Giáo án Sinh học 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Huyền

Giáo án Sinh học 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày khái quát về giới động vật

- Hiểu được sự đa dạng và phong phú của thế giới ĐV

- Biết được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các động vật thông qua các hình vẽ liên quan đến thực tế

*Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, nắm được các phương pháp học tập của môn học này.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng

4. Định hướng phát triển năng lực

* Các năng lực chung: NL tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin.

* Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức về đa dạng, phong phú về động vật.

- Trình bày đ¬ược mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo của động vật với môi trường sống.

- Sử dụng kiến thức về sự phong phú, đa dạng của động vật để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng kiến thức về sự thích nghi của động vật với môi trường sống mà động vật phân bố khắp nơi trên trái đất.

- Đề xuất các giải pháp để thế giới ĐV mãi đa dạng, phong phú.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 1990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 03/ 09/ 2021
Tiết 1	 Ngày dạy: 06/ 09/ 2021
 	Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Trình bày khái quát về giới động vật
- Hiểu được sự đa dạng và phong phú của thế giới ĐV
- Biết được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết các động vật thông qua các hình vẽ liên quan đến thực tế
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, nắm được các phương pháp học tập của môn học này.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng
4. Định hướng phát triển năng lực
* Các năng lực chung: NL tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin.
* Các năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực kiến thức về đa dạng, phong phú về động vật.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo của động vật với môi trường sống.
- Sử dụng kiến thức về sự phong phú, đa dạng của động vật để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Vận dụng kiến thức về sự thích nghi của động vật với môi trường sống mà động vật phân bố khắp nơi trên trái đất.
- Đề xuất các giải pháp để thế giới ĐV mãi đa dạng, phong phú.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của GV:
 - Giáo án
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài động vật trong thiên nhiên
2. Chuẩn bị của HS:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài động vật trong thiên nhiên 
III. Phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, trực quan, dạy học nêu vấn đề
2. Kĩ thuật dạy học
đặt câu hỏi, chia nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
A. KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi bước vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề cần học là “ Thế giới động vật đa dạng và phong phú” 
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân
4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, tranh ảnh về một số loại động vật.
5. Sản phẩm: ý kiến của HS
Nội dung hoạt động 1: Đặt tình huống có vấn đề cho hs giải quyết để dẫn vào bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
- Hãy kể tên các loài động vật mà em biết?
- Còn có những loài động vật nào nữa? Thế giới động vật có đa dạng, phong phú không? Và chúng phân bố như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Heo, gà, mèo, chuột..
-HS lắng nghe, đi vào nghiên cứu bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể 
1. Mục tiêu: HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: vấn đáp, trực quan, kĩ thuật đặt câu hỏi, dạy học nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, tranh ảnh về một số loại động vật.
5. Sản phẩm: HS tự lực hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
- GV giới thiệu sơ lược về thế giới động vật như SGK.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 5, kết hợp với quan sát hình 1.1 , hình 1.2 SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
? Sự phong phú về loài và kích thước của các loài động được thể hiện ntn ?
? Hãy kể tên các loài động vật trong 1 mẻ lưới trên biển, khi tát một ao cá trong hồ?
? Ban đêm vào mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào tham gia vào bản nhạc giao hưởng ?
- GV thông báo cho HS như trong đáp án.
? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, bầy kiến, đàn mối, .
-GV gọi HS đọc thông tin ở giữa trang 6 SGK, Các HS khác theo dõi. 
? Ở địa phương em có những loài động vật nào được thuần hóa?
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- HS: trình bày được:
- Thể hiện ở số lượng cá thể nhiều, số lượng loài nhiều ( 1,5 triệu loài ) 
+ Các loài động vật thu thập được khi:
. Kéo 1 mẻ lưới trên biển: cá, mực, cua tôm..
. Tát 1 ao cá: nhiều loại cá tép, ốc cua...
- Ban đêm vào mùa hè thường có 1 số loài như cóc, ếch, sâu bọ phát ra tiếng kêu.
- HS: Trả lời được mỗi loài có số cá thể rất đông.
- Đại diện HS đọc, các HS khác theo dõi.
- Ví dụ : gà, cho, vịt, thỏ đều được bắt nguồn từ động vật hoang dã.
I/ Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
Thế giới động vật rất đa dạng về loài, kích thước cơ thể và đa dạng về số cá thể trong loài.
Hoạt động 3: Sự đa dạng về môi trường sống. 
1. Mục tiêu: HS nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống, nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: vấn đáp, kĩ thuật đặt câu hỏi, dạy học nhóm, trực quan.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, tranh ảnh về một số môi trường sống của động vật.
5. Sản phẩm: HS biết được môi trường sống của các loài động vật rất đa dạng và phong phú.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Em thường thấy động vật sống ở những môi trường nào ? 
- Yêu cầu HS quan sát H 1.4 điền chú thích 
? Ở bắc, nam cực( hoang mạc ) có những động vật nào sinh sống ? 
? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt ( lạc đà) sống được ở các vùng khí hậu khắc nghiệt đó ? 
? Vùng nhiệt đới, ôn đới. Nam cực, hoang mạc thì ở đâu có động vật phong phú và đa dạng hơn? Vì sao?
? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không ? Vì sao ? 
? Cho ví dụ chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật? 
? Môi trường sống phong phú có ảnh huởng như thế nào đến lối sống của động vật? 
? Em có nhận xét gì về môi trường sống của động vật?
GV củng cố chốt kiên thức đúng
- Gv yêu cầu hs quan sát kết hợp với đọc thông tin ở hình 1.3 và nhận biết tên một số loài động vật (h1.4)
- Yêu cầu hs sửa nhanh bài tập.
- Tiếp tục thảo luận 3 câu hỏi cuối mục II sgk.
? Hãy lấy ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật.
- Gv lưu ý hs: Nhờ con người thuần hóa, nuôi dưỡng những dạng hoang dại thành vật nuôi đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
- HS độc lập trả lời câu hỏi 
- Dưới nước có: Nhiều loài cá, mực, tôm 
- Trên cạn có: Nhiều loài thú hổ, thá, ong, bướm . 
- Trên không có: Các loài chim 
+ Vùng cực: Chim cánh cụt, gấu .
+ Hoang mạc: Lạc đà 
à Nhờ có lông dày, lớp mỡ dưới da dày giữ nhiệt 
+ Lạc đà: có bướu, cơ thể cao
à Vùng nhiệt đới có ĐV phong phú và đa dạng hơn. Vì có điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển quanh năm nguồn thức ăn phong phú, nhiệt độ thích hợp 
+ Có, vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
HS trả lời
à Lối sống của ĐV cũng phong phú để thích nghi
- HS nêu câu trả lời. Lớp nhận xét bổ sung. 
HS rút ra tiểu kết.
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS suy nghĩ trả lời
HS lắng nghe
Nhờ đặc điểm thích nghi cao với điều kiện sống mà Đv phân bố khắp các môi trường khác nhau như : ở mặn, nước ngọt, vùng cực bắc....
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: CỦNG CỐ KIẾN THỨC 	
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho HS sau khi học xong bài
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề – kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK
5. Sản phẩm: ý kiến của HS
Nội dung hoạt động 4: Củng cố lại kiến thức đã học trong bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Dấu hiệu nào nhận biết ĐV đa dạng, phong phú?
- Kể tên những Đv có ở địa phương? Chúng có đa dạng phong phú không?
- Vì sao động vật phân bố khắp nơi trên trái đất?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời: dấu hiệu cho thấy ĐV đa dạng và phong phú là ở số lượng loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.
- Liên hệ ở địa phương mình trả lời.
- Vì nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống nên chúng có thể sống khắp nơi trên trái đất.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong thực tế
1. Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề– kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK
5. Sản phẩm: Học sinh lấy vận dung kiến thức vào thực tế 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:
- Chúng ta cần làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Bảo vệ môi trường sống của tất cả các loài động vật, như: Rừng, biển, sông, ao , hồ môi trường đât..
+ Khai thác hợp lí các loài động vật để phục vụ cho con người, không khai thác vô ý thức, vì phục vụ lợi ích cá nhân
+ Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển
+ Thuần dưỡng và lai tạo them một số động vật phục cho con người nhưng không ảnh hương dến hệ sinh thái
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài, làm các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới : Phân biệt Đv với TV đặc điểm chung của ĐV. Kẻ bảng trang 9 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_7_bai_1_the_gioi_dong_vat_da_dang_phong_phu.docx