Giáo án Vật lý 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- .Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ

 sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức

 đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các

 hiện tượng vật lí liên quan.

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập

- Thái độ : Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (SGK trang 86)

2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra từ câu 1 đến câu 6 (SGK trang 85).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài : (2 phút)

GV Chúng ta đã tìm hiểu về như sự nhiễm điện do cọ xát, hại loại điện tích, dòng điện nguồn điện,chất dẫn điện chất cách điện, sơ đồ mạch điện,các tác dụng của dòng điện. Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức mà chúng ta đã được tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức) ( 41 phút)

Mục tiêu: HS hệ thống được nội dung kiến thức đã học về sự nhiễm điện, dòng điện nguồn điện, hai loại điện tích, chất dẫn điện , chất cách điện, các tác dụng của dòng điện và vận dụng các nội dung đó để giải bài tập

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/3/2021
Ngày dạy: 16/3/2021
Tuần 26 - Tiết 26
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- .Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ 
 sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức 
 đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các 
 hiện tượng vật lí liên quan.
- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập 
- Thái độ : Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tính toán, năng lực hợp tác. 
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (SGK trang 86)
2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra từ câu 1 đến câu 6 (SGK trang 85).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài : (2 phút)
GV Chúng ta đã tìm hiểu về như sự nhiễm điện do cọ xát, hại loại điện tích, dòng điện nguồn điện,chất dẫn điện chất cách điện, sơ đồ mạch điện,các tác dụng của dòng điện. Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức mà chúng ta đã được tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức) ( 41 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống được nội dung kiến thức đã học về sự nhiễm điện, dòng điện nguồn điện, hai loại điện tích, chất dẫn điện , chất cách điện, các tác dụng của dòng điện và vận dụng các nội dung đó để giải bài tập
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu trả lời
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-GV: Gọi HS đọc và trả lời câu 1.
-HS: Đọc, trả lời, nhận xét.
-GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ trả lời câu 2, 3.
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét.
-HS: Ghi nhớ.
-GV: Gọi HS đọc và trả lời câu 4 tại chỗ.
-HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.
-GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu 5,6
-HS: Trả lời, nhận xét và kết luận.
-GV: Giải thích và thống nhất.
-HS: Ghi nhớ.
-GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
-HS: Thực hiện theo nhóm, trả lời các câu hỏi phần vận dụng
-GV: Gọi các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.
-HS:Trả lời, nhận xét, kết luận.
-GV: Yêu cầu HS trả lời câu 1
-HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
-GV: Yêu cầu HS trả lời câu 2
-HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
-GV: Yêu cầu HS trả lời câu 3
-HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
-GV: Bổ sung và thống nhất.
-HS: Ghi nhớ.
-GV: Hướng dẫn HS chữa một số bài tập.
Bài tập 20.3 (SBT/44)
GV: Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập.
HS: Hoạt động nhóm trong 2 phút.
Bài tập 21.3 (SBT/49)
GV: Có thể HS chưa hiểu được dây thứ hai nối với nguồn điện chính là khung xe đạp, GV thông báo cho HS đinamô có cực âm và cực dương thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều) do đó kí hiệu khác với nguồn điện mà em đã biết.
HS: Làm bài.
Bài tập 22.2 (SBT/50)
GV: Chú ý: Ở nhà gia đình có sử dụng ấm điện thì nên cẩn thận về an toàn điện.
HS: Làm bài.
I.Tự kiểm tra:
1. Đặt câu:
-Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.
-Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật.
2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
-Điện tích khác loại thì hút nhau, điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
3. Đặt câu:
- Vật nhiễm điện dương thì mất bớt êlectrôn.
- Vật nhiễm điện âm thì nhận thêm êlectrôn.
4.Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a)Các điện tích dịch chuyển.
b)Các êlectrôn tự do dịch chuyển.
5.Các vật hay vật liệu sau đây dẫn điện:
Mảnh tôn, đoạn dây đồng.
6.Năm tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí.
II. Vận dụng:
1.Chọn câu trả lời đúng – Câu D.
2.Ghi dấu điện tích
 A B A B 
 a) b)
 A B A B
 c) d)
3.Vật nhận thêm êlectrôn: miếng nilông. Vật mất bớt êlectrôn: miếng len.
Bài tập 20.3 (SBT/44)
Khi ô tô chở xăng chạy, cọ xát mạnh với không khí làm nhiễm điện những bộ phận khác nhau của nó, nếu bị nhiễm điện mạnh giữa các bộ phận có thể phóng ra tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện các điện tích dịch chuyển qua nó xuống làm loại bỏ sự nhiễm điện.
Bài tập 21.3 (SBT/49)
Dây thứ hai là khung xe đạp (thường làm bằng sắt) nối cực thứ hai của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ hai của đèn.
Đinamô có cực âm và cực dương thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều).
Bài tập 22.2 (SBT/50)
a.Khi nước còn trong ấm thì nhiệt độ cao nhất là 1000C (nhiệt độ của nước đang sôi).
b.Ấm điện bị cháy hỏng, vì khi cạn nước do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao, dây nung nóng (ruột ấm) sẽ nóng chảy không dùng được nữa, một số vật để gần ấm có thể bắt lửa gây hoả hoạn.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
µMục tiêu: Giúp hs củng cố được kiến thức, và chuẩn bị bài tốt hơn.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức đã học và rèn luyện thêm giải bài tập, chuẩn bị kiểm tra giữa HKII
Học thuộc nội dung các câu hỏi ôn tập và xem các bài tập để kiểm tra giữa HKII
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx