Giáo án Vật lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017

Giáo án Vật lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức.

- Biết được có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

- Hiểu được vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

 2. Kĩ năng.

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

 3. Thái độ : Yêu thích vật lý

 II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên.

Cho mỗi nhóm : Một thước nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, miếng kim loại, giấy vụn, butù thông mạch, quả cầu bấc, giá đỡ, mảnh len, mảnh lụa,

 2. Học sinh.

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ. Không

 3.Bài mới.

 • Đặt vấn đề : Đặt vấn đề giống mở bài trong sách. giới thiệu sự nhiễm điện do cọ xát và tầm quan trọng trong cuộc sống.

 

doc 45 trang Trịnh Thu Thảo 29/05/2022 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	15/01/2017
 Ngày dạy:	16/01/2017	7A,B
TIẾT 19, BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- Biết được có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Hiểu được vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
	2. Kĩ năng.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. 
	3. Thái độ : Yêu thích vật lý
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
Cho mỗi nhóm : Một thước nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, miếng kim loại, giấy vụn, butù thông mạch, quả cầu bấc, giá đỡ, mảnh len, mảnh lụa,
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ. Không
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề : Đặt vấn đề giống mở bài trong sách. giới thiệu sự nhiễm điện do cọ xát và tầm quan trọng trong cuộc sống. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm TN 1 phát hiện một số vật sau khi bị cọ xát nó có tính chất mới
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước
HS Đưa thước nhựa, thanh thuỷ tinh mảnh nilông chưa cọ xát đến gần những mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa xốp xem có hiện tượng gì xảy ra không?
Sau đó cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô rồi đưa chúng lại gần những mảnh giấy vụ và quả cầu nhựa xốp. 
Làm TN tương tự nhưng cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và cho kết quả. 
-HS làm TN theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. Nhóm HS thảo luận, lựa chọn tư thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận
- Kết luận 1: 
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 
Có thể làm nhiễm điện điện vật bằng cách cọ xát
Hoạt động 2: Phát hiện vật sau khi bị cọ xát bị nhiễm điện (Mang điện tích).
TN2: Khi cọ xát vật bị nóng lên và nó hút được vật khác. Thử áp nhẹ thước nhựa vào chai nước nóng và đem thước nhựa lại gần giấy vụn xem giấy vụn có bị hút không?
Nếu có nam châm xem nam châm có hút giấy vụn không?
Cho HS làm TN hình 17. 2 và nêu lên kết luận. 
HS làm TN và trả lời
Kết luận 2:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Vật bị nhiễm điện(Vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Hoạt động 3: Vận dụng
C1: Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra?
C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí?
C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
II. Vận dụng:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải.
	4. Củng cố. Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5. Dặn dò. 	
- Cho HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. 
- Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 17. 1,17. 2 SBT
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy 
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	15/01/2017
 Ngày dạy:	20/01/2017	7B
	21/01/2017	7A
TIẾT 20, BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- HS biết được hai loại điện: Đó là điện tích âm và điện tích dương, hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân mang điện tích âm, nguyên tử trung hoà về điện. 
- Biết vật nhận thêm electron thì vật mang điện tích âm, vật mất electron thì vật mang điện tích dương.
	2. Kĩ năng. Giải thích một số hiện tượng vật lý liên quan.
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên. 
Cho mỗi nhóm HS : Thanh thuỷ tinh hữu cơ, hai thanh nhựa sẫm màu 20cm có đục lỗ ở giữa, hai mảnh nilông màu trắng đục kích thước giống nhau, 1 bút chì, 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, một trục quay có mũi nhọn thẳng đứng.
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề : Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác như giấy vụn. Nếu thay giấy vụn bằng vật nhiễm điện thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào tìm hiểu bài 18. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hai loại điện tích
Gọi 1 HS đọc TN 1
Để làm được TN trên ta cần dùng những dụng cụ nào ?
Lưu ý trong khi làm TN. 
Kiểm tra hai mảnh nilông trước khi cọ xát. 
Cọ xát theo một chiều và số lần giống nhau. 
Tránh ảnh hưởng của gió. 
Gọi 1 HS rút ra KL
Vì sao thanh thuỷ tinh và thanh nhựa lại nhiễm điện khác loại?
Đọc
Nêu các dụng cụ TN cần dùng
HS làm TN và thảo luận theo nhóm
HS làm TN và nêu lên nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 
HS làm TN và nêu lên nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. 
Vì thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại nên chúng đã hút nhau. 
HS rút ra kết luận: Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương:
Hoạt động 2: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng của chúng.
Thông báo và qui ước về điện tích. 
Cho HS giải thích C1:
C1: Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cùng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích âm hay điện tích dương? Tại sao?
C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương. 
HS thu thập thông tin của GV vừa thông báo và xem thêm trong SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Những điện tích trên ở đâu có? Đề tìm hiểu vấn đề này chúng ta hãy vào phần tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. 
Thông báo với HS nội dung sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Kích thước, hạt nhân, electron và tính chất trung hoà về điện của nguyên tử, electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và từ vật này sang vật khác 
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời các câu C2,C3,C4. 
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
 -
 -
 -
 -
 + +
 +
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. 
Hoạt động 4: Vận dụng
C2: Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vậtđều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật?
C3: Tại sao trước khi cọ xát,các vật không hút các vụn giấy nhỏ?
C4: Sau khi cọ xát các vật nào trong hình 18. 5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương và vật nào nhiễm điện âm?
C2: Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 
C3: Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện, các điện tích âm và điện tích dương hoà lẫn vào nhau. 
C4: Sau khi cọ xát mãnh vải nhiễm điện dương (Có 6 dấu + và 3 dấu -). Thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu trừ – và 4 dấu +). 
- Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. 
- Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
	4. Củng cố. : Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
	5. Dặn dò. Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 18. 1,18. 2 SBT.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	05/02/2017
 Ngày dạy:	06/02/2017	7A,B
TIẾT 21, BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- Mô tả TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện.
- Nêu được tác dụng chung của dòng điện là là tạo ra dòng điện và nhận biết các nhiễm điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm).
- Biết được cách mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối hoạt động để đèn sáng.
	2. Kĩ năng. Mắc được một số mạch điện đơn giản.
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
- Hình vẽ 19. 1,19. 2. Pin, acquy, đinamô của xe đạp. 
- Nhóm HS: Một mảnh kim loại mỏng, mảnh phim nhựa, bút thử điện, dụng cụ sử dụng của bài 17, pin đèn, bóng đèn pin tháo sẵn vào đế đèn, một công tác, năm đoạn dây nối (30cm). 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề
Cho Hs nêu lợi ích và thuận tiện khi dùng điện. 
“ Có điện” và”Mất điện” có nghĩa là gì? Có phải”có điện tích” và”mất điện tích” không?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì?
C1: Hãy tìm hiểu sự tương tự của dòng điện và dòng nước. 
Cho HS quan sát hình vẽ 19. 1 và nêu sự tương tự:
Mảnh phim nhựa tương tự như bình nước. 
Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như nước đựng trong bình. 
Ống thoát nước. 
Điện tích di chuyển qua miếng tôn, bóng đèn từ tay tương tự như nước chảy qua ống thoát. 
Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như nước trong bình vơi đi. 
C2: Khi nước chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn sáng lại?. HS nhận xét
Dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện. 
HS thu thập thông tin từ GV và SGK, hình vẽ và rút ra nhận xét và kết luận
C1: 
a. Mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. 
b. Điện tích dịch chuyển qua bóng đèn đến tay tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. 
C2: Muốn đèn sáng thì cần phải cọ xát mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã chạm với mảnh phim nhựa. 
HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
Thông báo tác dụng của nguồn điện như SGK và hai cực của pin,acquy. Kể tên các nguồn điện và mô tả các cực dương và cực âm của mỗi nguồn điện đó. 
C3. Các nguồn điện có trong hình19. 2,ø các nguồn điện mà em biết và các cực dương và âm của mỗi nguồn:
Pin tròn: Đáy bằng(-); núm nhô lên (+). 
Pin vuông: Đầu loe(-); đầu khum tròn(+). 
Pin cúc áo: Đáy tròn nhỏ(-); đáy tròn lớn(+)
Acquy: Cực ghi dấu(-); cực ghi dấu(+).
HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời
C3: Các nguồn điện trong hình 19. 2; Pin tiểu,pin vuông, pin tròn, pin dạng cúc áo,acquy. 
Các nguồn điện khác: pin mặt trời, máy phát điện xách tay, đinamô xe đạp, máy phát thuỷ điện nhỏ, ổ lấy điện trong gia đình. 
HS mắc điện hình 19. 3 SGK
Hoạt động 3: Mắc mạch điện
Hướng dẫn học sinh: Với pin, bóng đèn, công tắc và dây điện để đảm bảo đèn sáng. 
HS mắc điện hình 19. 3 SGK
Hoạt động 4: Vận dụng
C4: Cho các cụm từ và các từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho. 
C5: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?. 
C6: Đinamô xe đạp tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện hoạt động thắp sáng đèn?
C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. 
C5: Đèn pin, đồng hồ điện tử, radiô, máy tính. 
C6: Ấn đinamô để núm xoay của nó tỳ sát vào vành xe đạp. Khi bánh xe quay. dây nối từ đinamô tới đèn trở thành mạch kín. Nên đèn sáng.
	4. Củng cố. Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5. Dặn dò. Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 19. 1,19. 2 SBT. 
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	05/02/2017
 Ngày dạy:	10/02/2017	7B
	11/02/2017	7A
TIẾT 22, BÀI 20: CHẤT DẪN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- Nhận biết được chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện (Hoặc vật liệu dẫn điện) và một số vật liệu cách điện (Hoặc vật liệu cách điện)
	2. Kĩ năng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electrôn tự do dịch chuyển có hướng
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
Cá lớp: Một số thiết bị dùng điện: Bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại quạt điện. 
Hình vẽ lớn:Hình 20. 1, 20. 3 SGK. 
Nhóm HS: Một bóng đèn có đui cài hoặc đui xoắn, một một đoạn dây cắm, pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây điện(30 cm) có mỏ kẹp, dây đồng, dây thép, dây nhôm, thanh thuỷ tinh, vỏ nhựa bút bi, ruột bút chì, miếng sứ. 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề Đặt vấn đề giống trong phần mở bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện
C1: Quan sát và nhận biết hình 20. 1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:
Các bộ phận dẫn điện là. . . . 
Các bộ phận dẫn điện là. . . . 
HS thu thập thông tin từ GV và SGK, thảo luận nhóm, trả lời. 
C1: 
1. Các bộ phận dẫn điện là: Dây tóc, trục hai đầu dây đèn, hai chốt cắm,lõi dây phích cắm. 
2. Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, truỷ tinh trong bóng đèn,vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây của phích cắm. 
Hoạt động 2: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
HS làm TN tương tự SGK trả lời câu hỏi C2, C3. 
C2: Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật liệu dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật liệu cách điện 
C3: Hãy kể tên một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. 
C2: Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện là: Dây đồng, nhôm, kẽm. 
Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là: Sứ, gỗ, thuỷ tinh, cao su, nhựa. 
C3: Trong trong công tắc điện khi bật công tắc thì đèn sáng, còn khi tắt công tắc thì đèn tắt, giữa hai chốt công tắc là không khí. Vậy bình thường thì không khí không dẫn điện 
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại
Thông báo nội dung ở mục II với HS. Nêu các câu cho HS trả lời. 
C4: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích âm và hạt nào mang điện tích dương?
C5: Hãy cho biết trong mô hình 20. 3. 
- Ký hiệu nào biễu diễn các electron tự do?
- Ký hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử? Chúng mang điện tích gì? Vì sao?
C6: Hãy cho biết electron bị cực nào của pin đẩy, cực nào của pin hút? Hình 20. 4. Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều chuyển dịch có hướng của chúng
HS thu thập thông tin từ thông báo của GV, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm. 
C5:Các electron tự do là các còng tròn nhỏ có dấu(-) phần còn lại là những vòng tròn lớn bị khuyết có dấu (+) mang điện tích dương vì nguyên tử thiếu electron. 
C6: Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên như hình vẽ. 
Hoạt động 4: Vận dụng
C7: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện. 
a. Thanh củi khô. 
b. Một đoạn ruột bút chì. 
c. Một đoạn dây nhựa. 
d. Thanh thuỷ tinh. 
C8: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào thường dùng nhiều nhất là: a. Sứ; b. Thuỷ tinh; c. Nhựa; d. Cao su. 
C9: Trong vật nào dưới đây không có các êlectron tự do?
a. Một đoạn dây thép. 
b. Một đoạn dây đồng. 
c. Một đoạn dây nhựa. 
d. Một đoạn dây nhôm. 
C7: b. Một đoạn bút chì. 
C8: c. Nhựa. 
C9: c. Một đoạn dây nhựa. 
	4. Củng cố. Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5. Dặn dò. Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 20. 1,20. 2 SBT.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	12/02/2017
 Ngày dạy:	13/02/2017	7A,B
TIẾT 23, BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức. Biết cách vẽ sơ đồ mạch điện
	2. Kĩ năng. 
- Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. 
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
Cả lớp: Hình vẽ to các bảng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện giống SGK và sơ đồ mạch điện của một bóng đèn, TV. 
Nhóm HS: Một pin đèn, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây điện 30cm, 1 đèn pin có sẵn pin bằng vỏ nhựa. 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ. Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 20. 1,20. 2 SBT. 
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề : Những mạch điện phức tạp như mạch điện gia đình, mạch điện trong xe gắn máy hay mạch điện của TV thì các thợ điện căn cứ vào đâu để mắc các mạch điện đúng như yâu cầu cần có?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Sử dụng ký hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ.
Cho HS tìm hiểu một số bộ phận của mạch điện đơn giản theo tranh vẽ to của GV và trả lời các câu C1, C2, C3. 
C1: Sử dụng các kí hiệu ở bảng, hãy vẽ sơ đồ mạch điện 19. 3 (trang 54 SGK) theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như hình này. 
C2:Hãy vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ đã cẽ bằng cách thay đổi vị trí các ký hiệu trong sơ đồ này. 
C3: Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc đảm bảo mạch kín và đèn sáng. 
HS thu thập thông tin từ GV thông báo, từ nội dung mục 1 SGK. 
Nhóm HS thực hiện GV kiểm tra. 
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng
Hoạt động 2: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước.
GV thông báo về quy ước chiều dòng điện, minh họa cho cả lớp như hình 21. 1a HS làm vận dụng câu C4, C5. 
C4: Xem hình 20. 4 so sánh và quy ước chiều của dòng điện và chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại. 
C5: Hãy dùng mũi tên như trong sơ đồ mạch điện hình 21. 1a để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21. 1b, c,d. 
C4: Ngược chiều nhau
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Dòng điện được cung cấp bởi pin, acquy có chiều không thay đổi gọi là dòng điện một chiều. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin.
C6: 
a. Nguồn điện của đèn pin gồm mấy chiếc pin? Ký hiệu nào trong bảng cho trong bảng trên đây tương ứng với nguồn điện này? Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin?
b. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên ký hiệu chiều dòng điện này khi công tắc đóng.
HS quan sát đèn pin và trả lời câu C6. 
a. Gồm hai pin. Ký hiệu 
 + -
- Thông thường cực dương của đèn pin thường được lắp về phía đầu của đèn pin. 
b. Vẽ sơ đồ:
 + -
	4. Củng cố. Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5. Dặn dò. Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 21. 1,21. 2 SBT. 
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	19/02/2017
 Ngày dạy:	20/02/2017	7A,B
TIẾT 24, BÀI 22: 
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức. Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên, kể tên được 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
	2. Kĩ năng. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên. Một biến thế chỉnh lưu nắn dòng từ 220V xoay chiều cho các đầu ra một chiều 12V –9V –6V – 3V; công suất 15W; 5 dây nối 40cm; 1 công tắc; 1 đoạn dây sắt mảnh 30cm; 5 mảnh giấy nhỏ (2cm x 5cm), một số cầu chì trong TV,xe máy, mạng điện gia đình, 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề GV thông báo có những tác dụng của dòng điện. Trong bài này và bài học tiếp theo, chúng ta lần lượt tìm hiểu tác dụng của nó. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
C1: Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi dòng điện chạy qua. 
C2: Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22. 1 và tìm hiểu các nội dung sau đây:
a. Khi đén sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác nhận điều đó?
b. Bộ phận nào của đèn bị đốt mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
c. Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500 0C. 
Bảng trên cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
C3: Quan sát thí nghiệm của GV được bố trí như hình 22. 2 và hãy cho biết:
a. Có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy khi GV đóng công tắc?
b. Từ quan sát trên,hãy cho biết dòng điện đã gây tác dụng gì với dây sắt AB. 
GV thông báo khi vật nóng đén 500 0C thì vật bắt đầu phát ra ánh sáng thấy được. 
C4: Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện, dây dẫn có thể nóng trên 3270C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đoạn dây chì với mạch điện?
Đèn sáng, quạt điện quay, nồi cơm điện nóng, bàn ủi nóng,. . . 
HS thảo luận chung và xác nhận chính xác các dụng cụ đó. Tra bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất để xem nhiệt độ nóng chảy của các chất. 
C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện: Bóng đèn dây tóc, nồi cơm diện, bếp điện, bàn ủi, máy sấy tóc,. . . 
 C2:
a. Có, bằng cách để tay lại gần bóng đèn. 
b. Dây tóc của bóng đèn bị đót mạnh nhất và phát sáng. 
c. Vì khi đèn sáng bình thường thì dây tóc thường toả ra một nhiệt độ khoảng 25000 C nên các chất thường chảy ra, còn vônfram không bị chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vônfram là 33700C. 
C3:HS quan sát thảo luận và trả lời
a. Mảnh giấy bị đứt rơi xuống. 
b. Dòng điện làm sợi dây nóng lên làm cho giấy bị cháy đứt. 
C4: Khi nhiệt độ lên đến 3270C thì chì nóng chảy và bị đứt. Mạch điện bị hở (ngắt mạch) tránh máy móc bị hư hại và tổn thất. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
Cho HS quan sát bóng đèn của bút thử điện sau đó lắp trở lại và cắm bút trở lại một trong hai lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát vùng phát sáng của bóng đèn. 
C5:Trong bóng đèn của bút thử điện (Hình 22. 3) có chứa khí neon. Hãy nêu nhận xét về hai đầu dâybên trong của nó. 
C6: Hãy quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng và trả lời câu hỏi sau đây: Đèn sáng do hai đầu dây đèn hay do vùng chất khí giữa hai đầu dây này phát sáng?
Đèn LED làm bằng vật liệu bán dẫn với hợp chất Gali – Asen – Photpho. Khi có một hiệu điện thế đặt vào LED theo chiều thuận, các electron ở mức năng lượng trên chuyển xuống mức năng lượng dưới còn trống. Năng lượng được giải phóng dưới dạng điện tư øcó bước sóng ở vùng ánh sáng nhìn thấy được. Đèn LED chỉ dùng hiệu điện thế khoảng từ 2V đến 6V. Dưới 2V đèn không sáng, quá 6 V đèn có thể bị hỏng. 
C7: Đảo ngược hai đầu dây đèn, nhận xét xem khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn?
HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi. 
C5: Hai đầu dây trong bóng đèn tách rời nhau. 
C6: đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng. 
HS đọc nội dung mục 2 để thu thập thông tin. Làm TN theo sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi
Bóng đèn bút thử điện
(Hình 22. 3) 
Hình 22. 4 Ảnh chụp phóng to đèn điốt phát quang. 
C7:Đèn điốt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nối với cực dương của pin và bản kim loại to hơn được nối với cực âm. 
Chất khí và chất bán dẫn có thể dẫn điện ở điều kiện nhất định. 
Hoạt động 3: Vận dụng
Ta biết kim loại dẫn điện. Qua bài này ta còn biết những vật liệu (chất) nào khác có thể dẫn điện?
