Kế hoạch bài dạy chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 10: Thơ Trung Đại Việt Nam (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hạnh

Kế hoạch bài dạy chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 10: Thơ Trung Đại Việt Nam (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hạnh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thưc, kĩ năng , thái độ

 1. Kiến thức: - Sơ lược về Tác giả.

 - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong trong xã hội phong kiến.

 - Hiểu về phẩm chất của người phụ nữ trong XHPK.

 - Nỗi nhớ nước thương nhà của nữ sĩ xa quê

 Qua khuyến khích tự đọc: HS hiểu và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ bị chia lìa trong xhph

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ văn bản

 - Nhận biết thể loại của văn bản

 - Hiểu và phân tích được thơ trung đại Việt Nam.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS trân trọng và cảm thông số phận người phụ nữ. Lòng yêu quê hương đất nước

 * GDMT: Liên hệ môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

 *Năng lực chung:

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực cảm nhận giá trị tác phẩm văn học

 *Năng lực xã hội:

 + Giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình vấn đề

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên: Biên soạn chủ đề

 - Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.

 -Hình ảnh minh họa về cuộc sống của người phụ nữ dưới xã hội cũ.

- Tài liệu tham khảo có liên quan

2. Học sinh:

 - Đọc trước các văn bản và soạn bài theo câu hỏi đọc-hiểu ở mỗi văn bản.

 

