Giáo án Tin học Lớp 7- Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hợi

Giáo án Tin học Lớp 7- Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Biết các thành phần chính của trang tính.

- Hiểu được vai trò của thanh công thức.

- Biết được các đối tượng trên trang tính.

- Hiểu được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.

 2. Kỹ năng:

- Thành thạo cách chọn một trang tính, một ô, một khối.

 3. Thái độ:

 - Tập trung, quan sát tốt.

4. Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa

 2. Dụng cụ, thiết bị: hình bảng tính kẻ sẳn, phòng máy

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

 * Gv cho lớp hát 1 bài hát tập thể, sau đó gọi 1 HS bất kỳ hát lại nếu hát không được bạn này sẽ nhận 1 điểm trừ , nếu thực hiện đạt yêu cầu bạn sẽ nhận 1 điểm cộng (điểm trừ hay điêm cộng sau này sẽ cộng hay trừ vào điểm kiểm tra thường xuyên).

* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.

 Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu 1 số nội dung các thàh phần chính trên trang tính excel tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phần còn lại.

 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33 phút)

 

doc 154 trang bachkq715 6122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7- Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	
Ngày soạn: 25/ 8 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài:1	CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
Tiết: 1.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
	- Hiểu được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ ô...
 2. Kỹ năng:
	- Quan sát, phân biệt những loại dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng tính.
 3. Thái độ:
	- Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
 4. Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học
-Tự chủ và tự học
-Giao tiếp và hợp tác
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
	Gv giới thiệu chương trình học, chương trình lớp 7, thuộc bộ môn tin học, ở lớp 6 chúng ta đã từng làm quen với bộ môn này, ở lớp 7 chúng ta tiếp tục học một số phần mềm; chủ yếu: Excel, Luyện gõ phím Typing test, Toolkit Math...
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1. Bảng điểm của lớp em và trả lời câu hỏi SGK
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng ( 10 phút)
* Hình thức tổ chức:
-Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
* Nội dung hoạt động:
GV: Trong thực tế em thấy những dữ liệu nào được trình bày dưới dạng bảng?
? Theo em tại sao một số trường hợp thông tin lại được thể hiện dưới dạng bảng?
HS: Nghe câu hỏi và trả lời.
GV: Đưa ra ví dụ: Hình 1 SGK – Em thấy gì?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 – 4. Em thấy cách trình bày như thế nào?
HS: Quan sát hình và trả lời
? ưu điểm khi trình bày thông tin dưới dạng bảng
? ưu điểm khi sử dụng chương trình bảng tính
Hs tổng hợp các ví dụ và trả lời
Gv: nhận xét bổ sung
GV: Đưa ra kết luận cũng là khái niệm về Chương trình bảng tính.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Trong thực tế có rất nhiều dữ liệu cần được trình bày dưới dạng bảng.
1. Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
*Ưu điểm: thông tin trình bày cô đọng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ so sánh, sắp xếp, tính toán, vẽ biểu đồ trực quan sinh động. 
- Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Microsoft Excel là một trong những chương trình bảng tính đang được sử dụng rộng rãi gọi tắt là Excel.
Hoạt động 2: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính excel ( 25 phút)
* Hình thức tổ chức:
-Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp 
* Nội dung hoạt động:
? Nhắc lại cách khởi động word (3 cách).
GV: Trong chương trình lớp 6 chúng ta đã học Word, các em nhớ lại xem màn hình của Word gồm những thành phần gì?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Excel và các thành phần có trên đó.
HS: lắng nghe và quan sát hình 1.5 sgk
- Khởi động excel cũng giống như khởi động word. 
a) Màn hình làm việccủa excel.
- Tên các dải lệnh
- dải lệnh home
- Bảng chọn File
