Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương

Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương

I. Xác định vấn đề cần giải quyết

Chương trình hiện hành được thực hiện ở 4 tiết học riêng biệt.

Bài 5. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

Bài 7 . Gương cầu lồi

Bài 8. Gương cầu lõm

Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, ba bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :

II. Mục tiêu bài học

 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 a) Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.

- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm.

 - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

 - Nêu được ứng dụng của các gương

 b) Kỹ năng :

 - Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.

 - Vẽ được chùm tia phản xạ hội tụ, song song khi có chùm tia phân kì, song song đặt trước GCLõm.

 

doc 11 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết 5-6-7- 8
Chủ đề: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI CÁC GƯƠNG
(4 tiết)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết
Chương trình hiện hành được thực hiện ở 4 tiết học riêng biệt.
Bài 5. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Bài 7 . Gương cầu lồi
Bài 8. Gương cầu lõm 
Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, ba bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :
II. Mục tiêu bài học
 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	a) Kiến thức: 
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm. 
	- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
	- Nêu được ứng dụng của các gương
	b) Kỹ năng :
	- Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.
	- Vẽ được chùm tia phản xạ hội tụ, song song khi có chùm tia phân kì, song song đặt trước GCLõm.
c. Thái độ :
	- Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.
	- Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm
d. GD bv mt: 
	- Biết ứng dụng gương cầu lồi vào thực tế
	- Biết cách sd năng lượng mặt trời tập trung một chỗ bằng gương cầu lõm để góp phần tiết kiệm, bv mt.
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
a. Định hướng các năng lực được hình thành 
Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên. Bảng phụ và phấn màu.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính trong có giá đỡ, 2 cây nến, 1 tờ giấy, 2 vật bất kì giống nhau.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
	Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học.
	Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đặt vấn đề bằng cách cho học sinh khởi động đọc SGK và quan sát hình 5.2, 7.1, 8.1 nhận biết các ảnh qua gương. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
	Trên cơ sở đó đưa ra phương án thí nghiệm và tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm. Học sinh được làm thí nghiệm, thu thập kết quả trong ba trường hợp dùng: gương phẳng, gương cầu lồi, gương lõm.
	Sau khi được hệ thống hóa kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, những tình huống trong thực tiễn, đưa ra những nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ở ngoài lớp học.
	Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
Khởi động 
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
- Thiết kế phương án thí nghiệm từng loại gương.
30 phút
2
- Tìm hiểu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lòi, gương cầu lõm
10 phút
Hoạt động 3
- Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
25 phút
Hoạt động 4
- Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
20 phút
Hoạt động 5
Bài tập vẽ ảnh của vật qua gương phẳng
45 phút
3
Luyện tập
Hoạt động 6
- Hệ thống hóa kiến thức;
- Giải bài tập
25 phút
4
Vận dụng
Hoạt động 7
Hướng dẫn về nhà 
20 phút
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cho hs quan sát các loại gương.
? Hãy cho biết đâu là gương phẳng
-yêu cầu hs quan sát hình 5.1 SGK
- GV: Yêu cầu HS đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài .
- GV: Gọi vài HS nêu ý kiến
- HS quan sát thảo luận trả lời
- HS quan hình 5.1 SGK
- HS đọc
- HS nêu ý kiến cá nhân
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động trả lời 
Theo câu hỏi gv
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs
- GV đặt vấn đề: Cái mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng như gương . Bài này sẽ nghiên cứu những tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
-Học sinh nhận xét
Bước 2:Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
 - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm. 
	- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
	- Nêu được ứng dụng của các gương
Phương pháp dạy học: nhóm, thuyết trình, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 2: - Thiết kế phương án thí nghiệm từng loại gương. 
- Tìm hiểu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lòi, gương cầu lõm (40 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Gv giới thiệu và phát dụng cụ thí nghiệm
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
- hs lắng nghe và nhận dụng cụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm
Phát phiếu số 1 để hoàn thành
- Hs tiến hành thí nghiệm hình 5.2; 5.3; 7.1; 7.28.1 sau đó hoàn thành phiếu số 1 
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
Gv nhận xét qua phiếu số 1
- gv nhận xét quá trình hoạt động nhóm của hs
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
Phiếu số 1
Gương phẳng
Gương cầu lồi
Gương cầu lõm
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng .hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .độ lớn của vật.
- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng .nhau.
- Nêu ứng dụng .. 
- Là ảnh .không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh .hơn vật
- Nêu ứng dụng: 
- Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ..không thấy được trên màn chắn và ..vật
- Nêu ứng dụng .
Hoạt động 3: - Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (25 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn thí nghiệm hình 7.3
Hs lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm sau đó hoàn thành phiếu số 2
- Hs tiến hành thí nghiệm hình 7.3 sau đó hoàn thành phiếu số 2 
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trình bày kết quả phiếu số 2 lên bảng
- Đại diện nhóm báo cáo
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả phiếu số 2
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 2
1/ So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi.
2/ kết luận: nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 4: - Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (20 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giới thiệu thí nghiệm hình 8.2
Hs lắng nghe
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv thực hiện làm mẫu thí nghiệm hình 8.2
Yêu cầu hs quan sát sau đó hoàn thành kết luận
- Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản cạ .tại một điểm trước gương
Đại diện hs lên quan sát 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu hs hoàn thành kết luận
Đại diện hs hoàn thành kết luận
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Hs nhận xét bạn trả lời
Hoạt động 5: Bài tập 45 phút
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người
Học sinh chuẩn bị phiếu học tập số 3
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn cách vẽ
 - Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
 - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 * Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.
 * Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:
 - Định luật phản xạ ánh sáng.
 - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
GV phát phiếu số 3 yêu cầu hs hoàn thành trên giấy A0
HSlắng nghe và quan sát 
Hs lắng nghe
HS quan sát phiếu học tập số 3 và thảo luận trả lời 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy và trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 3
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét kết quả phiếu số 3
Hs nhận xét chéo
Phiếu số 3
A
B
B
A
S
Bước 3: Luyện tập (25 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người
Học sinh chuẩn bị phiếu học tập số 4
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu số 4 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
HS quan sát phiếu học tập số 4 và thảo luận trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy và trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 4
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét kết quả phiếu số 4
Hs nhận xét chéo
Phiếu số 4
Bài 1: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3m B. 3,2m C. 1,5m D. 1,6m
Bài 2: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Bài 3: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Bài 4: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi ..ảnh tạo bởi gương phẳng.
A. nhỏ hơn B. bằng C. lớn hơn D. nhỏ hơn hoặc bằng
Bài 5: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:
A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng
Bài 6: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. Hội tụ B. Song song C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng
Bài 7: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng (20 phút) 
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người
Học sinh chuẩn bị phiếu học tập số 5
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu số 5 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
HS quan sát phiếu học tập số 5 và thảo luận trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy và trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 5
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét kết quả phiếu số 5
Hs nhận xét chéo
Phiếu số 5
Câu 1: Tìm hiểu một số ứng dụng của gương cầu lồi
Câu 2: Hãy vẽ ảnh của 1mũi tên
A
B
Câu 3: Tại sao người ta có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng.
- Dặn dò:
+ Học bài
+ Chuẩn bị ôn tập chương
+ Đọc nội dung có thể em chưa biết
* Tích hợp môi trường
- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
Trả lời câu 1
- Làm gương chiếu hậu xe ô tô, xe máy.
- Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Câu 3: Vì: Gương cầu lõm có tác dụng tập trung ánh sáng theo một hướng hoặc một điểm mà ta cần chiếu sáng. Vì vậy, việc sử dụng thiết bị có gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng hoạt động dựa vào việc ánh sáng mặt Trời mang nhiệt, khi có chùm sáng song song từ Mặt Trời chiếu đến gương thì gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước làm cho nhiệt độ tại vị trí đó tăng cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_chu_de_anh_cua_vat_tao_boi_cac_guong.doc