Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1, Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1, Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

 - Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .

 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng .

 - Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

2. Kỹ năng : Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng .

3. Thái độ : Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được .

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ:

 - Nhóm HS: Một hộp kín bên trong có bóng đèn và pin

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1, Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1
CHƯƠNG I QUANG HỌC
BÀI 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – 
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :
 - Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . 
 - Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng : Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng .
3. Thái độ : Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được .
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. CHUẨN BỊ:
 - Nhóm HS: Một hộp kín bên trong có bóng đèn và pin 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu hs quan sát hình 1.1 
-Yêu cầu nhóm Hs đọc mở bài trong SGK.
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
hình 1. 1 bạn học sinh có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ bóng đèn pin phát ra không?
Hs đọc mở bài trong SGK.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Có khi nào mở mắt mà ta không nhìn thấy vật để trước mắt không?
- Khi nào ta mới nhìn thấy một vật?
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
Để có câu trả lời đúng, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học 1. 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ( 7 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu hs quan sát hình 1.1 và đọc mục I
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu 1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng có điều kiện gì giống nhau?
Câu 2: Mắt ta nhận biết ánh sáng khi có .truyền vào mắt ta.
HS nghiên cứu SGK trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Yêu cầu hs trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Hs trả lời
Câu 1:có đk giống nhau là có ánh truyền vào mắt ta
Câu 2: Mắt ta nhận biết ánh sáng khi có(ánh sáng) truyền vào mắt ta.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Ta nhìn thấy một vật. Nguồn sáng và vật sáng? ( 13 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
- Yêu cầu hs quan sát hình 1.2a, hình 1.2b, hình 1.3
HS nghiên cứu SGK trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
-Gv nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi có .truyền vào mắt ta
Câu 2: Dây tóc bóng đèn tự nó ánh sáng gọi là nguồn sáng
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng ..ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng
Câu 3: cho ví dụ về vật sáng, nguồn sáng
Bước 3: Luyện tập ( 10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
 D. Vì vật được chiếu sáng.
Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
 A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy
 C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng
Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
 A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
 B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
 C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng
 D. Các câu trên đều đúng
Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
 A. Ngọn nến đang cháy.
 B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
 C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
 D. Mặt Trời.
Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
 A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
 C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy
 D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
 Bài 6: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
 A. Bản thân quyển sách có màu đỏ
 B. Quyển sách là một vật sáng
 C. Quyển sách là một nguồn sáng
 D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
-Gv nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Bài 1: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
Bài 2: Ban đêm, trong phòng tối, ta nhìn thấy một điểm sáng trên bàn. Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng không.
Bài 3: Sưu tầm và nhóm những hình ảnh về nguồn sáng và vật sáng
(nếu không đủ thời gian yêu cầu hs trả lời bài 1, còn lại hs về nhà hoàn thành)
Dặn dò:
- Học bài
- Xem trước bài tiếp theo
- Đọc nội dung có thể em chưa biết
Gợi ý trả lời phiếu số 3
Bài1 (Vì mảnh giấy trắng là vật hắt lại ánh sáng mà ban đêm không bật đèn thì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy ⇒ Không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt vào mắt ⇒ Ta không nhìn thấy mảnh giấy) 
Bài2 (Tìm cách đảm bảo không cho ánh sáng từ bất cứ nơi nào trong phòng chiếu lên điểm sáng trên bàn, nếu ta vẫn nhìn thấy điểm sáng thì đó là nguồn sáng.
 Ví dụ: Dùng một thùng cattong kín úp lên điểm sáng và khoét một lỗ nhỏ sao cho ánh sáng không truyền vào trong được. Nếu điểm sáng vẫn sáng thì nó là nguồn sáng, ngược lại nếu điểm sáng không sáng nữa thì nó là vật hắt lại ánh sáng)
Bài 3: - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
 Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,...
 - Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
 Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_1_bai_1_nhan_biet_anh_sang_nguon_sang.doc