Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố lại những kiến thức đã học trong ngành ĐVCXS: Từ lớp lưỡng cư lớp thú

- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, diễn đạt.

 Năng lực:

 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- Xem lại các bài tập đã làm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: kt trong bài

- Nêu đặc điểm chung của lớp thú?

- So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?

3. Bài mới: 3 phút

? Qua mỗi lớp động vật chúng ta biết được những kiến thức cơ bản nào.

(Đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống của chúng. Cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận.

So sánh được các hệ cơ quan qua mỗi lớp động vật. Từ đó thấy được sự tiến hóa của chúng.

Thấy được sự đa dạng của mỗi lớp động vật. Biết phân loại các lớp động vật.

Vai trò của các lớp động vật)

. Hình thành kiến thức mới

 Hoạt động 1: Lý thuyết: 20 phút

 

docx 3 trang sontrang 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 17/3/2021 
Ngày giảng: 20/3/2021: Tiết 1- 7a
 Tiết 52: Ôn tập
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố lại những kiến thức đã học trong ngành ĐVCXS: Từ lớp lưỡng cưà lớp thú
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, diễn đạt.
 Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Xem lại các bài tập đã làm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: kt trong bài
- Nêu đặc điểm chung của lớp thú?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?
3. Bài mới: 3 phút
? Qua mỗi lớp động vật chúng ta biết được những kiến thức cơ bản nào.
(Đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống của chúng. Cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận.
So sánh được các hệ cơ quan qua mỗi lớp động vật. Từ đó thấy được sự tiến hóa của chúng.
Thấy được sự đa dạng của mỗi lớp động vật. Biết phân loại các lớp động vật.
Vai trò của các lớp động vật)
. Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Lý thuyết: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Nêu câu hỏi
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
? Nêu vai trò của lớp lưỡng cư
-Sự đa dạng của lớp bò sát được thể hiện như thế nào?
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Sự đa dạng của lớp bò sát được thể hiện như thế nào?
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài chủa chim thích nghi với đời sống bay?
 -Kể tên các bộ thú đã học
- Nêu đặc điểm chung của thú
-Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
-Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói hay cả những thứ chúng không ăn được? hãy cho biết một số biện pháp để tiêu diệt chuột?.
1. Lớp lưỡng cư
-Nêu đc cất tạo ngoài của ếch thích nghi với đ/s vừa ở nước , vừa ở cạn.
.Vai trò của lưỡng cư: Vai trò của lưỡng cư
- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng
- Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh
- Làm thực phẩm, dược phẩm
- Làm vật thí nghiệm
2. Lớp bò sát
. Sự đa dạng của lớp bò sát
- Có số loài lớn khoảng 6500 loài bò sát. ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài
- Được chia thành 4 bộ: bộ Đầu mỏ , bộ Có vảy, bộ Cá sấu và bộ Rùa
- Được phân bố và thích nghi với các môi trường sống khác nhau
3. Lớp chim
- Thân hình thoi - giảm sức cản của không khí khi bay.
 - Mỏ sừng bao lấy hàm, hàm không răng làm đầu chim nhẹ
- Cổ dài khớp đầu với thân - phát huy tác dụng các giác quan
- Chi trước biến thành cánh - quạt gió khi bay, hạ cánh
- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau -giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh.
- Lông ống, lông tơ làm thành chùm lông xốp - giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể 
3. Lớp thú
-Bộ Thú túi, thú huyệt, bộ gặm nhấm, bộ voi, 
* Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật đẻ trứng 
- Phôi, thai phát triển trong cơ thể mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
- Con non có tỉ lệ sống cao được nuôi dưỡng tốt bằng sữa mẹ
* Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra nên chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi.
Một số biện pháp để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như cú mèo, đại bàng, rắn,..
 Hoạt động 2: Bài tập: 15 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
Bài 2: (trang 22 vở BT)
Bài 2: (trang 32 vở BT)
Bài 2: (trang 27 vở BT)
Bài 1: (trang 29 vở BT)
II. Bài tập
Đáp án đúng: 1,2,3,5
- Khi cơ hoành giãn (Hình A), thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài.(thở ra)
Khi cơ hoành co (hình B), thể tích lồng ngực tăng, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào)
- Mình có lông vũ bao phủ
Chi trước biến đổi thành cánh
Có mỏ sừng. Là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Bộ lông dày xốp, lông mao bao phủ: Che chở, giữ nhiệt
Chi trước ngắn: Đào hang
Chi sau dài khỏe: Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi .
Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: Thăm dò thức ăn và môi trường.
Tai có vành tai: Cử động, định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.
Mắt có mí cử động,có lông mi: Màng mắt không bị khô, bảo vệ măt khi lẫn trốn.
Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các ĐVCXS đẻ trứng.
4.Củng cố: 5 phút
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Nhận xét lại từng hoạt động của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Hoàn thành các BT ở vở BT
- Tìm hiểu về đời sống và tập tính của chim và thú
* Rút kinh nghiệm bài học:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_52_on_tap_nam_hoc_2020_2021.docx