Giáo án Vật lí 7 - Tiết 33: Ôn tập học kì II

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 33: Ôn tập học kì II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn lại một số kiến thức đã học của chương nhằm giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học.

- Nắm được trình độ nhận thức của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.

2. Kỹ năng: Ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học.

3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 4. Năng lực, phẩm chất:

 * Năng lực :

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. TÀI LIỆU - THIẾT BỊ CẦN THIẾT:

 - GV: Hệ thống các câu hỏi và các câu trả lời.

 - HS: Ôn lại các kiến thức của chương.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 33: Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	
Tiết: 33 	
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn lại một số kiến thức đã học của chương nhằm giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học.
- Nắm được trình độ nhận thức của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
2. Kỹ năng: Ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học. 
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
 4. Năng lực, phẩm chất: 
 * Năng lực : 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. TÀI LIỆU - THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
	- GV: Hệ thống các câu hỏi và các câu trả lời.
	- HS: Ôn lại các kiến thức của chương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chọn 2 đội chơi ( mỗi đội 2 hs)
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho 2 đội chơi (phiếu được gấp lại) gv ra hiệu 2 đội bắt đầu làm
2 đội quan sát phiếu 1 trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên bảng 
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu số 1 (kết quả của 2 đội)
-Học sinh nhận xét
Phiếu số 1
 Hãy nối kết tên với kí hiệu phù hợp
Trên 25mA
Co giật các cơ
Trên 70mA
Làm tổn thương tim
Trên 10mA
Làm tim ngừng đập
Bước 2: Luyện tập ( 20 phút)
Mục tiêu: 
- Ôn lại một số kiến thức đã học của chương nhằm giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học.
- Nắm được trình độ nhận thức của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
Phương pháp dạy học: Nhóm, thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 2 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét qua kết quả phiếu số 2 các nhóm
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1: Những việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn đối với học sinh khi sử dụng điện:
	A. Làm thí nghiệm với dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
	B. Chơi thả diều gần đường dây tải điện.
	C. Phơi quần áo trên dây điện.
	D. Tự mình sửa chữa mạng điện gia đình.
Câu 2: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể :
A. Hút các vụn phấn.	B. Hút các vụn sắt.	
C. Hút các vụn giấy viết.	D. Hút các vụn bìa. 
Câu 3: Người ta ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện vào đồ dùng điện nào
A. Máy giặt .	B. Máy bơm nước C. Bàn là điện (Bản ủi).	D. Ti vi.
Câu 4: Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái :
A. Chữ V.	B. Chữ U. 	C. Chữ A. 	D. Chữ I. 
Câu 5: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách:
A. Cọ xát vật 
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm 
D. Nung nóng vật
Câu 6: Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
Câu 7: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?
Bước 3: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 20 phút)
Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm bài tập và giải quyết vấn đề
 Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 
Nhận phiếu số 3
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 3 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét qua kết quả phiếu số 3 các nhóm
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Câu 1: Vào những ngày thời tiết khô ráo, ta lau chùi gương soi bằng khăn bông khô thì vẫn có bụi vải bám vào gương. Hãy giải thích.
Câu 2: Cho nguồn điện 1 pin, 2 bóng đèn giống nhau, 1 khóa K đóng và một số dây dẫn. Khi đóng khóa K đèn sáng bình thường.
a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp 2 đèn mắc nối tiếp.
b. Biết U toàn mạch bằng U=6 V, U1= 1.5V . Tìm U2= ?
Phiếu số 4 (nếu còn thời gian cho hs làm tiếp, không thì hs về nhà làm)
Câu 1. Hãy cho 3 ví dụ về vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện
Câu 2. Sơ đồ mạch điện của đèn pin 3 pin
Câu 3. Đổi đơn vị
10A=..........mA
18A=...........mA
1000mA=........A
350mA=...........A
Câu 4. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện thường bám nhiều bụi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_33_on_tap_hoc_ki_ii.doc