Giáo án Vật lí 7 - Tiết 15, Bài 13: Môi trường truyền âm

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 15, Bài 13: Môi trường truyền âm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền

trong chân không.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác

nhau.

2. Kĩ năng:

So sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường trên.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

- Nghiêm túc trong giờ học.

 4. Năng lực – Phẩm chất :

 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác,.

 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Trống+dùi, giá thí nghiệm, quả cầu bấc bình đựng nước, nguồn âm.

2. Học sinh:

- Trống+dùi, giá thí nghiệm, quả cầu bấc, đồng hồ bấm giây, dây treo.

 

doc 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 15, Bài 13: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 15
BÀI 13:MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền 
trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác 
nhau.
2. Kĩ năng:
So sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường trên.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
 4. Năng lực – Phẩm chất : 
 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác,... 
 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: 
- Trống+dùi, giá thí nghiệm, quả cầu bấc bình đựng nước, nguồn âm.
2. Học sinh: 
- Trống+dùi, giá thí nghiệm, quả cầu bấc, đồng hồ bấm giây, dây treo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu nhóm Hs đọc mở bài trong SGK.
Gv treo hình
Hs quan sát và lắng nghe
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?
Hs trả lời theo câu hỏi gv
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu cá nhân hs trả lời
Theo nội dung gv đưa
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá câu trả lời của hs
Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vậy âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào, qua những môi trường nào?
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: 
 - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền 
trong chân không.
 - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác 
nhau.
 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 2: Môi trường truyền âm ( 20 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm
- Gv giới thiệu dụng cụ
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Phát phiếu số 1
Hs chỉ là thí nghiệm hình 13.1,13.2
Gv làm thí nghiệm biểu diễn hình 13.3 
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Hs quan sát và hoàn thành vào phiếu
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs chỉ trình bày nội dung câu trả lời phần chữ in nghiên 
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
1. Sự truyền âm trong chất khí.
Hình 13.1
Có hiện thượng gì xảy ra với qủa bóng treo gần trống số ............ 2...........................
2. Sự truyền âm trong chất rắn.
Hình 13.2
? Qua thí nghiệm âm có thể truyền đến tai bạn không? Vậy âm truyền qua môi trường nào?
3. Sự truyền âm trong chất lỏng.
Hình 13.3
? Qua thí nghiệm âm có thể truyền đến tai mình không? Vậy âm truyền qua môi trường nào?
4. âm có thể truyền được trong chân không hay không?
Hình 13.4 
Gv thông báo
Âm không truyền qua chân không
(ghi có hoặc không vào chỗ ..)
...............
...............
 ..
1/ vận tóc truyền âm của chất rắn, lỏng, khí như thế nào?
2 * Kết luận: độ to của âm càng.........
Khi càng ở .........nguồn âm 
2* Kết luận: Âm có thể truyền qua môi trường như:.................................và không thể truyền qua ............................
- Ở các vị trí càng ..........nguồn âm thì am nghe càng ...............
Bước 3: Luyện tập ( 10 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
-Gv nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bê tông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất.
câu 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Câu 3: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?
A. Tấm nhựa B. Chân không C. Nước sôi D. Cao su
câu 4: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s B. 170 m/s C. 6420 m/s D. 1500 m/s
Câu 5: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
A. Nước B. không khí C. Thép D. Nhôm
* Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng 10 phút 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-YC đọc, suy nghĩ và trả lời C7, C8,C9,C10
Hs nhận nhiệm vụ theo yêu cầu gv
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trong 5 phút suy nghĩ hoàn thành
Đọc câu hỏi và trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu cá nhân hs trả lời
Hs trả lời
C7: âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường khí.
C8: khi ta lặn dưới nước vẫn có thể nghe thất tiếng nói chuyện ở trên bờ, chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường lỏng.
C9: vì chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí nên ta áp tai xuống đất mới nghe được tiếng vó ngựa.
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét và chốt lại câu trả lời
Yêu cầu hs về nhà tìm câu trả lời C10 
Hs nhận xét bạn trả lời
Dặn hs
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài tiếp cho giờ học sau.
* Rút kinh nghiệm:	
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_15_bai_13_moi_truong_truyen_am.doc