Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 3: Ứng dụng đinh luật truyền thẳng của ánh sáng - Nguyễn Thị Trang
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nhớ lại định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Nắm được định nghĩa Bóng tối và Nửa bóng tối.
2. Kĩ năng: Giải thích được hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
3. Thái độ:- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên: Tranh vẽ hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
2. Học sinh: Đèn pin, miếng bìa, màn chắn
III. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình tổ chức dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Đáp án: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 3: Ứng dụng đinh luật truyền thẳng của ánh sáng - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 3 Ngày soạn: 16/9/2018 Tiết dạy: 3 Ngày dạy: 18/9/2018 (lớp 7.1) 20/9/2018(lớp 7.2) Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Nhớ lại định luật truyền thẳng của ánh sáng - Nắm được định nghĩa Bóng tối và Nửa bóng tối. 2. Kĩ năng: Giải thích được hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực 3. Thái độ:- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản - Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: Tranh vẽ hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực 2. Học sinh: Đèn pin, miếng bìa, màn chắn III. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm IV. Tiến trình tổ chức dạy- học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Đáp án: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập Tạo tình huống học tập. Nêu lên hiện tượng như phần mở bài bài học của SGK Tìm hiểu hiện tượng nêu ở đầu bài. Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Hoạt động 2: Tổ chức HS làm thí nghiệm tối Cho HS đọc và làm thí nghiệm như hình 3.1 Vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng Yêu cầu HS trả lời C1. Cho HS hoàn thành phần nhận xét. Yêu cầu HS làm thí nghiệm với cây nến để phân biệt bóng tối và bóng nửa tối. Để tạo được bóng tối và bóng nửa tối rộng hơn làm thí nghiệm với bóng đèn 220V. Tích hợp BVMT: Giáo viên giới thiệu: -Trong sinh hoạt và học tập, cần đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn. -Để giảm ô nhiễm ánh sáng cần sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu và tắt các dụng cụ đèn khi không sử dụng. Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm như hình 3.1 Đo vật cản. Từ kết quả thí nghiệm HS trả lời câu hỏi C1. Nhận xét: Nguồn Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Quan sát và hoàn thành nhận xét bóg nửa tối. I. Bóng tối – bóng nửa tối. Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối. Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực Yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK Cho HS đọc câu hỏi C3 Hãy cho biết đâu là nguồn sáng, vật cản, màn. Giới thiệu hiện tượng nhật thực 1 phần và nhật thực toàn phần. Khi nào trái đất thành vật cản. Vậy mặt trăng là gì? Cho Hs đọc và trả lời C3. Giới thiệu thế nào là nguyệt thực. Ở vị trí 1 nguyệt thực như thế nào? Mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên trái đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực. Đọc thông tin SGK Đọc câu hỏi C3. Nguồn sáng: Mặt trời. Vật cản: Mặt trăng. Màn: Trái đất. Mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên một đường thẳng Khi mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên một đường thẳng (trái đất ở giữa) Mặt trăng là màn chắn Trả lời C3 Đọc phần nguyệt thực SGK Nguyệt thực toàn phần. Trả lời C4. Vị trí 1: Có nguyệt thực Vị trí 2 và 3: Trăng sáng II. Nhật thực, nguyệt thực. Nhật thực một phần đứng trong vừng nửa tối nhìn thấy một phần mặt trời. Nhật thực hoàn toàn đứng trong vùng tối không nhìn thấy mặt trời. Nguyệt thực xãy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất được mặt trời chiếu sáng. Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu HS trả lời C5 Cho Hs trả lời các câu hỏi sau: Làm thí nghiệm và trả lời C5. Lần lượt Hs trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV 4. Củng cố - Dặn dò *Củng cố: Khái niệm bóng tối – bóng nửa tối?Khi nào có hiện tượng nhật thực? Khi nào có hiện tượng nguyệt thực? *Dặn dò: Hướng dẫn về nhà làm C6. Đọc mục có thể em chưa biết. Xem trước bài “Định luật phản xạ ánh sáng”. V. Rút kinh nghệm: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_bai_3_ung_dung_dinh_luat_truyen_thang_c.doc