- thanh công thức
- dải lệnh hỗ trợ tính toán của excel (Fomulas và data).
- Tên hàng
- tên cột
- thanh công thức
- Tên trang tính
- thanh trạng thái
- trang tính
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Chương trình bảng tính là gì?
- Nhắc lại một số đặc trưng của chương trình bảng tính.
4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
	- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
	- Học bài cũ, làm bài tập 1;2/11
- Xem trước phần còn lại của bài.
Tuần 1
Ngày soạn: 25/ 8 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020	
Bài:1	CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
Tiết PPCT: 2.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
- Hiểu rõ các khái niệm hàng, cột, địa chỉ ô tính.
- Biết cách nhập, sửa, xoá dữ liệu.
- Biết cách di chuyển trên trang tính.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo các thao tác.
 3. Thái độ:
	- Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
 4. Định hướng năng lực cần phát triển cho học sinh:
* Năng lực chung: 
- Năng lực hợp tác. (Hoạt động 2)
- Năng lực tự học. (Hoạt động 1)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.(Hoạt động 1+2)
* Năng lực chuyên biệt, chuyên môn:
 - Năng lực sử dụng CNTT – TT để hỗ trợ học tập (Hoạt động 1+2)
- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.(Hoạt động 1+2)
- Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.(Hoạt động 1+2)
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: bảng phụ, tranh vẽ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
	*Gv yêu cầu lớp phó văn thể cho lớp hát 1 bài hát tập thể.
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
Như ở tiết 1 chúng ta đã làm quen với chương trình bảng tính, tiết học học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu các phần còn lại.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu màn hình làm việc của excel ( 15 phút)
* Hình thức tổ chức:
-Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
* Nội dung hoạt động:
? Thành phần chính của trang tính?
? ô là gì?
? tên hàng là gì?
? tên cột là gì?
? Địa chỉ của một ô là gì? lấy ví dụ?
HS đọc sách suy nghĩ trả lời – nhận xét bổ sung
GV: chốt kiến thức ghi bảng
? Yêu cầu quan sát hình 1.7 SGK và cho biết nội dung của ô C2 là gì?
GV: chốt: 9 không phải giá trị nhập vào từ bàn phím 
Hs ghi chép
a) trang tính gồm các hàng và các cột
- Ô là vùng giao nhau giữa cột và hàng
- tên hàng là các số thứ tự liên tiếp ở bên trái
- tên cột là các chữ cái từ A đến Z trên đầu mỗi cột.
- địa chỉ 1 ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. vd: A1; C5; E5; G2; H57...
* lưu ý: mỗi ô tính sẽ có 1 địa chỉ khác nhau
b) Thanh công thức
- Thanh công thức: Nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
c) Các dải lệnh Formulas và dải lệnh Data: Các lệnh để thực hiện các phép tính và xử lí dữ liệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhập dữ liệu vào trang tính ( 20 phút)
* Hình thức tổ chức:
-Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp 
* Nội dung hoạt động:
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh các cách nhập và sửa sữ liệu trên trang tính.
Yêu cầu HS trình bày lại kiến thức:
? Nêu cách nhập dữ liệu
? ô tính đang được kích có đặc điểm gì?
HS trả lời – nhận xét
? Nêu cách sửa dữ liệu? Đối với cách sửa dữ liệu có thể sửa trên thanh công thức được không?
HS: trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
GV: Giới thiệu 2 cách di chuyển trên trang tính.
? Em có thể di chuyển trên trang tính theo những cách nào?
Hs: trả lời theo ý hiểu
? Khi nào thì sử dụng phím mũi tên? Khi nào sử dụng chuột?
Hs: trả lời theo ý hiểu
? Nêu lại quy tắc gõ chữ Việt có dấu trong Word
? Theo em, quy tắc đó có được áp dụng với Excel hay không
HS: trả lời- bổ sung 
à Gv nhận xét.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Việc nhập dữ dữ liệu thực hiện trên Excel áp dụng quy tắc tương tự như trong Word
4. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
- Nhập:
+ Nháy chuột chọn ô cần nhập
+ Nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
+ Nhấn enter để kết thúc.
- Sửa: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa và thực hiện thao tác sửa như với Word.
b) Di chuyển trên trang tính
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ chữ Việt trên trang tính
Quy tắc gõ chữ Việt có dấu trong Excel tương tự như trong Word
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nêu các thành phần chính trên màn hình làm việc của Excel?
- Trình bày cách nhập, sửa , di chuyển dữ liệu?
 4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
- Gv nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
 5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
	- Học bài cũ, làm bài tập 3;4/12
- Xem trước bài thực hành 1: “ Làm Quen Với Chương Trình Bảng Tính Excel”.
Nghĩa Minh, ngày 7 tháng 9 năm 2020
BGH( ký duyệt)
Tuần 2.	
Ngày soạn: 01/ 9 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 	
Bài Thực Hành 1: 
LÀM QUEN VỚI BẢNG TÍNH EXCEL
Tiết PPCT: 3.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết khởi động và thoạt khỏi Excel.
- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính Excel.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo các thao tác.
 3. Thái độ:
	- Tự chủ trong học tập, hoạt động hiệu quả theo nhóm
 Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học
-Tự chủ và tự học
-Giao tiếp và hợp tác
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
	* Gv cho lớp khởi động = 1 trò chơi chuyền vật và hát tập thể, khi kết thúc bài hát, vật đến tay ai, người đó có quyền: 	1. Trả lời câu hỏi. (câu hỏi do Gv chuẩn bị)
	2. chỉ định 1 bạn trả lời câu hỏi. 
Điều kiện: Nếu chỉ định bạn trả lời, đúng điểm số thuộc về bạn ấy, sai điểm số thuộc về người đã ra chỉ định.
	Câu hỏi:
- Nêu các thành phần chính trên màn hình làm việc của Excel?
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thực hành 1.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Thực hành khởi động, lưu và thoát khỏi Excel ( 13 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh khởi động máy, mở chương trình Excel.
- Hướng dẫn học sinh các cách khởi động Excel.
HS: Khởi động máy tính, làm theo hướng dẫn, khởi động Excel.
GV: Để lưu kết quả trên Word ta làm ntn? à Cách lưu kết quả trên Excel tương tự.
GV: Cho biết các cách để thoát khỏi Excel?
HS: trả lời
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Nắm vững thao tác khởi động, lưu và thoát khỏi Excel
1. Khởi động, lưu kết quả và thoát khỏi Excel
a) Khởi động
- C1: Start -> Program -> Microsoft Excel.
- C2: Nháy đúp vào biểu tượng của Excel trên màn hình nền.
b) Lưu kết quả
- C1: File -> Save
- C2: Nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.
c) Thoát khỏi Excel
- C1: Nháy chuột vào nút ô vuông (gạch chéo ở giữa).
- C2: File -> Exit
Hoạt động 2: Thực hành khởi động Excel và quan sát các thành phần trong màn hình Excel ( 20 phút)
* Hình thức tổ chức:
 Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: thực hành theo hướng dẫn bài tậpà Trình bày kết quả nhận được trong quá trình thực hành
GV: Lắng nghe kết quả trình bàyà nhận xét và chốt lại kiến thức.
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Tùy theo phạm vi di chuyển mà áp dụng cách di chuyển khác nhau: bằng phím mũi tên hay chuột.
2. Bài tập 
Bài tập 1: Khởi động Excel
- Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel.
- Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong các bảng chọn đó.
- Kích hoạt một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bàn phím. Quan sát sự thay đổi các nút tên hàng và tên cột.
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
 - Giáo viên nhắc lại một số lỗi mà học sinh thường mắc phải trong khi thực hành
4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
	- Nhận xét quá trình thực hành của HS
5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
- Xem trước phần còn lại của bài thực hành: “ Làm Quen Với Chương Trình Bảng Tính Excel” à Tiết sau thực hành tiếp theo.
-------------------------------------------------------------------
Tuần 2.	
Ngày soạn: 01/ 9 /2020.	 
 Ngày dạy: / 9 /2020. 	
Bài Thực Hành 1: 
LÀM QUEN VỚI BẢNG TÍNH EXCEL(TT)
