Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14, Bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14, Bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang - Năm học 2020-2021

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ

- Nhận biết được những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và một số vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

 - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

1.2. Kĩ năng:

 - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

1.3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

1.4. Phẩm chất, năng lực

a) Năng lực được hình thành chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học, năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí:

 - Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC

2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

2.2. Phương tiện

3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

3.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ phóng to hình 14.1 SGK.

3.2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đồ dùng học tập, vở ghi, sách giáo khoa

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

4.1. Ổn định tổ chức (1 phút)

4.2. Kiểm tra bài cũ và các nội dung tự học: Kết hợp trong bài học

4.3. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Kết quả:

Sản phẩm:

Giáo viên giới thiệu: Trong cơn giông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền?

Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay để trả lời câu hỏi đó.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25 phút)

Mục tiêu:

- Những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và một số vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

Kết quả:

- Nhận biết được thế nào là âm phản xạ, thế nào là tiếng vang

- Kể được một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém,

 

docx 4 trang sontrang 4690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14, Bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 14	Ngày 6 tháng 12 năm 2020
Tiết PPCT: 14	Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D, 7E, 7G, 7H
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ
- Nhận biết được những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và một số vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
	- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
1.2. Kĩ năng:
	- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
1.3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
1.4. Phẩm chất, năng lực
a) Năng lực được hình thành chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học, năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí: 
	- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC
2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
2.2. Phương tiện
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
3.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ phóng to hình 14.1 SGK.
3.2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dùng học tập, vở ghi, sách giáo khoa
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức (1 phút) 
4.2. Kiểm tra bài cũ và các nội dung tự học: Kết hợp trong bài học
4.3. Tiến trình dạy học: 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Kết quả: 
Sản phẩm: 
Giáo viên giới thiệu: Trong cơn giông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? 
Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay để trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
Mục tiêu: 
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và một số vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Kết quả: 
- Nhận biết được thế nào là âm phản xạ, thế nào là tiếng vang
- Kể được một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém,
Sản phẩm:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang. 
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I của SGK, hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và hoàn thành phần kết luận. 
Học sinh đọc sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm, thu thập thông tin từ SGK để trả lời câu hỏi. 
Gv: Yêu cầu học sinh đọc C1 và trả lời
Học sinh đọc bài và tìm câu trả lời
C1: Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?
Lưu ý học sinh nêu rõ: Âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp khoảng 1/15 giây).
Gv: Yêu cầu học sinh đọc C2 và trả lời
Học sinh đọc bài và tìm câu trả lời
 C2: Tại sao trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?
(Vai trò khuếch đại của âm phản xạ nên nghe được âm to hơn). 
Học sinh trả lời
Gv: Yêu cầu học sinh đọc C3 và trả lời
Học sinh đọc bài và tìm câu trả lời
C3: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì không nghe thấy tiếng vang. 
a. Trong phòng nào có âm phản xạ?
b. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. 
(Thời gian âm phản xạ từ tường đến tai ta là 1/30s)
Gv hướng dẫn học hoàn thành kết luận
Hs hoàn thành kết luận theo hướng dẫn của giáo viên
Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. 
Gv cho học sinh đọc mục II của SGK và trình chiếu thí nghiệm biểu diễn như hình 14.2 lên bảng
Học sinh đọc bài và quan sát thí nghiệm rồi rút nhận xét vật như nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém
Gv cho học sinh đọc nội dung câu C4 và trả lời 
Học sinh đọc bài và trả lời
C4: Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
Miếng xốp - mặt gương - áo len - mặt đá hoa - ghế đệm mút - tấm kim loại - cao su xốp - tường gạch. 
I. Âm phản xạ - Tiếng vang. 
Âm phản xạ: Là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
Tiếng vang: Là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất lá 1/15 giây
C1: Tùy học sinh trả lời. 
Tiếng vang ở vùng núi. 
Tiếng vang tròng phòng rộng. 
Tiếng vang từ giếng nước sâu. 
C2:
- Ta thường nghe được âm thanh trong phòng kín to hơn khi nghe chính âm thanh đó ngoài trời vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn. 
C3: 
a. Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng em không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc. 
b. Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là: 
340 m/s. 1/30s = 11,3m
Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian 1/15 giây. 
II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. 
Vật phản xạ âm kém
- Các vật có bề mặt gồ ghề, mềm phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). 
Vật phản xạ âm tốt. 
- Các vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 
C4:
Vật phản xạ âm tốt:
- Mặt gương; mặt đá hoa; tấm kim loại; tường gạch
Vật phản xạ âm kém:
- Miếng xốp; áo len; ghế đệm mút; cao su xốp
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm câu C5 đến C8 trong sách giáo khoa
Kết quả: Học sinh hoàn thành được các câu C5 đến C8 trong sách giáo khoa
Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được các câu C5 đến C8 trong sách giáo khoa vào vở
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang?
- Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt; vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
HS: Nghiên cứu phần ghi nhớ ® trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên.
GV: Cho HS tiếp tục hoàn thành các câu hỏi phần vận dụng
HS: Vận dụng lần lượt trả lời C5; C6; C7; C8.
GV: Để tránh hiện tượng âm bị hoà lẫn do tiếng vang kéo dài thì ta phải làm làm như thế nào?
HS: Quan sát hình 14.3
GV: Em thấy tay khum có tác dụng gì?
GV: Lưu ý t là thời gian âm đi từ mặt nước xuống đáy biển chỉ có 1/2s tránh nhầm lẫn t = 1s.
III. Vận dụng
C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. 
C6: Mỗi khi khó nghe người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vành tai để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp nghe âm to hơn.
C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 1/2s.
Độ sâu của biển là:
S = V.t = 1500m/s.0,5s = 750 (m).
C8:
Trường hợp câu b. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
Trường hợp câu a, d là dùng để khử sự phản xạ âm hoặc thay đổi hướng âm truyền chứ không có ứng dụng gì sử dụng trực tiếp âm phản xạ.
Trường hợp c không liên quan đến phản xạ âm.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5 phút)
5.1. Tổng kết (củng cố, hệ thống hoá kiến thức)
5.2. Vận dụng, mở rộng, hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học này
Âm dội lại khi gặp mặt chắn
Vật cứng có bề mặt nhẵn
Vật mềm có bề mặt gồ ghề
Âm phản xạ cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây
Về nhà các em học bài theo sơ đồ sau
- Trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là âm phản xạ? Khi nào thì ta nghe được tiếng vang?
+ Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, những vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
- Vận dụng làm bài tập: Từ bài 14.1 đến bài 14.6 trong SBT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Nghiên cứu trước bài 15 “Chống ô nhiễm tiếng ồn”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_14_bai_14_phan_xa_am_tieng_vang_na.docx