Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13, Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13, Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.

 2. Kĩ năng:

- Làm được các thí ngiệm đơn giản trong bài

- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, yêu thích môn học.

 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn:

 + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

 + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện thí nghiệm liên quan độ cao của âm.

 + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức về tần số và độ cao của âm để trả lời các câu hỏi.

 + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

 + X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.

 + X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí.

 + X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập để thực hiện các thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng phụ, bút lông.

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 1 quả cầu bấc, 1 cái trống, dùi gõ, giá thí nghiệm, thước thép.

 2. Học sinh:

- HS học bài cũ, đọc trước bài ở nhà.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút): CH: Tần số là gì? Đơn vị tần số. âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?

 3. Bài mới:

 

doc 6 trang sontrang 3830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13, Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 13 Ngày soạn: 26/11/2018
Tiết dạy: 13 Ngày dạy: 28/11/2018 (lớp 7.1)
 29/11/2018 (lớp 7.2)	
Bài 12. ĐỘ TO CỦA ÂM
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
 2. Kĩ năng: 
- Làm được các thí ngiệm đơn giản trong bài
- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, yêu thích môn học.	
 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: 
	+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
 + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện thí nghiệm liên quan độ cao của âm.
 + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức về tần số và độ cao của âm để trả lời các câu hỏi.
 + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.
 + X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
	+ X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí. 
 + X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập để thực hiện các thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng phụ, bút lông.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 1 quả cầu bấc, 1 cái trống, dùi gõ, giá thí nghiệm, thước thép.
 2. Học sinh:
- HS học bài cũ, đọc trước bài ở nhà.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút): CH: Tần số là gì? Đơn vị tần số. âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? 	
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu 2 học sinh 1 nam 1 nữ hát 2 bài hát, cho học sinh so sánh giữa 2 bạn bạn nào hát to hơn. Vậy tại sao lại có người hát to người hát nhỏ, cũng như hằng ngày có người nói to người nói nhỏ. Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào đâu?
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
*. Thực hiện NV học tập:
Lắng nghe và suy nghĩ vấn đề.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bài 12 
ĐỘ TO CỦA ÂM
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (22 phút)
Hoạt động 1: Nghiên cứu về biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.
Mục tiêu: 
- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
 - Phát biểu được khái niệm biên độ dao động.
Phương pháp: dạy học theo nhóm, trực quan, vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm 1 và trả lời câu hỏi C1: Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1.
GV giới thiệu nội dung biên độ dao động như SGK 
Từ đó yêu cầu học sinh trả lời câu C2.
Hướng dẫn điều chỉnh kịp thời trong quá trình học sinh thực hiện thí nghiệm.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi 
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm 2 trong 2 trường hợp gõ nhẹ và gõ mạnh.
Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi C3.
GV chú ý điều chỉnh hướng dẫn trong quá trình học sinh làm thí nghiệm.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh treo bảng nhóm.
Phân tích, đánh giá nhận xét câu trả lời của học sinh.
Chốt lại kiến thức cần nhớ.
Tuyên dương đối với những nhóm có thành tích tốt.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Từ kết quả thí nghiệm 1, 2 em hãy hoàn thành kết luận trong SGK.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Phân tích, đánh giá nhận xét câu trả lời của học sinh.
Chốt lại kiến thức cần nhớ.
Tuyên dương đối với những cá nhân có thành tích tốt.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi. 
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh nhận dụng cụ và thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Nghiên cứu trả lời câu hỏi C1.
Rút ra khái niệm biên độ dao động.
Trả lời câu hỏi C2.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Học sinh trả lời.
Dự kiến sản phẩm của HS: 
C1: - Nâng đầu thươc lệch nhiều, đầu thước dao động mạnh, âm phát ra to.
 - Nâng đầu thươc lệch ít, đầu thước dao động yếu, âm phát ra nhỏ.
 C2: Nhiều (ít)
 Lớn (nhỏ)
 To (nhỏ)
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Trả lời câu hỏi C3.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Học sinh trả lời.
Dự kiến sản phẩm của HS.
C3: Nhiều (ít)
 Lớn (nhỏ)
 To (nhỏ)
*. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hoàn thành phần kết luận theo cá nhân.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Học sinh trả lời.
Dự kiến sản phẩm của HS.
Kết luận: Âm phát ra càng to thì biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
I. Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động.
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
Kết luận:
Âm phát ra càng to thì biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ to của một số âm.
Mục tiêu: 
Biết được độ to của một số âm thường gặp trong cuộc sống, ngưỡng đau của tai.
Phương pháp: vấn đáp, trực quan, đàm thoại.
*. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Đơn vị độ to của âm là gì? Kí hiệu.
Thông báo: Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo.
 Giới thiệu: độ to của một số âm
Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai?
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Phân tích, đánh giá nhận xét câu trả lời của học sinh.
Chốt lại kiến thức cần nhớ.
Tuyên dương đối với những cá nhân có thành tích tốt.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV.
Xem bảng 2 về độ to của một số âm.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Học sinh đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV.
Xem bảng 2 về độ to của một số âm 
 Dự kiến sản phẩm của HS: 
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu dB.
- Độ to của âm lớn hơn hoặc bằng 130 dB làm đau nhức tai.
II. Độ to của một số âm
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben.
Kí hiệu dB
Người ta dùng máy để đo độ to của âm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (7 phút)
*. Chuyển giao NV học tập:
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7 theo cá nhân.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Gọi học sinh trả lời câu hỏi.
Phân tích, nhận xét, đánh giá các câu trả lời.
Nêu câu hỏi có tính chất gợi mở vấn đề để học sinh yếu có thể trả lời được.
Tuyên dương, khen thưởng đối với những học sinh trả lời tốt các câu hỏi.
*. Thực hiện NV học tập:
Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
Học sinh lần luợt trả lời các câu hỏi.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C4. Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C6. Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
C7. Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50-70 dB. 
C4. Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C6. Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
C7. Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50-70 dB.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
GV phân tích các kiến thức học sinh vừa đọc và nhấn mạnh một số kiến thức cần biết.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh thực hiện
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
4. Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- Học sinh trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là biên độ dao động?
- Âm phát ra to khi nào?
- Đơn vị đo của âm là gì? Kí hiệu.
	 - Đọc lại mục có thể em chưa biết.
 - Xem những thông tin độ to của một số âm SGK trang 35.
	 - Xem trước bài “Môi trường truyền âm”.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_13_bai_12_do_to_cua_am_nam_hoc_201.doc