Giáo án Vật lý 7 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

*Kiến thức: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, vẽ được ảnh của một vật

 đặt trước gương phẳng.

 *Kĩ năng: Làm thí nghiệm , tạo ra được ảnh của một vật qua gương phẳng và xác

 định được ví trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của gương phẳng.

*Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy

 mà không cầm được (hiện tượng trừu tượng)

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2020
Ngày dạy: 06/10/2020
Tuần: 5 Tiết ppct: 5
BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
*Kiến thức: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, vẽ được ảnh của một vật 
 đặt trước gương phẳng.
 *Kĩ năng: Làm thí nghiệm , tạo ra được ảnh của một vật qua gương phẳng và xác
 định được ví trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của gương phẳng.
*Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy 
 mà không cầm được (hiện tượng trừu tượng)
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - SGK, bảng phụ.
 - Một gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
 - Một đèn pin có đục lỗ để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song)
 - Một tờ giấy dán trên một tấm gỗ phẳng nằm ngang.
 - Thước đo góc mỏng.
 2. Học sinh: Hs chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài :
 a/Kiểm tra bài cũ :( 5 phút)
 - GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
 Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
 Vẽ tia phản xạ IR 
S
I
 - HS: trả lời 
 - GV: nhận xét
 b/Dẫn dắt vào bài :( 2 phút)
 Gv: Cho học sinh đọc mẩu chuyện kể ở đầu bài và lắng nghe ý kiến của học sinh, vậy để biết tai sao lại có cái bóng của cái tháp in lộn ngược dưới nước thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: “ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng”
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng( 14 phút)
 µMục tiêu: HS nắm được ba tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm để quan sát ảnh của một viên phấn đặt trước gương phẳng hình 5.2.
-HS: Đọc và bố trí thí nghiệm theo nhóm (hình 5.2) để quan sát ảnh.
-GV: Hình của viên phấn trong gương phẳng gọi là gì?
-HS: Hình của viên phấn trong gương phẳng gọi là ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
-GV: Đặt màn chắn ở sau gương hỏi ảnh của viên phấn có hứng được ở trên màn chắn không ? (hs làm câu C1)
-HS: Ta không hứng được ảnh của viên phấn trên màn chắn.
-GV: ảnh của vật không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh gì?
-HS: ảnh của vật không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo
-GV: giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm tra hình 5.3
-HS: Làm thí nghiệm kiểm tra theo yêu cầu của gv.
-GV: Em hãy quan sát viên phấn bên ngoài có bằng viên phấn bên trong gương không? (hs làm câu C2)
-HS: Viên phấn trong gương phẳng bằng viên phấn bên ngoài.
-GV:Vậy độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng như thế nào so với độ lớn của vật.
-HS: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
-GV: Hướng dẫn các em đo khoảng cách của vật và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng như hình 5.3
HS: Đo khoảng cách từ ảnh tới gương và khoảng cách từ vật tới gương .
-GV: Khoảng cách từ ảnh tới gương và khoảng cách từ vật tới gương có bằng nhau không?
HS: Làm câu C3 theo sự hd của gv và trả lời câu hỏi của gv.
I.Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
 1.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
C1:
Kết luận:
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
 2. Độ lớn của vật có bằng độ lớn của vật không? 
 C2:
Kết luận:
Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
C3:
Kết luận:
Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
b/Hoạt động 2: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.( 11 phút)
 µMục tiêu: HS giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Hướng dẫn học sinh làm câu C4 và vẽ hình 5.4
a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng dựa vào tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phảng.Điểm S lấy đối xứng với S qua gương.
b. Vẽ tia phản xạ SI và SK bằng cách dùng định luật phản xạ ánh sáng
c. Vị trí đặt mắt để nhòn thấy ảnh S’ta phải đặt mắt trong khoảng IR Và IR’.
d. Ta nhìn thấy ảnh S’ mà ảnh này không hứng được trên màn chắn vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
-HS: Lắng nghe và hoạt đông nhóm làm câu C4 trong thời gian 3 phút sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày
-GV: Cho học sinh rút ra kết luận.
- HS Rút ra kết luận
II.Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
 C4:
S N R N
i
i,
i
i
S/
Kết luận: 
Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’
 3. Hoạt động luyện tập: ( củng cố kiến thức) ( 3 phút)
a/Mục tiêu: HS nắm vững nội dung kiến thức của bài học.
 b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: cho hs đọc phần ghi nhớ sgk
HS: đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu gv
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảo S’
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng ( 8 phút)
a/Mục tiêu: HS vận dụng tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng vẽ được ảnh của một vật.
b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu HS vẽ ảnh của mũi tên AB ở hình 5.5 (SGK)
-HS: Học sinh lên bảng vẽ ảnh của mũi tên AB
-GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C6:
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. Vận dụng
C5: 
 B
 A
 A/
 B/
C6: Hình cái tháp lộn ngược dựa vào phép vẽ ảnh chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
a/Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về gương phẳng
b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: cho hs đọc phần “có thể em chưa biết”
GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt
Bài tập 5.1 đến 5.6
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Ký duyệt tuần 5
 .. / . / 2020
Vũ Minh Hải
============**&**==========

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx