Giáo án Vật lý 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức về điện học. Hệ thống hóa kiến thức về điện học

 * Kĩ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức về điện học vào cuộc sống.

 * Thái độ:Học sinh có tính tỉ mĩ và chính xác khi làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: yêu cầu học sinh ôn trước bài ở nhà.

1. Học sinh: Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra, chuẩn bị các câu hỏi phần vận dụng và phần trò chơi ô chữ.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài

* Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

Gv: Kiểm tra phần câu hỏi ôn tập và phần bài tập về nhà của học sinh

Hs trả lời

* Dẫn dắt vào bài ( 2 phút)

 Gv: Các em đã học xong chương 3 về điện học để củng cố lại những kiến thức mà các em đã học trong chương thì hôm nay chúng ta sẽ ôn tập

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

a/Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức căn bản (12 phút)

 Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/4/2021
Ngày dạy: 04/5/2021
Tuần: 33 Tiết ppct: 33
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 * Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức về điện học. Hệ thống hóa kiến thức về điện học
 * Kĩ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức về điện học vào cuộc sống. 
 * Thái độ:Học sinh có tính tỉ mĩ và chính xác khi làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: yêu cầu học sinh ôn trước bài ở nhà.
Học sinh: Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra, chuẩn bị các câu hỏi phần vận dụng và phần trò chơi ô chữ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
* Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Gv: Kiểm tra phần câu hỏi ôn tập và phần bài tập về nhà của học sinh
Hs trả lời 
* Dẫn dắt vào bài ( 2 phút)
 Gv: Các em đã học xong chương 3 về điện học để củng cố lại những kiến thức mà các em đã học trong chương thì hôm nay chúng ta sẽ ôn tập
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức căn bản (12 phút)
 µMục tiêu: Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Cho học sinh đọc phần tự kiểm tra bằng cách cho các em đứng tại chỗ đọc và trả lời nhanh các câu hỏi.
-HS: đọc phần tự kiểm tra và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của gv 
-GV: theo dõi các em trả lời và sửa cho các em những chỗ còn thiếu,sai sót.
- Hs lắng nghe và ghi vào vở
Mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp:
 Đ2
 Đ1
 A
.
Mạch điện gồm hai đèn mắc song song:
Đ1
Đ2
K
+
-
I/Tự kiểm tra
1. Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát.
2.Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
3.Vật nhận thêm êlectrôn thì mang điện tích âm, vật mất bớt êlectrôn thì mang điện tích dương.
4.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
5.Mảnh tôn, đoạn dây đồng.
6.5 tác dụng chính của dòng điện: nhiệt, phát sáng, từ, hóa học, sinh lí.
7.Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A). Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
8.Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V). Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
9.Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
10.Trong mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp thì: I1= I2= I và U= U1+ U2.
11.Trong mạch điện gồm hai đèn mắc song song thì: U= U1=U2 và I = I1+I2. 
12.Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện.
- Không chạm vào dây pha của mạch điện dân dụng.
- Khi có tai nạn phải tìm mọi cách nhanh chóng ngắt mạch điện và hô hấp nhân tạo, đưa đi cấp cứu.
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức) (9 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức của chương
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Chia lớp thành 4 nhóm và cho các em giải ô chữ ở mỗi câu giải đúng được 5 điểm
Đọc các câu hỏi gợi ý học sinh chú ý và trả lời các ô chữ
Hs: Chú ý nghe các câu hỏi gợi ý để trả lời cho các ô chữ
III/ Trò chơi ô chữ
Cực dương
An toàn điện
Vật dẫn điện
Phát sáng
5. Lực đẩy
6. Nhiệt
7. Nguồn điện
8.Vôn kế
Từ hàng dọc:Dòng điện.
4. Hoạt động vận dụng : Vận dụng ( 15 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: yêu cầu học sinh đọc và làm các câu hỏi ở phần vận dụng
( Câu 5, câu 7 học sinh hoạt đông nhóm trả lời)
-HS:Đọc và làm bài tập phần vận dụng 
-GV: Gọi học sinh nhận xét xem các bạn trả lời đúng hay sai sau mỗi câu trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung những chỗ còn thiếu 
II. Vận dụng:
Chọn D. 
2.a.Dấu “-“ b.Dấu “-“ c. Dấu “+” d. Dấu “+”
3.Mảnh nilong nhận thêm êlectrôn, miếng len mất bớt êlectrôn.
4.Chọn C.
5.Chọn C.
6.Dùng nguồn điện có hiệu điện thế 6V là phù hợp nhất. Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V( để đèn sáng bình thường). Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng công là 6V.
Cũng có thể mắc với nguồn điện 1,5V hoặc 3V nhưng hai đèn sẽ sáng yếu. Không thể mắc với nguồn điện 9V hoặc 12V vì đèn sẽ bị cháy.
7.I2=0,35A-0,12A=0,23A
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
µMục tiêu: HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức đã học và rèn luyện thêm cách vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp và hai đèn mắc song song chuẩn bị để tiết sau làm bài kiểm tra cuối hkII
Học thuộc nội dung các câu hỏi ôn tập và rèn luyện cách vẽ sơ đồ mạch điện
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx