Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Chủ đề 5: Phản xạ âm, Tiếng vang

Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Chủ đề 5: Phản xạ âm, Tiếng vang

1. Phản xạ âm – Tiếng vang

 - Âm thanh khi truyền đi nếu gặp vật chắn có bề mặt cứng, nhẵn thì âm bị dội ngược trở lại, âm đó là âm phản xạ hay gọi là tiếng vang.

 Ví dụ: Khi đứng ở trong hang động, nếu nói to thì một lúc sau ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.

 - Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được tiếng vang phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ được tiếng vang.

2. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

 - Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt cứng, nhẵn

 - Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt mềm, xù xì hay gồ ghề. Những vật phản xạ âm kém gọi là những vật hấp thụ âm tốt.

Bài 1: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.

B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.

D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

Bài 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ. B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.

D. Cả ba trường hợp trên

 

docx 3 trang bachkq715 4710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Chủ đề 5: Phản xạ âm, Tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5. PHẢN XẠ ÂM, TIẾNG VANG
1. Phản xạ âm – Tiếng vang
 - Âm thanh khi truyền đi nếu gặp vật chắn có bề mặt cứng, nhẵn thì âm bị dội ngược trở lại, âm đó là âm phản xạ hay gọi là tiếng vang.
 Ví dụ: Khi đứng ở trong hang động, nếu nói to thì một lúc sau ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.
 - Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được tiếng vang phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ được tiếng vang.
2. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
 - Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt cứng, nhẵn
 - Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt mềm, xù xì hay gồ ghề. Những vật phản xạ âm kém gọi là những vật hấp thụ âm tốt.
Bài 1: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.
D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
Bài 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ. 	B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên
Bài 3: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:
A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. 	B. Tấm kim loại, áo len, cao su.
C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.
D. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.
Bài 4: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
A. 1500 m 	B. 750 m 	C. 500 m 	D. 1000 m
Bài 5: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt.
C. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém.
D. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ.
Bài 6: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn. 	B. Âm truyền đi qua vật chắn.
C. Âm đi vòng qua vật chắn. 	D. Các loại âm trên
Bài 7: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 2s 	B. 1s 	C. 4s 	D. 3s
Bài 8: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm. 	B. Độ to, nhỏ của âm.
C. Độ cao, thấp của âm. 	D. Biên độ của âm.
Bài 9: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bê tông 	B. Cửa kính hai lớp 	C. Tấm rèm vải 	D. Cửa gỗ
Bài 10: Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?
A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.
B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.
CHỦ ĐỀ 6. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
 Khi môi trường có tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì môi trường đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
2. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
- Làm giảm thính lực của con người, gây điếc tai.
- Làm tăng các bệnh về thần kinh, tim mạch và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi.
- Khi có tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và khả năng làm việc.
3. Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
 Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường dùng các biện pháp sau:
 - Giảm độ to của âm phát ra.
 - Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn bằng các vật liệu cách âm (bê tông, gạch, xốp hay bông, trồng cây cối...).
 - Hướng âm thanh của tiếng ồn đi theo con đường khác.
 - Hấp thụ tiếng ồn bằng cách trên đường truyền của nó ta đặt những vật làm bằng xốp hay vật có hình dạng bề mặt xù xì...Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến lá cây phản xạ theo các hướng khác nhau. Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, tường phủ dạ, vải nhung để ngăn bớt âm truyền qua
Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?
A. Xây tường chắn để ngăn cách.
B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
D. Che cửa bằng các màn vải.
Bài 2: Câu nào sau đây là sai?
A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.
B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.
C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.
D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi. 	D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Bài 4: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Gần đường ray xe lửa 	B. Gần sân bay 	C. Gần ao hồ 	D. Gần đường cao tốc
Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
A. Làm trần nhà bằng xốp 	B. Trồng cây xanh
C. Bao kín các thiết bị gây ồn 	D. Cả A, B, C
Bài 6: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:
A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn 	B. thay động cơ của máy nổ
C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn 	D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả
Bài 7: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.
D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Bài 8: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?
A. Gây mệt mỏi 	B. Gây buồn ngủ
C. Gây hưng phấn 	D. Làm thính giác phát triển
Bài 9: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?
A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng 	B. Ngăn tiếng ồn
C. Làm cho cửa vững chắc 	D. Chống rung
Bài 10: Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra 	B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác. 	D. Làm cho âm truyền thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_chu_de_5_phan_xa_am_tieng_vang.docx