Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 22, Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện

Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 22, Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện

I- Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 _ Mô tả TN tạo ra dòng điện và nêu được định nghĩa dòng điện

_ Nêu được tính chất của nguồn điện, các cực của nguồn điện

_ Mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm: Pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối đèn sáng

 - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

2/ Kỹ năng: Biết làm TN, sử dụng bút thử điện.

3/ Thái độ: Trung thực, kiên trì, hợp tác, có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

4. Năng lực – Phẩm chất :

 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác,

 b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ

II. CHUẨN BỊ :

_ Tranh phóng to h19.1, h19.2, h19.3 SGK

_ 1 acquy, 1 số pin thật

_ 1 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện

Lưu ý : mỗi nhóm chuẩn bị 1 bước tình huống bị hở mạch.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 22, Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	
Tiết: 22	
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN –NGUỒN ĐIỆN
I- Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
 _ Mô tả TN tạo ra dòng điện và nêu được định nghĩa dòng điện
_ Nêu được tính chất của nguồn điện, các cực của nguồn điện
_ Mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm: Pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối đèn sáng
 - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
2/ Kỹ năng: Biết làm TN, sử dụng bút thử điện.
3/ Thái độ: Trung thực, kiên trì, hợp tác, có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Năng lực – Phẩm chất : 
 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác, 
 b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ
II. CHUẨN BỊ :
_ Tranh phóng to h19.1, h19.2, h19.3 SGK 
_ 1 acquy, 1 số pin thật
_ 1 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện
Lưu ý : mỗi nhóm chuẩn bị 1 bước tình huống bị hở mạch.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs đọc thông tin đầu bài
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 ? Nêu những ích lợi và thuận tiện khi sử dụng điện?
- Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì ?
Hs đọc mở bài trong SGK.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
Để có câu trả lời đúng, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học 1. 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: _ Mô tả TN tạo ra dòng điện và nêu được định nghĩa dòng điện
_ Nêu được tính chất của nguồn điện, các cực của nguồn điện
_ Mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm: Pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối đèn sáng
 - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện là gì? ( 10 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Giới thiệu hình 19.1
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua phiếu số 1
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
- Điện tích của mảnh phim nhựa tương tụ như trong bình
- Điện tích dịch chuyển từ nabhr phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước .từ bình A Xuống bình B
- Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích .. qua nó
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển .. 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu các nguồn điện thông dụng và mắc mạch điện đơn giản.(15 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu hình 19.2; 19.3
- Gv chia lớp thành 6 nhóm
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV thông báo tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực là cực dương (+), cực âm (-).
? hãy kể tên các nguồn điện có hình 19.2
? gv đưa 1 viên pin yêu cầu hs chỉ vị trí cực âm, dương
- phát phiếu số 2
Hs lắng nghe
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trả lời cá nhân
Yêu cầu thảo luận nhóm trong 5 phút hoàn thành phiếu số 2
- bình ắc quy, pin tiểu
- hs quan sát trả lời
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Nguyên nhân mạch hở
Cách khắc phục
Dây tóc đèn bị đứt.
Đui đèn tiếp xúc không tốt.
Các đầu dây tiếp xúc không tốt.
Dây đứt ngầm bên trong
Pin cũ
* Bước 3: Luyện tập 10 phú t
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Bài 1: Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?
A. Có cùng hình dạng, kích thước.
B. Có hai cực là dương và âm.
C. Có cùng cấu tạo.
D. Có hai cực âm
Bài 2: Dòng điện là:
A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
Bài 3: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy
B. Acquy
C. Bếp lửa
D. Đèn pin
Bài 4: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Bóng đèn điện đang phát.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
D. Rađio đang nói.
* Bước 4 : vận dụng, tìm tòi và mở rộng (5phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 4 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 4
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
Đại diện trả lời
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 4 
C4: Cho các cụm từ và các từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho.
C5: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?.
C6: Đinamô xe đạp tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện hoạt động thắp sáng đèn?
_ Làm bài tập 19.3
_ Đọc phần “có thể em chưa biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_22_bai_19_dong_dien_nguon_dien.doc