Tên cột: là kí hiệu chữ cái trên đầu mỗi cột +Tên hàng: là kí hiệu số bên trái mỗi hàng * Địa chỉ (còn được gọi là tên) của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. + Ví dụ: C3, A5, B8, b/ Thanh công thức +Thanh công thức là thanh công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính. +Thanh công thức được sử dụng để nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính. c/ Các dải lệnh Formulas(Công thức) và Data (Dữ liệu): +Hai dải lệnh Formulas và Data gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu. 3. Hoạt động luyện tâp (3 phút) (1) Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được kiến thức qua các câu hỏi (2) Phương thức tổ chức: Hoàn thành các câu hỏi sau: Câu hỏi: Câu 1: Đáp án nào dưới đây không phải là công dụng của việc trình bày văn bản bằng bảng? a/ Thực hiện nhu cầu tính toán. b/ Thực hiện nhu cầu chỉnh sửa, trang trí văn bản. c/ Vẽ các biểu đồ với số liệu tương ứng trong bảng. d/ Thông tin được trình bày cô đọng, dễ hiểu, dễ so sánh. *Đáp án : b/ Câu 2: Một trang tính trong chương trình bảng tính như thế nào? a/ Gồm các cột và các hàng b/ Là miền làm việc chính của bảng tính c/ Là một thành phần của bảng tính d/ Cả 3 phương án trên *Đáp án : d/ 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (5phút) (1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức học được trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài học. (2) Phương thức tổ chức: HS về nhà thực hiện. ************************* Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào bảng tính điện tử, biết được mục đích và nhu cầu của bảng tính. 2. Kĩ năng: - Quan sát và nhận biết được các thanh công cụ, chú ý thanh công thức, bảng chọn Data và trang tính, cách nhập dữ liệu vào bảng tính. 3. Thái độ: - Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. - Biết hợp tác trong việc học nhóm. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. - Phương pháp vấn đáp. 2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Hoạt động khởi động (5p) (1) Mục tiêu: Dẫn dắt HS đến nội dung tiếp theo 2. Hoạt động hình thành kiến thức (23p) (1) Mục tiêu: Học sinh hiểu một số thành phần chính trên Excel. (2) Phương thức tổ chức: 2.1. Hoạt động 1 tìm hiểu về hoạt động thông tin và tin học HĐ của GV và HS Nội dung * Màn hình làm việc cuae Excel - GV nói có rất nhiều chương trình bảng tính khác nhau Excel là chương trình bảng tính phổ biến nhất hiện nay. - HS quan sát và nghe giáo viên giới thiệu -GV giới thiệu màn hình chương trình bảng tính MicroSoft Excel GV: Tương tự như các chương trình khác em hãy nêu cách khởi động Excel? -HS quan sát hình và ghi nhớ trả lời - GV cho học sinh quan sát lại h1.5 và chỉ cho hs thấy các loại dữ liệu khác nhau - GV cho hs đọc mục 2 sgk ? Chương trình bảng tính có những khả năng nào? -GV chốt lại và ghi bài 2. Màn hình làm việc cuae Excel b/ Thanh công thức +Thanh công thức là thanh công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính. +Thanh công thức được sử dụng để nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính. c/ Các dải lệnh Formulas(Công thức) và Data (Dữ liệu): +Hai dải lệnh Formulas và Data gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu. 2.3. Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính: GV: Để nhập dữ liệu vào trang tính, em làm gì? HS: theo giỏi và ghi chép GV: Để sửa dữ liệu trong trang tính, em làm gì? b. Di chuyển trên tính: GV:Để di chuyển trên trang tính, em làm gì? c. Gõ chữ Việt trên trang tính: 3. Nhập dữ liệu vào trang tính: a. Nhập và sửa dữ liệu : + Các bước nhập dữ liệu 1. Chọn một ô 2. Nhập dữ liệu vào ô từ bàn phím 3. Nhấn phím Enter + Các bước sửa dữ liệu 1. Nháy đúp chuột vào ô cần sửa dữ liệu 2. Thực hiện các thao tác sửa dữ liệu 3. Nhấn phím Enter b. Di chuyển trên tính: +Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím. +Sử dụng chuột và các thanh cuốn: thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang. c. Gõ chữ Việt trên trang tính: +Gõ chữ Việt tương tự soạn thảo văn bản Word: + Cần chương trình gõ chữ Việt. + Cần phông chữ Việt được cài sẵn trên máy tính. + Hai kiểu gõ chữ Việt: TELEX và VNI 3. Hoạt động luyện tâp, vận dụng, tìm tòi mở rộng (10 phút) (1) Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được kiến thức qua các câu hỏi (2) Phương thức tổ chức: HS về nhà thực hiện. V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC: *************************
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_7_bai_1_chuong_trinh_bang_tinh_la_gi_nam.docx