Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2018-2019

I.MỤC TIÊU

1/Kiến thức:

-Biết được giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

-Biết sử dụng đúng các loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. ---Biết sử dụng và thực hiện một số quy tắc ban đầu đẻ đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

2/Kỹ năng:

Rèn kỉ năng sử dụng an toàn điện trong khi học tập và trong đời sống.

3/Thái độ:

Tuân thủ các quy tắt an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện, có ý thức sử dụng tiết kiệm điện.

II.CHUẨN BỊ

1/Giáo viên:

-Nguồn điện 3V( nguồn lấy từ biến áp)

-Mô hình H29.1 (SGK).

 

doc 10 trang bachkq715 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn : 09/04/2019
Tiết 32 Ngày dạy : 11/04/2019
Tuần 34 Ngày soạn : 23/04/2019
Tiết 34 Ngày dạy : 25/04/2019
 §29.AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
-Biết được giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. 
-Biết sử dụng đúng các loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. ---Biết sử dụng và thực hiện một số quy tắc ban đầu đẻ đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2/Kỹ năng:
Rèn kỉ năng sử dụng an toàn điện trong khi học tập và trong đời sống.
3/Thái độ:
Tuân thủ các quy tắt an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện, có ý thức sử dụng tiết kiệm điện.
II.CHUẨN BỊ
1/Giáo viên:
-Nguồn điện 3V( nguồn lấy từ biến áp)
-Mô hình H29.1 (SGK).
-Công tắc, bóng đèn, ampe kế, cầu chì, dây dẫn.
2/Học sinh:
Học bài cũ, nghiên cứu trước ND của bài học.
III.PHƯƠNG PHÁP
-Phương pháp đàm thoại.
-Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
-Phương pháp nêu vấn đề.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định lớp: (2’)
-KT sĩ số, vệ sinh.
-Ổn định chỗ ngồi.
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
?: Trình bày giá trị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp?
 Trả lời:
-Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
-Đơn vị cường độ dòng điện là ampe kí hiệu là A.
-Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
-Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
-Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn kí hiệu là V
-Mắt hai chốt của Vôn kế song song vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó sao cho chốt của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện.
-Một đoạn mạch mắc nối tiếp cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.
-Một đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu của tất cả các phần tử có mặt trên đoạn mạch đó.
3/Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện chạy qua cơ thể người: (12’)
?GV: Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?
-HS: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây " nóng" của ổ lấy điện và tay cầm tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
-Yêu cầu học sinh lớp lắp mạch điện theo mô hình. Một đầu của bóng đèn pin được nối với người điện, đầu chia của đèn ở phía sau người điện được nối vào chốt 1. Đóng công tắc chạm đầu 2 vào bất cứ chỗ nào của người điện và quan sát bóng đèn. Viết đầy đủ các câu dưới đây:
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể (1) cơ thể người khi người ta chạm vào mạch điện tại...(2) vị trí nào của cơ thể.
-HS điền vào chỗ trống: (1) – chạy qua; (2) – bất kỳ.
-Yêu cầu học sinh nhớ lại tác dụng sinh lí của dòng điện.
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người cho dưới đây: 
Dòng điện có cường độ trên 10mA người làm co cơ rất mạnh không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
I.Dòng điện chạy qua cơ thể người:
-Dòng điện có cường độ trên 10mA người làm co cơ rất mạnh không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
-Điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
-Dùng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người tương ứng với hiệu điện thế từ 40 trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: (10’)
-HS quan sát thí nghiệm của giáo viên với mạch điện có sơ đồ như hình 29.2, khi giáo viên đóng công tắc đọc và ghi số chỉ của ampe kế.
-Giáo viên làm đoản mạch bằng cách nối hai đầu của bóng đèn bằng một dây dẫn sau đó giáo viên đóng công tắc quan sát bóng đèn đọc và ghi số chỉ của ampe kế.
-Yêu cầu HS so sánh I1 và I2 và nêu nhận xét: 
Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ .
-HS thực hiện yêu cầu:
Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
-Yêu cầu HS nêu tác hại của các hiện tượng đoản mạch.
-HS nêu tác hại của các hiện tượng đoản mạch:
Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn.
II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
-Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
-Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn.
-Cầu chì có tác dụng ngắt kết nối dòng điện khi có xảy ra sự cố đoản mạch.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các quy tắt an toàn điện: (11’)
-Yêu cầu học sinh trình bày một số quy tắc an toàn điện?
-HS trình bày một số quy tắc an toàn điện:
+Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
+Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
+Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Giáo viên giải thích thêm: Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây nóng và dây nguội giữa chúng có hiệu điện thế và dân mũi được đối với đất ở trạm phát điện thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm với cơ thể người không được tự mình chạm vào mạch điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa rõ cách sử dụng.
III. Các quy tắt an toàn điện:
+Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
+Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
+Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách công tắc điện và gọi người cấp cứu.
4/Củng cố: (3’)
-Nêu các tác hại của hiện tượng đoản mạch? Cách khắc phục các tác hại đó?
-Nêu ý nghĩa của con số: 220V- 5A ghi trên cầu chì?
-Tại sao phải tuân thủ các quy tác an toàn khi sử dụng điện?
-Hiệu điện thế an toàn là bao nhiêu? Ý nghĩa của nó trong thực tế.
5/Hướng dẫn về nhà: (2’)
-Học bài theo nội dung của SGK và nội dung ghi nhớ của bài.
-Xem nội dung có thể em chưa biết.
-Ôn tập kiến thức học phần điện học chương 3 theo nội dung ở SGK.
Tuần 35 Ngày soạn : 30/04/2019
Tiết 35 Ngày dạy : 02/05/2019
Tuần 37 Ngày soạn : 14/05/2019
Tiết 37 Ngày dạy : 16/05/2019
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM
1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
– Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
– Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
2. Có mấy loại điện tích? Các vật mang điện tích đặt gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra?
– Có hai loại điện tích đó là điện tích âm(-) và điện tích dương(+)
– Vật mang điện tích cùng loại đặt gần nhau thì đẩy nhau, vật mang điện tích khác loại gần nhau thì hút nhau
3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử?
– Tâm nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương
– Các elec trôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân
– Bình thường nguyên tử trung hòa về điện( Tổng điện tích âm của elec trôn có gí trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân)
– Elec trôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác , từ vật này sang vật khác
4. Tại sao khi cọ sát thì vật lại nhiễm điện? khi nào vật nhiễm điện âm , khi nào thì vật nhiễm điện dương? Cho ví dụ minh họa?
5. Dòng điện – nguồn điện
– Dòng điện là gì?
– Một nguồn điện có mấy cực ? kể tên các nguồn điện thường dùng? Người ta dùng nguồn điện để làm gì?
6. Chất dẫn điện và chất cách điên. Dòng điện trong kim loại?
– Chất dẫn điện – Vật liệu dẫn điện . Nêu 3 vật liệu dẫn điện thường dùng
– Chất cách điện- Vật liệu cách điện . Nêu 3 vật liệu cách điện thường dùng.
– Dòng điện trong kim loại là gì?
7. Sơ đồ mạch điện ? quy ước chiều dòng điện trong mạch điện.
– Ký hiệu các bộ phận trong mạch điện
– Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín . So sánh chiều dòng điện theo quy ước và chiều chuyển động của các electrôn tự do trong mạch điện kín?
8. Các tác dụng của dòng điện:
– Nêu 5 tác dụng chính :
. Tác dụng nhiệt – Biểu hiện của tác dụng nhiệt – Các ứng dụng của tác dụng nhiệt
. Tác dụng phát sáng- Biểu hiện của tác dụng phát sáng – Ứng dụng tác dụng phát sáng.
. Tác dụng từ- Biểu hiện – Ứng dụng tác dụng từ.
. Tác dụng hóa học- Biểu hiện tác dụng hóa học- ứng dụng.
. Tác dụng sinh lý – Biểu hiện tác dụng sinh lý – ứng dụng.
9. Cường độ dòng điện:
-Cường độ dòng điện cho biết điều gì?
-Ký hiệu I
-Đơn vị đo: Ampe(A), ngoài ra còn đo bằng miliAmpe.
-Cường độ dòng điện gồm 2 bóng đèn mắt nối tiếp: I = I1 = I2
10. Hiệu điện thế:
-Giữa 2 cực của nguồn điện luôn có 1 hiệu điện thế.
-Ý nghĩa số vôn ghi trên dụng cụ điện.
-Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U, đon vị hiệu điện thế là vôn, kí hiệu (V), ngoài ra còn có đơn vị kilôVôn và miliVôn.
-Người ta dùng vôn kế để đo hiệu điện thế, trong đoạn mạch gồn 2 bóng đèn mắc nối tiếp thì: U = U1 + U2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_chuong_trinh_hoc_ca_nam_nam_hoc_2018_20.doc