Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương 1: Quang học (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương 1: Quang học (Chuẩn kiến thức)

Bài 1: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ. B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.

C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.

D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.

Bài 2: Chùm sáng . gồm các tia sáng . trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

A. Phân kỳ; giao nhau B. Hội tụ; loe rộng ra

C. Phân kỳ; loe rộng ra D. Song song; giao nhau

 

docx 8 trang bachkq715 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương 1: Quang học (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.	 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.	 D. Vì vật được chiếu sáng.
Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời 	B. Núi lửa đang cháy 	C. Bóng đèn đang sáng 	D. Mặt Trăng
Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng	D. Các câu trên đều đúng
Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy.	B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. 	D. Mặt Trời.
Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy 
D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
Bài 6: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
A. Bản thân quyển sách có màu đỏ 	B. Quyển sách là một vật sáng
C. Quyển sách là một nguồn sáng 	D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Bài 7: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Bài 8: Giải thích vì sao trong phòng có của gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
Bài 9: Tại sao trong phòng tối, khi bật đèn, mặc dù quay lưng với bóng đèn nhưng ta vẫn nhìn thấy các vật ở trước mặt?
CHỦ ĐỀ 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Bài 1: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.	B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
Bài 2: Chùm sáng . gồm các tia sáng .. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Phân kỳ; giao nhau 	B. Hội tụ; loe rộng ra
C. Phân kỳ; loe rộng ra 	D. Song song; giao nhau
Bài 3: Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
A. Hình a và b 	B. Hình a và c	C. Hình b và c 	D. Hình a, c và d
Bài 4: Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
Bài 5: Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:
A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
Bài 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.
B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.
Bài 7: Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.
Bài 8: Làm thế nào để đóng đươc 3 cái cọc cho thẳng hàng mà không cần dùng thước hoặc một vật nào khác để gióng hàng? Tại sao lại có thể làm như vậy?
CHỦ ĐỀ 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Bài 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
Bài 2: Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. 	B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt.
Bài 3: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm 	B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn 	D. Màn chắn ở gần nguồn.
Bài 4: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Bài 5: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng 	B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời 	D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Bài 6: Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
Bài 7: Hiện tượng xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng 	B. Nguyệt thực/ Trái Đất
C. Nhật thực/ Mặt Trăng 	D. Nhật thực/ Trái Đất
Bài 8: Khi cùng quan sát trên bầu trời và thấy trăng hình lưỡi liềm, bạn A nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng bạn B lại nói đó không phải là hiện tượng nguyệt thực. Nếu bạn B nói đúng thì bạn B đã dựa vào đâu?
CHỦ ĐỀ 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
A. 900 	B. 750 	C. 600 	D. 300
Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới 	B. bằng góc tới 	C. bằng nửa góc tới 	D. Tất cả đều sai
Bài 3: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
A. 900 	B. 1800 	C. 00 	D. 450
Bài 4: Chọn câu đúng?
 A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
 B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
 C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
 D. Cả A, B, C. 
Bài 5: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
A. Màn hình tivi 	B. Mặt hồ nước trong
C. Mặt tờ giấy trắng 	D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat
Bài 6: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
Bài 7: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:
A. 300 	B. 450 	C. 600 	D. 150
Bài 8: Cho tia sáng SI có phương chiều như hình vẽ. Hãy tìm cách đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên.
CHỦ ĐỀ 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Bài 1: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3m 	B. 3,2m 	C. 1,5m 	D. 1,6m
Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.	B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 54cm 	B. 45cm 	C. 27cm 	D. 37cm
Bài 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ).
 a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.
 b) Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.
CHỦ ĐỀ 7. GƯƠNG CẦU LỒI
Bài 1: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?
A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật 	B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật 	D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
Bài 2: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi ..ảnh tạo bởi gương phẳng.
A. nhỏ hơn 	B. bằng
C. lớn hơn 	D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Bài 3: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?
A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng
Bài 4: Gương cầu lồi có cấu tạo là:
A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. mặt cầu lồi trong suốt. 	D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Bài 5: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:
A. Song song 	B. Hội tụ
C. Phân kì 	D. Không truyền theo đường thẳng
CHỦ ĐỀ 8. GƯƠNG CẦU LÕM
Bài 1: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. Hội tụ 	B. Song song
C. Phân kì 	D. Không truyền theo đường thẳng
Bài 2: Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?
A. Pha đèn pin	B. Pha đèn ô tô
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời 	D. Cả A, B, C
Bài 3: Phương án nào là sai trong các phương án sau đây? Tác dụng của gương cầu lõm là
A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật.
D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì.
Bài 4: Chọn câu giải thích rõ ràng, đầy đủ nhất.
 Trên hình vẽ, là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng. Thùng nước nóng lên vì:
A. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt. Mặt Trời chiếu tới gương một chùm sáng song song. Gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước, làm cho nhiệt độ tại đó tăng lên cao.
B. Ánh sáng chiếu vào thùng nước mạnh lên rất nhiều.
C. Chùm phản xạ từ gương hội tụ tại vị trí đặt thùng nước.
D. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt.
Bài 5: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
Bài 7: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.
B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.
C. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.
D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.
Bài 8: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:
A. Ảo, lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.
C. Thật. 	D. Hứng được trên màn chắn.
Bài 9: Để quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu?
A. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
B. Ở trước gương.
C. Trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_chuong_1_quang_hoc_chuan_kien_thuc.docx