Tiết PPCT: 4.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết khởi động và thoạt khỏi Excel.
- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính Excel.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo các thao tác.
 3. Thái độ:
	- Tự chủ trong học tập, hoạt động hiệu quả theo nhóm
 Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Gv chỉ định 1 học sinh trong lớp kể 1 câu chuyện thời gian không quá 1 phút, khi kết thúc cả lớp phải bật cười, nếu quá thời gian bạn này sẽ nhận 1 điểm trừ, nếu thực hiện đạt yêu cầu bạn sẽ nhận 1 điểm cộng. (điểm cộng hay điêm trừ sau này sẽ cộng hay trừ vào điểm kiểm tra thường xuyên).
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu 1 số nội dung làm quen với bảng tính excel tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phần còn lại
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Thực hành cách nhập, di chuyển dữ liệu( 10 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: thực hành theo hướng dẫn bài tậpà Trình bày kết quả nhận được trong quá trình thực hành
GV: Lắng nghe kết quả trình bàyà nhận xét và chốt lại kiến thức.
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Có 2 cách nhập dữ liệu mới thay thế dữ liệu cũ trong ô tính: dùng phim delete để xóa hoặc chọn ô rồi nhập trực tiếp
2. Bài tập 
Bài tập 2: SGK/14
Hoạt động 2: Thực hành nhập dữ liệu ( 25 phút)
* Hình thức tổ chức:
 Thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: thực hành nhập dữ liệu như hình 8
Sau khi HS nhập xong, GV hướng dẫn HS lưu bài theo đúng thư mục
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Dữ liệu nhập vào áp dụng quy tắc gõ chữ Việt tương tự như Word.
Bài tập 3: 
- Khởi động Excel
- Nhập dữ Hình 8/Sgk/14
- Lưu bảng tính với tên: Danh sach lop em.xls
- Thoát khỏi Excel.
3. Hoạt động luyện tập: (3 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
 - Giáo viên nhắc lại một số lỗi mà học sinh thường mắc phải trong khi thực hành
4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
	- Nhận xét thái độ thực hành của HS
 5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
- Xem trước nội dung bài: “Các Thành Phần Chính Và Dữ Liệu Trên Trang Tính”
Nghĩa Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2020
BGH( ký duyệt)
Tuần 3	
Ngày soạn: 9 / 9 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài: 2 
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
Tiết PPCT: 5.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết các thành phần chính của trang tính.
- Hiểu được vai trò của thanh công thức.
- Biết được các đối tượng trên trang tính.
- Hiểu được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo cách chọn một trang tính, một ô, một khối.
 3. Thái độ:
	- Tập trung, quan sát tốt.
 Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: hình bảng tính kẻ sẳn, phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Gv gọi 5 HS lên bảng đứng thành hàng ngang, Gv giao cho người đầu tiên 1 mảnh giấy ghi câu " Trứng lộn luộc lồi lủng", bạn này có nhiệm vụ xem sau đó đọc vào tai người đứng bên... ai đọc sai sẽ phải trả lời 1 trong các câu hỏi sau. (câu hỏi do Gv chuẩn bị)
	Câu hỏi
- Chương trình bảng tính là gì?
- Nêu thao tác nhập dữ liệu vào ô tính.? Để di chuyển trên trang tính ta thực hiện như thế nào?
 * Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Ở tiết học này chúng ta đã tìm hiểu 1 số nội dung các thành phần chính trên trang tính excel.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu bảng tính( 13 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV treo tranh giới thiệu bảng tính
? Cho biết 1 bảng tính gồm bao nhiêu trang tính
? Các trang tính phân biệt với nhau ntn
? Nêu cách nhận biết trang tính đang được kích hoạt
? Để kích hoạt 1 trang tính em thực hiện như thế nào?
HS: quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và giới thiệu về bảng tính, các trang tính trong bảng tính và khi nào thì một trang tính là đang được kích hoạt.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Giới thiệu về bảng tính, các trang tính trong bảng tính và nhận biết một trang tính là đang được kích hoạt.
1. Bảng tính
- Một bảng tính gồm nhiều trang tính.
- Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên viết bằng chữ đậm.
- Để kích hoạt một trang tính ta nháy chuột vào tên trang tương ứng.
Hoạt động 2: Tìm hiẻu các thành phần chính trên trang tính ( 20 phút)
* Hình thức tổ chức:
 Thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Giới thiệu các thành phần chính trên một trang tính: Ô, khối, cột, hàng, thanh công thức 
GV yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức để giải thích chức năng của từng thành phần: Hộp tên, khối, thanh công thức?
HS: Trả lờià Gv nhận xét chốt lại ý chính
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
 Một trang tính gồm có các hàng, các cột, các ô tính ngoài ra còn có Hộp tên, Khối ô, Thanh công thức
2. Các thành phần chính trên trang tính
- Một trang tính gồm có các hàng, các cột, các ô tính ngoài ra còn có Hộp tên, Khối ô, Thanh công thức 
+ Hộp tên: Ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ ô được chọn.
+ Khối: Các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
+ Thanh công thức: Cho biết nội dung ô đang được chọn.
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
	- Liệt kê các thành phần chính của trang tính?
	- Vai trò của thanh công thức? Vai trò của hộp tên?
 4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
 	- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
- Học bài cũ
- Xem trước phần còn lại của bài: “Các Thành Phần Chính Và Dữ Liệu Trên Trang Tính”
-----------------------------------------------------------------------
Tuần 3	
Ngày soạn: 9 / 9 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài: 2 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH
VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (TT)
Tiết PPCT: 6.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết các thành phần chính của trang tính.
- Hiểu được vai trò của thanh công thức.
- Biết được các đối tượng trên trang tính.
- Hiểu được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo cách chọn một trang tính, một ô, một khối.
 3. Thái độ:
	- Tập trung, quan sát tốt.
Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: hình bảng tính kẻ sẳn, phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
	* Gv cho lớp hát 1 bài hát tập thể, sau đó gọi 1 HS bất kỳ hát lại nếu hát không được bạn này sẽ nhận 1 điểm trừ , nếu thực hiện đạt yêu cầu bạn sẽ nhận 1 điểm cộng (điểm trừ hay điêm cộng sau này sẽ cộng hay trừ vào điểm kiểm tra thường xuyên).
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu 1 số nội dung các thàh phần chính trên trang tính excel tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phần còn lại.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu chọn các đối tượng trên trang tính ( 13 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thuyết trình, minh họa
* Nội dung hoạt động:
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh các thao tác để chọn các đối tượng trên một trang tính: chọn 1 ô, 1 cột, 1 hàng, 1 khối?
? Khi chọn một khối thì ô tính nào được kích hoạt
? Nêu em muốn chọn đồng thời nhiều khối thì em thực hiện như thế nào?
HS: trả lời
GV: nhận xét và rút lại ý chính của bài
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Nắm vững các thao tác để chọn các đối tượng trên một trang tính: chọn 1 ô, 1 cột, 1 hàng, 1 khối
3. Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chọn một ô: Đưa chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô góc đối diện.
* Lưu ý: Để chọn cùng một lúc nhiều khối em chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiẻu các dạng dữ liệu trên trang tính ( 20 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thuyết trình, minh họa
* Nội dung hoạt động:
GV: Trình bày về các dữ liệu mà chương trình bảng tính có thể xử lí được.
? Thế nào là dữ liệu số? Cho ví dụ 
? Ngầm định dữ liệu số được căn lề như thế nào?
? Thế nào là dữ liệu kí tự? Cho ví dụ 
? Ngầm định dữ liệu kí tự được căn lề như thế nào?
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
 Một trang tính gồm có các hàng, các cột, các ô tính ngoài ra còn có Hộp tên, Khối ô, Thanh công thức
4. Dữ liệu trên trang tính
