Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 9, Bài 9: Tổng kết chương I - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Kĩ năng:
- Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Phát triển năng lực của học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn:
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
+ P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giá quang học, các loại gương, bảng trò chơi ô chữ.
2. Học sinh:
- Nến, đèn pin, màn ảnh.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm
1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: So sánh sự tạo ảnh của 1 vật tạo bởi các gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi.
Đáp án:
- Giống nhau: đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
- Khác nhau: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì bằng vật.
3. Nội dung bài mới:
- Để hệ thống hóa lại kiến thức chương I, và chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết ở tiết sau chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Tuần dạy: 9 Ngày soạn: 29/10/2018 Tiết dạy: 9 Ngày dạy: 31/10/2018 (lớp 7.1) 1/11/2018 (lớp 7.2) Bài 9. Tổng kết chương I QUANG HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 2. Kĩ năng: - Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản. - Nghiêm túc trong giờ học. 4. Phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt bộ môn: + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí. + P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giá quang học, các loại gương, bảng trò chơi ô chữ. 2. Học sinh: - Nến, đèn pin, màn ảnh. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: So sánh sự tạo ảnh của 1 vật tạo bởi các gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi. Đáp án: - Giống nhau: đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn - Khác nhau: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì bằng vật. 3. Nội dung bài mới: - Để hệ thống hóa lại kiến thức chương I, và chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết ở tiết sau chúng ta đi vào bài học hôm nay. HĐ của GV (Hỗ trợ) HĐ của HS (Tổ chức thực hiện) Nội dung (Kết quả cần đạt) A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức cũ, công thức đã học cho học sinh - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề. *. Chuyển giao NV học tập: - Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi ở phần “ Tự kiểm tra” trong SGK ( Không yêu cầu HS trả lời câu hỏi 7). - Đối với một số vấn đề, yêu cầu HS mô tả lại cách bố trí thí nghiệm hay cách lập luận như: + Bố trí thí nghiệm thế nào để xác định đc đường truyền của ánh sáng? + Mô tả lại thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. + Bố trí thí nghiệm thế nào để quan sát được ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm. Hướng dẫn HS thảo luận Cho HS sửa chữa nếu trả lời câu hỏi sai. *. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Nghe các câu trả lời của HS. - Giáo viên điều chỉnh, thống nhất kết quả cho HS ghi vào vở. *. Thực hiện NV học tập: - Lần lượt HS trả lời các câu hỏi của phần tự kiểm tra. - Sửa chữa nếu trả lời sai. *. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh ghi nhận và ghi câu trả lời đúng vào vở. I. Tự kiểm tra 1. C 2. B 3. trong suốt ..đồng tính đường thẳng 4. a) tia tới .pháp tuyến b) góc tới 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng : - ảnh ảo. - Độ lớn bằng vật. - Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. 6. Ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có những tính chất giống và khác nhau: + Giống : Đều là ảnh ảo. + Khác : ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. 7. (tìm hiểu thêm) Khi vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật. 8. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật. 9. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. Hoạt động 2: Luyện tập kĩ năng vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Mục tiêu: - HS biết cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, thực hành vẽ tia phản xạ và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. HĐ của GV (Hỗ trợ) HĐ của HS (Tổ chức thực hiện) Nội dung (Kết quả cần đạt) *. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: C1: - Yêu cầu HS trả lời bằng cách vẽ hình vào vở. Hướng dẫn HS cách vẽ dựa trên tính chất ảnh. a) Vẽ ảnh ảo của mỗi điểm sáng tạo bởi gương phẳng. b) Vẽ chùm tia tới lớn nhất suất phát từ S1, S2 sau đó vẽ chùm phản xạ tương ứng. c) để mắt trong vùng nào thì đồng thời nhìn thấy cả hai ảnh ? C2, C3: - GV yêu cầu đọc câu hỏi và tìm câu trả lời. Hướng dẫn câu C3: Muốn nhìn thấy bạn nguyên tắc phải như thế nào? *. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Nghe báo cáo của HS và yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét. - Phân tích nhận xét, đánh giá. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. *. Thực hiện NV học tập: Làm theo hướng dẫn của GV a. Lấy S’1 đối xứng S1 qua gương, lấy S'2 đối xứng với S2 qua gương. b. Lấy 2 tia tới đến hai mép gương. Tìm tia phản xạ tương ứng. S2 tương tự. c. Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2. *. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hai HS lên bảng vẽ thực hiện câu 1 mục a và b. Các HS còn lại tự vẽ vào vở sau đó nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu C3 theo hình thức cá nhân, cả lớp lắng nghe và cho nhận xét. II. Vận dụng: C1: (GV vẽ hình trên bảng) C2: - Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo. - Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng nhỏ hơn trong gương cầu lõm. C3: Những cặp nhìn thấy nhau: An – Thanh, An – Hải, Thanh – Hải, Hải – Hà. Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề. HĐ của GV (Hỗ trợ) HĐ của HS (Tổ chức thực hiện) Nội dung (Kết quả cần đạt) *. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV: tổ chức thi đua giữa các nhóm để tìm ra câu trả lời nhanh nhất. *. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV Nhận xét, đánh giá tuyên bố đội thắng cuộc, tuyên dương. *. Thực hiện NV học tập: - HS thực hiện theo nhóm để thi đua với nhau. *. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Các nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng. III. Trò chơi ô chữ: v ậ t s á n g n g u ồ n g s á n g ả n h ả o n g ô i s a o p h á p t u y ế n b ó n g t ố i g ư ơ n g p h ẳ n g B. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG *. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu HS tìm thêm bài tập trong sách bài tập để tham khảo thêm ở nhà. *. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: (GV đánh giá ở tiết sau) *. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ. *. Báo cáo kết quả hoạt động: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 4. Củng cố: - Nêu lại định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng. - Gương nào cho ảnh của vật to nhất, gương nào cho ảnh nhỏ nhất. 5. Dặn dò: Học bài. Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức nội dung trong chương. Chuẩn bị: thước, viết. Tiết sau kiển tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_tiet_9_bai_9_tong_ket_chuong_i_nam_hoc.doc