C8: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường. 
a. Bóng đèn bút thử điện. 
b. Đèn điốt phát quang. 
c. Quạt điện. 
d. đồng hồ dùng pin. 
e. Không có trường hợp nào. 
C9: Cho sơ đồ mạch điện hình 22. 5 nguồn điện là một chiếc pin với các cực (+) và (-) chưa biết. Hãy nêu cách làm khi sử dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực dương và chiều dòng điện trong mạch.
LED
PIN
C8: e. Không có trường hợp nào. 
 A B K 
Hình 22. 5
C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì A là cực dương của nguồn điện và ngược lại.
	4. Củng cố. Cho HS đọc nội dung ghi nhớ
	5. Dặn dò.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	26/02/2017
 Ngày dạy:	27/02/2017	7A,B
TIẾT 25, BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức. Nêu được các biểu hiện tác dung sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người
	2. Kĩ năng.
- Mô tả TN hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện
- Mô tả TN hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng hoá học của dòng điện
	3. Thái độ. Yêu thích vật lý.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
Cả lớp: Một cuộn dây cuốn sẵn làm nam châm điện, dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm, 1 chuông điện 6V, 1 acquy 12V, 1 bóng đèn 6V, cặp pin đại 1. 5V, đế lắp pin, 1 công tắc, 1 bình đựng dung dịch sunfat (CuSO4) với nắp nhựa có lắp hai điện cực bằng than chì, 6 đoạn dây nối 40cm, tranh vẽ to sơ đồ chuông điện. 
 	Nhóm HS: Một nam châm điện, hai pin loại 1. 5V, đế lắp pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối 30cm, một kim nam châm, đinh sắt, một vài dây thép, vài mẫu dây đông, thép. 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề : Cho HS đọc phần mở bài để gợi ý đi vào bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu nam châm điện
Cho HS quan sát nam châm vĩnh cửu, tính chất của chúng là hút sắt thép, lam quay kim nam châm, chỉ ra cực từ của nam châm vĩnh cưủ. 
C1: 
a. Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẫu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt, khi công tắc đóng. 
b. Đưa kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết cực nào của kim nam châm bị hút cực nào bị đẩy. 
Nhóm HS khảo sát tính chất từ nam châm, sử dụng cuộn dây đã quấn sẵn để lắp mạch điện như hình vẽ23. 1. Tiến hành các bước ở câu C1. So sánh tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy quavới tính chất từ của nam châm để rút ra kết luận cần có. 
C1:
a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi công tắc ngắt, đinh sắt nhỏ rơi ra. 
b. Một cực của kim nam châm bị hút hoặc bị đẩy. 
Nhóm HS tự nghiên cứu, thảo luận về hoạt động của chuông điện và trả lời các câu hỏi C2,C3,C4. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.
Đóng công tắc cho chuông điện hoạt động, nêu câu hỏi: Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? GV giải thích các bộ phận của chuông điện qua tranh vẽ. Gv thông báo tác dụng cơ học của dòng điện
C2: Khi đóng công tắc có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, vơí miếng sắt và đầu gõ của chuông?
C3: Ngay sau đó mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm?
C4: Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?
C2: Dòng diện chạy qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu. 
C3: Ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm, khi hở mạch cuộn dây không có dòng điện chạy qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm. 
C4: Khi miếng sắt trở lại tì sát tiếp điểm mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất rừ. Cuộn dây lại hút miếng sắ, chuông kêu. Mạch lại hở, cứ như vậy cho đến khi đóng công tắc. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện.
Nếu sơ ý sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng., điện giật là gì?
HĐ6: Vận dụng. 
C7:Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
C8: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
C7: Một cuôn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. 
C8: Hút các giấy vụn.
	4. Củng cố. Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5. Dặn dò. Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 23. 1,23. 2,23. 3 SBT. Xem trước bài 24 cho tiết học tới.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
..................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_hoc_ky_2_nam_hoc_2016_2017.doc