a) Dữ liệu số
- Gồm các số từ 0 à9, số(-), số (+), %
- Ngầm định : Dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
b) Dữ liệu kí tự
- Các chữ cái.
- Các chữ số.
- Các kí hiệu.
- Ngầm định: Dữ liệu số được căn thẳng lề trái trong ô tính.
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nêu cách chọn các đối tượng trên trang tính?
	- Trình bày các dạng dữ liệu của Excel?
	- Làm bài tập 3,5/Sgk
 4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1phút)
	- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
Nghĩa Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2020
BGH( ký duyệt)
Tuần 4	
Ngày soạn: 16 / 9 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài Thực hành 2: 
LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
Tiết PPCT: 7.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần trên trang tính.
- Chọn các đối tượng trênt rang tính.
- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo thao tác chọn một trang tính, mở và lưu trang tính, chọn các đối tượng trên trang tính.
 3. Thái độ:
	- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy
4. Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Gv chỉ định 1 học sinh trong lớp yêu cầu em hãy đưa ra 1 câu đố, nếu trong lớp không ai trả lời được em sẽ nhận được 1 phần thưởng là điểm 10 (điểm kiểm tra miệng), ngược lại có bạn nào đó giải đáp đúng, người đưa ra câu đố phải trả lời các câu hỏi sau. (tùy theo mức độ trả lời Gv nhận xét và cho điểm). (câu hỏi do Gv chuẩn bị).
câu hỏi.
- Nêu cách chọn các đối tượng trên trang tính?
	- Trình bày các dạng dữ liệu của Excel?
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Ở tiết học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các thành phần chính trên trang tính qua bài thực hành 2.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành mở và lưu bảng tính với một tên khác ( 13 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác để mở một bảng tính.
GV: Em có thể mở một bảng tính mới bằng cách sử dụng nút lệnh nào?
? Mở bảng tính đã lưu trên máy em thực hiện như thế nào
HS: trả lời
- Hướng dẫn học sinh thao tác trên máy tính.
GV: Giới thiệu cách lưu lại trang tính với một tên khác mà vẫn còn trang tính ban đầu.
HS: Lắng nghe và thực hành theo
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Thực hành tốt thao tác mở mới, mở trang tính đã lưu, lưu trang tính cũ với một tên khác.
1. Mở và lưu bảng tính với một tên khác
a) Mở một bảng tính
- Mở bảng tính mới:
Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ trong chương trình bảng tính.
- Mở bảng tính đã lưu:
Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
b) Lưu bảng tính với một tên khác
Ta có thể lưu một bảng tính đã được lưu trước đó với một tên khác mà không mất đi bảng tính ban đầu:
- File - > Save as
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiêu các thành phần trên trang tính ( 20 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: thực hành theo hướng dẫn bài tậpà Trình bày kết quả nhận được trong quá trình thực hành
GV: Lắng nghe kết quả trình bàyà nhận xét và chốt lại kiến thức.
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
 Hiểu chức năng của hộp tên, thanh công thức
2. Bài tập
a) Bài tập 1: Tìm hiêu các thành phần trên trang tính
- Khởi động Excel, nhận biết các thànhphần chính.
- Kích hoạt các ô khác nhau, quan sát sự thay đổi nội dung trong ô.
- Nhập dữ liệu vào ô, quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức.
- Gõ = 5 + 7 và 1 ô và nhấn Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nọi dung dữ liệu trong ô đó và trên thanh công thức.
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
 - Giáo viên nhắc lại một số lỗi mà học sinh thường mắc phải trong khi thực hành
 4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
	- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
 5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
- Học bài cũ
- Xem trước phần còn lại bài thực hành: “BTH2: Làm Quen Với Các Kiểu Dữ Liệu Trên Tranh Tính” à Tiết sau thực hành tiếp theo
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4	
 Ngày soạn: 16 / 9 /2020.	 
 Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài Thực hành 2: 
LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH(TT)
Tiết PPCT: 8.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần trên trang tính.
- Chọn các đối tượng trênt rang tính.
- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
 2. Kỹ năng:
- Thành thạo thao tác chọn một trang tính, mở và lưu trang tính, chọn các đối tượng trên trang tính.
- Thành thạo kĩ năng nhập dữ liệu
 3. Thái độ:
	- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy
 Năng lực –Phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-Tin học-Tự chủ và tự học-Giao tiếp và hợp tác-Giải quyết vấn đề và sáng tạo-Chăm chỉ-Trách nhiệm-Trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu, bài tập: giáo án, sách giáo khoa 
 2. Dụng cụ, thiết bị: phòng máy
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Gv cho lớp khởi động bằng 1 trò chơi: Các nhóm hát 1 câu trong bài hát nào đó mà có tên 1 con vật; nhóm 1 khởi động trước ...lần lược đến các nhóm tiếp theo: nhóm nào chiến thắng sẽ nhận 1 điểm cộng, nhóm thua nhận 1 điểm trừ (điểm trừ hay điêm cộng sau này sẽ cộng hay trừ vào điểm kiểm tra thường xuyên)
* Gv nhận xét quá trình khởi động của lớp.
	Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu 1 số nội dung của bài thực hành 2 tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phần còn lại
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành chọn các đối tượng trên trang tính( 15 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: thực hành trên máy theo hướng dẫn bài tậpà Trình bày kết quả nhận được trong quá trình thực hành
GV: Lắng nghe kết quả trình bàyà nhận xét và chốt lại kiến thức.
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Có thể sử dụng hộp tên để chọn nhanh một đối tượng nào đó.
2. Bài tập
b) Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính
- Thực hiện thao tác chọn một ô, một hàng, một cột và một khối à quan sát nội dung hộp tên
- Chọn cả 3 cột A, B và C
- Chọn một đối tượng tùy ý, nhấn giữ phim Ctrt và chọn đối tượng khácà nhận xét
- Nháy hộp tên và nhập B100 rồi nhấn Enter à Nhận xét kết quả. Tương tự nhập vào hộp tên: A:A, A:C, 2:2, 2:4, B2:D6
- 
Hoạt động 2: Thực hành mở bảng tính ( 5 phút)
* Hình thức tổ chức:
Thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: Chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và làm bài thực hành.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
 Nắm vững thao thác mở bảng tính
c) Bài tập 3: Mở bảng tính
- Mở bảng tính mới
- Mở bảng tính Danh sach lop em đã lưu ở BTH 1
Hoạt động 3: Thực hành nhập dữ liệu vào trang tính ( 15 phút)
* Hình thức tổ chức:
Vấn đáp, thực hành nhóm
* Nội dung hoạt động:
GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh làm trên máy.
HS: Chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và làm bài thực hành nhập dữ liệu như hình 21
Sau khi HS nhập xong, GV hướng dẫn HS lưu bài theo đúng thư mục
GV: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đi vòng quanh, quan sát và hướng dẫn nếu học sinh gặp vướng mắc.
* Chuẩn kiến thức cho học sinh:
Nhập dữ liệu chính xác
d) Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính
- Nhập thêm dữ liệu vào bảng tính Danh sach lop em /Hình 21
- Lưu với tên khác: So theo doi the luc
3. Hoạt động luyện tập: (3 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Gv củng cố lại kiến thức cho Hs
4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (1 phút)
	- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
 5. Dặn dò kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút)
- Thực hành lại các thao tác (nếu có điều kiện)
- Xem trước nội dung bài: “Thực Hiện Tính Toán Trên Trang Tính”
Nghĩa Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2020
BGH( ký duyệt)
Tuần 5	
Ngày soạn: 23 / 9 /2020.	 
Ngày dạy: / 9 /2020. 
Bài: 3 THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH 
Tiết PPCT: 9.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, khối ô, địa chỉ ô.
 2. Kỹ năng:
- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ca_nam_nam_hoc_2020_2.doc