Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Thùy Liên

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Thùy Liên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng:

- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm.

4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn:

+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp

+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

a. Cho cả lớp: một đèn pin, gương phẳng, tờ giấy

b. Cho mỗi nhóm: một gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng, một đèn pin có màn chắn đục lỗ nhỏ để tạo ra chùm sáng hẹp song song, một tờ giấy trắng, một thước đo góc

2. Học sinh:

- Học bài cũ: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

- HS đọc trước bài ở nhà.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ và việc học bài cũ ở nhà của học sinh.

Phương pháp: Vấn đáp

 

doc 7 trang sontrang 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Thùy Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Tiết PPCT: 04	 Ngày soạn: 22/9/2018
Môn dạy: Vật lí	 Ngày dạy: 24/9/2018
Họ và tên giáo viên: Cao Thị Thùy Liên Thời gian (tiết): 2,4
Trường: PTDTBT THCS Trà Don Lớp: 7/2, 7/1.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng: 
- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm.
4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: 
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
a. Cho cả lớp: một đèn pin, gương phẳng, tờ giấy
b. Cho mỗi nhóm: một gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng, một đèn pin có màn chắn đục lỗ nhỏ để tạo ra chùm sáng hẹp song song, một tờ giấy trắng, một thước đo góc
2. Học sinh:
- Học bài cũ: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
- HS đọc trước bài ở nhà.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ và việc học bài cũ ở nhà của học sinh.
Phương pháp: Vấn đáp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Điều kiện xuất hiện bóng tối, bóng nửa tối.
- Thế nào là nhật thực nguyệt thực.
Học sinh trả lời.
3. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV
 (Hỗ trợ)
HOẠT ĐỘNG HS
(Tổ chức thực hiện)
NỘI DUNG
(Kết quả cần đạt)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*. Chuyển giao NV học tập:
- Giao nhiệm vụ: GV làm thí nghiệm hình 4.1 . Y/C HS quan sát và đưa ra dự đoán.
- GV gợi ý: Chỉ cho HS biết mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn chiếu đến gương và tia sáng hắt lại.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của HS.
- Nhận xét.
*. Thực hiện NV học tập:
- HS quan sát TN và dự đoán để đèn pin theo hướng nào để vết sáng đến đúng điểm A cho trước.
- HS lắng nghe
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cá nhân trả lời trước lớp..
- Cả lớp thảo luận, thống nhất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng 
Mục tiêu: Hiểu được thế nào là gương phẳng.
Phương pháp: bàn tay nặn bột, thí nghiệm, vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giao nhiệm vụ: GV phát gương 
? Các em nhìn thấy nhìn thấy gì trong gương
- Gv thông báo: Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của gương.
? Mặt gương có đặc điểm gì?
? Kể ra một số vật có tính chất trên như gương phẳng?
- Gv yêu cầu học sinh hoàn thành C1
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của HS và yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét.
- Phân tích nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
C1: Kính cửa sổ, mặt tường ốp ghạch men, tấm kim loại nhẵn bóng..
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhận gương và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thấy hình ảnh của mình trong gương.
- Mặt gương là mặt phẳng, nhẵn, bóng
- Hs làm việc cá nhân
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thực hiện. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. Gương phẳng
C1: Kính cửa sổ, mặt tường ốp ghạch men, tấm kim loại nhẵn bóng..
- GV lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường và kiến thức trong trang trí nội thất cho HS: 
- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các dòng sông có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu và tạo ra môi trường trong lành.
-Trong trang trí nội thất, trong gian phòng hẹp có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
* Hoạt động 2: Sơ bộ hình thành định luật phản xạ ánh sáng 
Mục tiêu: 
Hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Phân biệt được tia tới và tia phản xạ.
Phương pháp: Dạy học theo trạm, bàn tay nặn bột, vấn đáp, đàm thoại, trực quan.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Gv hướng dẫn thí nghiệm hình 4.2
? Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiêm
- GV giới thiệu cách tiến hành TN
? Dự đoán có hiện tượng gì sẽ xảy ra khi tia SI gặp mặt gương
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của HS và yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét.
- Phân tích nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV thông báo tia tới mặt gương gọi là tia tới; Tia hắt lại gọi là tia phản xạ.
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS:thực hiện
- Gương phẳng, giá đỡ
- Đèn pin
- Thước đo góc
- Đưa ra dự đoán
- Tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả. 
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình báo cáo kết quả đã thực hiện. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
- Tia SI gặp mặt gương bị hắt lại theo 1 hướng xác định
II. Định luật phản xạ ánh sáng
Thí nghiệm
Tia sáng tới gặp gương thì tia sáng bị hắt trở lại -> Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- SI gọi là tia tới
- IR gọi là tia phản xạ.
* Hoạt động 3: Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp mặt gương phẳng 
Mục tiêu: 
Biết được tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
Phương của tia phản xạ có quan hệ thế nào với phương của tia tới?
Phương pháp: Dạy học theo trạm, vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như SGK. 
? Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
- Gv yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm
- Nêu kết quả thí nghiệm
? Yêu cầu hs hoàn thành kết luận.
 *. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của HS và yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét.
- Phân tích nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Gv thông báo:
 + phương của tia tới được xác định bằng góc nhọn SIN= i gọi là góc tới( Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến)
+ Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn NIR =I gọi là góc phản xạ 
*. Chuyển giao NV học tập:
? Dự đoán xem góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào
- Gv hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm 
+ Dùng bút đánh dấu vị trí của tia phản xạ 
+ Đo góc phản xạ
- Gv yêu cầu các nhóm tiên hành thí nghiệm
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv yêu cầu các nhóm hoàn thành kết quả vào bảng và báo cáo kết quả thí nghiệm
- Nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tờ giấy 
- HS thực hiện
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình báo cáo kết quả đã thực hiện. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
KL1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến
- Hs nghe thông báo
*. Thực hiện NV học tập:
- Hs đưa ra dự đoán
- Hs các nhóm tiến hành thí nghiệm
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hoàn thành kết quả vào bảng nhóm và hoàn thành kết luận.
1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào
KL1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến
2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
- Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.
- Phương của tia phản xạ xác định bằng góc nhọn NIR = i’ gọi là góc phản xạ.
a) Dự đoán : góc phản xạ bằng góc tới 
b) Thí nghiệm KT: 
Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
* Hoạt động 4: Phát biểu định luật 
Mục tiêu: 
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
Nêu được ví dụ thực tế của định luật.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao NV học tập:
- Gv yêu cầu hs đọc thông báo sgk và phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
? ứng dụng của định luật phản xạ ánh sáng là gì
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của HS và yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét.
- GV Nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*. Thực hiện NV học tập:
Hs đọc thông báo và rút ra định luật phản xạ ánh sáng.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cá nhân trình bày, HS nhận xét.
- HS rút ra được định luật.
3. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
* Hoạt động 5: Thông báo cho học sinh cách vẽ gương 
Mục tiêu: Biểu diễn được gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao NV học tập:
- Gv thông báo cách vẽ gương, tia tới tia phản xạ
- Gv hướng dẫn học sinh cách dựng tia tới, pháp tuyến tại điểm tới Quy ước cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy.
+ Mặt phản xạ, mặt không phản xạ của gương. 
+ Điểm tới I, tia tới SI, đường pháp tuyến IN.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 lên bảng vẻ tia phản xạ
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV chính xác hóa kiến thức.
*. Thực hiện NV học tập:
- Nghe thông báo của giáo viên
- Có thể thay đổi đường đi của tia sáng theo ý muốn
S
N
R
I
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Thực hiện và lên bảng trình bày.
- Cách vẽ:
+ Vẽ pháp tuyết tại điểm tới.
+ Xác định góc tới i
+ Vẽ tia phản xạ IR sao cho i’ = i
- Tính i và i’
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu HS vận dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia phản C4
+ Vẽ pháp tuyến IN
+ Vẽ tia IR sao cho góc RIN = góc SIN
b) HD: Từ tia tới vẽ tia phản xạ IR theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
+ Pháp tuyến IN chính là tia phân giác của góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ.
+ Gương vuông góc với pháp tuyến.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu chấm vở.
- GV Nhận xét, đánh giá.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*. Thực hiện NV học tập:
- HS thực hiện vào vở
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cá nhân cầm vở lên chấm.
III. Vận dụng
C4:a)
S
I
R
N
S
I
R
N
 b)
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là?
A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ. B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ 
C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ D. Góc tới bằng góc phản xạ
Câu 2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Giá trị của góc tới là.
 A. 200 B. 800 C. 400 D. 600
Câu 3: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm:
A. Là góc vuông B. Bằng góc tới
C. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương D. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Trả lời câu hỏi
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất
- Cá nhân HS báo cáo kết quả 
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
D
A
B
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân đọc “Có thể em chưa biết” tại lớp.
* Báo cáo, thảo luận và thống nhất: 
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
* Chuẩn bị cho tiết sau: 
- Xem trước nội dung bài 5 trả lời câu hỏi sau: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì ?.
* Phần bổ sung của cá nhân, đồng nghiệp
 . 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_bai_4_dinh_luat_phan_xa_anh_sang_nam_ho.doc