Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện

Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.

- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

2. Kỹ năng: mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	 
Tiết: 27	
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
2. Kỹ năng: mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. TÀI LIỆU - THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
- GV: Dụng cụ: ampe kế, vôn kế, mạch điện đơn giản
- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề ( tổ chức trò chơi)
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia làm thành 2 đội ( mỗi đội của 2 hs)
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát Phiếu số 1(được cắt và gấp lại)
- Gv hướng dẫn cách chơi
2 đội nhận phiếu
Hs lắng nghe
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- yêu cầu 2 đội ghép lại đúng ứng dụng của các dòng điện,
-báo tín hiệu hs bắt đầu
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
* tình huống học tập
Chúng ta thấy bóng đèn sáng thật là sáng, đôi khi chúng ta thấy đèn sáng mờ, vậy cường độ sáng của đèn là cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1 ( lựa chọn phù hợp)
1.Tác dụng Phát sáng
a.Mạ vàng
2.Tác dụng Nhiệt
b.Bóng đèn bút thử điện
3.Tác dụng Từ
c.Hút các các electron
4.Tác dụng hóa học
d.Chuông điện
5.Tác dụng sinh lí
e. tê liệt thần kinh
f.Hút các vụn giấy
Bếp điện
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
 - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện và ampe kế. ( 15 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Giới thiệu mạch điện TN hình 24.1
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thông báo: ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu. Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
GV: Tiến hành TN, điều chỉnh con chạy.
? Bóng đèn sáng như thế nào? Kim chỉ trên ampe kế thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành phần nhận xét.
GV: nhận xét chung.
- Thông báo về cường độ dòng điện, kí hiệu và đơn vị.
 1mA = 0.001A.
 1A = 1000mA.
? 10A=?
GV: Phát dụng cụ cho HS trả lời câu C1.
Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs trả lời
HS trả lời 10A= 10000mA
HS: Trả lời câu C1.(Tuỳ vào các ampe kế của các nhóm).
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
? Ampe kế dùng để làm gì?
? Dựa vào đâu để phân biệt ampe kế với dụng cụ khác?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Bóng đèn sáng mạnh, yếu.
HS: Hoàn thành phần nhận xét.
- Khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 3 : Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện. 10 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành nhiều nhóm 
hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu chốt (+), chốt (-) của ampe kế.
GV: Tiến hành cho HS mắc mạch điện hình 24.3 và làm theo yêu cầu như SGK
Chuẩn bị phiếu số 2- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hoàn thành phiếu số 2
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 2 
1/ vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 chỉ rỏ chốt dương, chốt âm của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
2/ Dựa vào bảng 2, hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo I qua dụng cụ nào?
3/ Dòng điện chạy qua đèn có cường độ .
Thì cáng
Bước 3: Luyện tập ( 10 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Bài 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là
A. V B. A C. U D. I
Bài 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:
A. cường độ dòng điện
B. hiệu điện thế
C. công suất điện
D. điện trở
Bài 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?
A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Bài 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.
Bài 5: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A
Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 10 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 4 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 4
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
-Gv nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 4
Bài 1:Làm bài tập
Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?
A. 0,3A
B. 1,0A
C. 250mA
D. 0,5A
Bài 2: đổi đơn vị
a. 0.15A= .ma
b. 0.35A= ..mA
c. 1250mA= A
d. 250Ma= A
Dặn dò:
- Học bài
- Xem trước bài tiếp theo
- Đọc nội dung có thể em chưa biết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_27_bai_24_cuong_do_dong_dien.doc