Giáo án Vật lý 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 - Củng cố và khắc sâu cho HS một số nội dung kiến thức của chương trình HKI.

- Rèn luyện cũng như nhắc nhở HS các thao tác vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, vẽ tia phản xạ,

- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận cho HS.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

 SGK, bảng phụ, đồ dùng dạy học.

2. Học sinh:

 Bảng nhóm , bài tập về nhà.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)(2 ph):

 a.Kiểm tra bài cũ:

 b.Đặt vấn đề:

GV: Trong quá trình làm bài kiểm tra HKI, HS có gặp một số sai sót. Để hạn chế và khắc phục được những sai sót này. Chúng ta vào bài học hôm nay.

HS: Chú ý.

 2. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Hoạt động 1: Sửa bài kiểm tra (30ph)

  Mục tiêu:

HS được khắc sâu kiến thức chương trình học kì I.

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 1690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2020
Ngày dạy: 05/01/2021 
Tuần:18- Tiết: 18
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Củng cố và khắc sâu cho HS một số nội dung kiến thức của chương trình HKI.
- Rèn luyện cũng như nhắc nhở HS các thao tác vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, vẽ tia phản xạ,
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận cho HS.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên:
 SGK, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh:
 Bảng nhóm , bài tập về nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)(2 ph): 
 a.Kiểm tra bài cũ:
 b.Đặt vấn đề:
GV: Trong quá trình làm bài kiểm tra HKI, HS có gặp một số sai sót. Để hạn chế và khắc phục được những sai sót này. Chúng ta vào bài học hôm nay.
HS: Chú ý.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
a. Hoạt động 1: Sửa bài kiểm tra (30ph)
 µ Mục tiêu:
HS được khắc sâu kiến thức chương trình học kì I.
	µ Cách tiến hành hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Đưa bảng phụ đề bài kiểm tra HKI lên bảng.
HS: Lên bảng trình bày bài giải.
GV: Sửa chữa bài giải và cách trình bày cho hợp lí và khoa học
 A/PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực:
	A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.
	B. Mặt Trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được Trái Đất.
	C. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
	D. Người quan sát đứng ở nữa sau Trái Đất không được mặt trời chiếu sáng.
Câu 2: Chiếu một chùm tia sáng song song tới một chiếc gương, chùm tia phản xạ ngay khi vừa rời gương là chùm tia hội tụ.Vậy gương đó là gương gì?
	A.Gương phẳng	 	B.Gương cầu lồi. 	C.Gương cầu lõm.	 D.Không thể xác định.
Câu 3: Vật phát ra âm thanh cao hơn khi nào?
	A.Khi vật dao động mạnh hơn.	B.Khi vật dao động chậm hơn. 
	 C. Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.	D. Khi tần số dao động lớn hơn
Câu 4: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt:
	 A. Miếng xốp. B.Tấm gỗ. C.Mặt gương	D.Đệm cao su
Câu 5: Chiếu một tia tới SI lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 600. Giá trị của góc tới i và góc phản xạ i’ là:
i = 600, i’ = 600 B. i = 300, i’ = 300 C. i = 200, i’ = 400	 D. i = 1200, i’ = 1200
Câu 6: Giải thích vì sao trên xe ô tô, để quan sát được những vật phía sau mình người lái xe phải đặt trước mặt một gương câu lồi?
Vì gương cầu lồi cho ảnh rõ hơn gương phẳng.
Vì ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn nên nhìn được nhiều vật trong gương hơn nhìn vào gương phẳng.
Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Vì gương cầu lồi cho ảnh cùng chiều với vật nên dễ nhận biết các vật.
Câu 7: Vật nào sau đây có tần số lớn nhất?
Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.
Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động.
Câu 8: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
Không khí xung quanh tia lửa điện bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
Cả 3 lí do trên.
B/PHẦN TỰ LUẬN: (6điểm)
Câu 9: (1 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 
Câu 10: (1điểm) Người ta có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng một bình nước. Hãy giải thích tại sao? 
Câu 11: (2 điểm) Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra những siêu âm rồi thu lại những siêu âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền những siêu âm trong nước là 1500m/s. Tính độ sâu của đáy biển.
Câu 12: ( 2 điểm) Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng.
a/ Hãy vẽ tia phản xạ IR ứng với tia tới AI.
b/ Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương.
A
B
PHẦN I:TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
C
B
C
A
C
B/PHẦN TỰ LUẬN (6điểm)
Câu 9: Định luật phản xạ ánh sáng
-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.(0,5đ)
-Góc phản xạ bằng góc tới ( 0,5đ)
Câu 10:Vì ánh sáng mặt trời ở xa vô tận, chùm ánh sáng mặt trời chiếu tới gương cầu lõm coi như là chùm tia tới song song thì cho chùm tia hội tụ tại một điểm ở trước gương. Đặt bình nước tại điểm hội tụ thì bình nước sẽ được đun nóng (1đ)
Câu 11: Mỗi lời giải đúng được 1đ
Quãng đường siêu âm đi và về trong nước trong 1,4 giây là :
 s=1500.1,4=2100m 
Vậy độ sâu của đáy biển là :
 h=2100 : 2= 1050m 
Câu 12: Mỗi câu đúng được 1điểm
 B
A
N
R
I
i
i/’’
A’
B’
 b. Hoạt động 2: : Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra HKI của học sinh (9ph) 
 µ Mục tiêu:
HS nhận thức được những sai sót thường mắc phải.
	µ Cách tiến hành hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV nêu những ưu điểm và hạn chế của học sinh trong việc làm bài kiểm tra.
- Giảng lại một số phần kiến thức liên quan đến nội dung thi mà các em chưa làm tốt.
- Điều chỉnh lại cách trình bày bài giải.
- Biểu dương những em làm bài tốt và nhắc nhở những em chưa cố gắng.
- Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm. 
. 3. Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức)(3ph)
	µ Mục tiêu:
Củng cố và hệ thống lại kiến thức HS đã tiếp thu trong tiết học.
	µ Cách tiến hành hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm.
HS: Chú ý.
 4. Hoạt động vận dụng
 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 ph):
 - Xem lại những phần còn thiếu hoặc sai sót để khắc phục và sửa chữa.
 - Xem trước bài mới.
Hòa Thành, ngày . tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 18
VŨ MINH HẢI
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx