Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 32, Bài 28: Thực hành Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 32, Bài 28: Thực hành Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết mắc hai bóng đèn song song.

2. Kĩ năng:

- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.

3. Thái độ:

- Tích cực trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm, bảo quản đồ dùng, dụng cụ TH.

4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.

- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).

- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.

- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí.

- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

- 1 nguồn điện 3V.

- Hai bóng đèn pin như nhau.

- Một vôn kế có GHĐ 6V và có độ chia nhỏ nhất là 0,1V.

- 1 ampe kế có giới hạn đo 0,5A và ĐCNN 0,01A.

- 1 công tắc

- 9 đoạn dây đồng có vỏ cách điện dài 30cm

- mẫu báo cáo thực hành.

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới:

 

doc 5 trang sontrang 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 32, Bài 28: Thực hành Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 33 	 Ngày soạn: 29/04/2019
Tiết dạy: 32 Ngày dạy: 01/05/2019 (lớp 7.1)
 02/05/2019 (lớp 7.2)
Tên bài dạy – Bài 28: TH – ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết mắc hai bóng đèn song song.
2. Kĩ năng:
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.
3. Thái độ:
- Tích cực trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm, bảo quản đồ dùng, dụng cụ TH.
4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: 
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí. 
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 nguồn điện 3V.
- Hai bóng đèn pin như nhau.
- Một vôn kế có GHĐ 6V và có độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
- 1 ampe kế có giới hạn đo 0,5A và ĐCNN 0,01A.
- 1 công tắc
- 9 đoạn dây đồng có vỏ cách điện dài 30cm
- mẫu báo cáo thực hành.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trả bài báo cáo thực hành ở tiết trước cho học sinh.
GV ôn tập, củng cố ở HS về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế như đã nêu ở mục I của mẫu báo cáo. 
GV nêu thêm mục tiêu của bài này là sử dụng ampe kế, vôn kế để đo và tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với một mạch điện mắc song song (mạch điện gia đình là một mạch điện song song).
 Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho tiết thực hành.
HS xem lại mục tiêu của bài thực hành hôm nay.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bài 28: TH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
I.Chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mắc song song hai bóng đèn (8 phút)
Mục tiêu:
Biết mắc song song hai bóng đèn
Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, thực hành.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Cho học sinh quan sát hình 28.1a và 28.1b và trả lời câu hỏi C1.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm mắc lại mạch điện 28.1a và thực hiện câu hỏi C2
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đánh giá, nhận xét kết quả của học sinh.
- Bao quát lớp học, đảm bảo tất cả học sinh tham gia thực hành.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Hoạt động nhóm mắc sơ đồ mạch điện.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
*. Sản phẩm dự kiến của học sinh
C1. Hai điểm M, N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.
Các mạch rẽ M12N và M34N.
Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực âm của nguồn điện.
C2. Khi tháo bớt một trong hai bóng đèn, bóng còn lại sẽ sáng mạnh hơn.
II. Nội dung thực hành.
1.Mắc song song hai bóng đèn.
Hoạt động 2: Đo hiệu điện thế dối với đoạn mạch mắc song song (10 phút).
Mục tiêu:
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song hai bóng đèn.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, thực hành. 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu học sinh mắc vôn kế vào vị trí số 1, 2 trong mạch điện sau đó vẽ lại sơ đồ mạch điện vào bảng báo cáo.
Vôn kế được mắc như thế nào với hai đèn.
Đóng công tắc đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng báo cáo.
Làm tương tự với U34 và UMN
Lưu ý: Khi mắc vôn kế tại mỗi vị trí nên đóng ngắt công tắc 3 lần và lấy giá trị trung bình của 3 lần đo.
Hoàn thành mục số 2 trong báo cáo thực hành.
Rút ra nhận xét về quy luật của cường độ dòng điện trong đoạn mạch hai bóng đèn mắc nối tiếp.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hành.
Phân tích, đánh giá nhận xét các kết quả.
Khuyến khích các đối tượng học sinh tham gia thảo luận nhóm.
Nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành phải đảm bảo an toàn và bảo quản dụng cụ thực hành.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh thực hiện
Học sinh thực hiện đo và đọc các giá trị của vôn kế kế.
Hoàn thành mẫu báo cáo số 2
Rút ra nhận xét
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:
U12 = U34 = UMN
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:
U12 = U34 = UMN 
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song (10 phút).
Mục tiêu:
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song hai bóng đèn.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, thực hành. 
 * Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu học sinh mắc ampe kế vào bóng đèn số 1. Đóng công tắc và ghi giá trị I1 của cường độ dòng điện qua mạch rẽ.
Làm tương tự để đo cường độ dòng điện I2 của dòng điện qua mạch rẽ nối với đèn số 2. Và cường độ dòng điện I qua mạch chính.
Lưu ý: nên đóng mở công tắc 3 lần rồi lấy giá trị trung bình của 3 lần đó.
Rút ra nhận xét về quy luật của cường độ dòng điện đối với đoạn mạch hai bóng đèn mắc song song.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hành.
Phân tích, đánh giá nhận xét các kết quả.
Khuyến khích các đối tượng học sinh tham gia thảo luận nhóm.
Nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành phải đảm bảo an toàn và bảo quản dụng cụ thực hành.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hoc sinh thực hiện mắc mạch điện.
Thực hành đo và đọc các giá trị của ampe kế rồi ghi vào bảng báo cáo.
Rút ra nhận xét
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Nhận xét
Cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
I = I1 = I2
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
Nhận xét
Cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
I = I1 = I2
4. Củng cố: (4 phút)
- Nhận xét quy trình thực hành của các nhóm. Đánh giá ý thức, thái độ của các nhóm học sinh và kết quả cuối cùng.
- Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Xem lại quy trình thực hành bài 28.
- Chuẩn bị bài 29: An toàn khi sử dụng điện
*. Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_32_bai_28_thuc_hanh_do_hieu_dien_t.doc