doc 13 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3800
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 10: Thơ Trung Đại Việt Nam (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2021 
Tên chủ đề 10: . THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (tt)
(Chủ đề về người phụ nữ)
(Kèm theo Công văn số 2214 /SGDĐT-GDTrH ngày 03 /11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 2 từ tiết 32 đến tiết 33
 Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề người phụ nữ là chủ đề tiêu biểu trong thơ trung đại Việt Nam,họ luôn có đức hạnh hơn người và phẩm chất ấy được thể hiện qua 3 tác phẩm: “Bánh trôi nước” , “ Qua đèo Ngang”. “ Sau phút chia ly” (khuyến khích tự đọc)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thưc, kĩ năng , thái độ
 1. Kiến thức: - Sơ lược về Tác giả.
 - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong trong xã hội phong kiến.
 - Hiểu về phẩm chất của người phụ nữ trong XHPK.
 - Nỗi nhớ nước thương nhà của nữ sĩ xa quê
 Qua khuyến khích tự đọc: HS hiểu và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ bị chia lìa trong xhph
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ văn bản
 - Nhận biết thể loại của văn bản
 - Hiểu và phân tích được thơ trung đại Việt Nam.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS trân trọng và cảm thông số phận người phụ nữ. Lòng yêu quê hương đất nước
 * GDMT: Liên hệ môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 *Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy sáng tạo. 
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực cảm nhận giá trị tác phẩm văn học
 *Năng lực xã hội: 
 + Giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình vấn đề 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên: Biên soạn chủ đề
 - Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 -Hình ảnh minh họa về cuộc sống của người phụ nữ dưới xã hội cũ.
- Tài liệu tham khảo có liên quan
2. Học sinh:
 - Đọc trước các văn bản và soạn bài theo câu hỏi đọc-hiểu ở mỗi văn bản. 
III. Tiến trình dạy học
 NỘI DUNG I/ BÁNH TRÔI NƯỚC ( Hồ Xuân Hương) (Dự kiến thời lượng: 40 phút)
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/ khởi động (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
 Mục tiêu hoạt động : Tạo cho hs tâm thế thoải mái để kết nối vào chủ đề.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
hoc tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- GV gọi HS đọc những câu thơ hoặc bài thơ ca ngợi người phụ nữ.... (Cá nhân HS trình bày trước lớp)
- GV khuyến khích, khen ngợi hoặc điều chỉnh những trình bày, suy nghĩ của học sinh
- GV chốt và dẫn vào chủ đề: Nỗi bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ khiến ta thấy xót thương, cảm thông. Đó cũng là những vấn đề chủ yếu mà chúng ta sẽ cảm nhận được qua tìm hiểu bài học hôm nay.
HS sẽ cảm thấy tò mò, thích thú bước đầu hiểu được sự cần thiết khi tìm hiểu chủ đề/ bài học mới.
 Hoạt động II: Hình thành kiến thức(Dự kiến thời lượng: 30 phút)
 Mục tiêu hoạt động : Giúp học sinh
- Thấy được vẻ đẹp, hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”. Đồng thời bước đầu hiểu thể thơ Đường luật TNg bát cú.
Rèn luyện các năng lực:
- Tự học, tiếp nhận phân tích thông tin, giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm
* Rèn luyện các kĩ năng:
-Phân tích vẻ đẹp của chiếc bánh. 
-Tôn trọng và phẩm chất của người phụ nữ.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
: BÁNH TRÔI NƯỚC ( HỒ XUÂN HƯƠNG)
GV giao nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi
Gọi hs đọc chú thích 
- Nêu những hiểu biết về tg Hồ Xuân Hương?
 Nhận xét, chốt.
1hs đọc.
-TL: Tự do nêu theo sgk.
Đọc đúng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.Gọi 2 hs đọc.
HS giải thích từ khó
* Thao tác 1:Tìm hiểu chung
-Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì vì sao?
-Về hình thức ngôn từ, văn bản này có điểm nào khác với bài “NQSH” đã học?--Trong vb này có sự đan xen của nhiều phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Theo em xác định như thế nào là chính xác?vì sao?
+Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vì cả bài có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4.
+Biểu cảm là phương thức chính, vì các yếu tố miêu tả, tự sự có chức năng phục vụ cho biểu cảm?
* Thao tác 2:Đọc,hiểu văn bản
-HS đọc bài thơ 1 lần
-Những chi tiết nào chứng tỏ bài thơ nói về chiếc bánh trôi?
-Em có nhận xét gì về cách miêu tả cái bánh trôi?
-Vì sao trình tự miêu tả không bình thường. Phải chăng như vậy là do bài thơ không chỉ nói đến một đối tượng. Vậy đối tượng khác được đề cập đến trong bài này là gì?
-Thể chất BTN được miêu tả trong lời thơ nào?
-Các từ trắng, tròn gợi tính chất nào ở một sự vật?
-Hình thể đó của BTN ám chỉ vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
-Với vẻ đẹp đó người phụ nữ có quyền được sống ntn trong một xã hội công bằng?
-Nhưng trong xh cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận bánh trôi, lời thơ nào diễn tả điều này?
-Ở đây thành ngữ “Bảy... chìm” được dùng với ý gì?
+Bánh trôi được làm từ bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có nhân đường phèn, khi nước sôi bỏ bánh vào luộc trước chìm sau nổi
-Vừa nói bánh trôi nước
-Vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
+”Thân em... vừa tròn”
+Trong sạch, tinh khiết khoẻ mạnh hoàn hảo.
+Vẻ đẹp trong trắng tinh khiết của người phụ nữ.
+Bánh rắn nát là do tay người làm bánh khéo hay vụng. Bề ngoài có thể rắn nát nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn chất lượng.
+Tấm lòng son: sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập, thân phận có bảy nổi ba chìm cũng không thể tàn phá vẻ đẹp tâm hồn, lòng kiên trinh sắt son của họ.
-Trong 2 dòng cuối vb, hình ảnh BTN được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nổi bật nào?
-Hãy hình dung về BTN qua các chi tiết này.
-Nhận xét ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của các chi tiết đó
*Thao tác 3:Tổng kết 
VB “ BTN” có 2 nội dung:
+Miêu tả bánh trôi nước.
+Phản ảnh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 I. Tìm hiểu chung
-> Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs nắm được :
 1/Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả: Tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm.
b. Tác phẩm: Bài thơ là một trong những chùm thơ vịnh vật , vịnh cảnh của Hồ Xuân Hương.
2. Đọc:
3. Chú thích:
3.Thể thơ: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
-> Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs nắm được :
1/ Hai câu đầu:
 “Thân em tròn”
 Bảy nổi ba chìm nước non
 Thành ngữ thuần Việt 
- Tả được chiếc bánh trôi. Bài thơ có hai nét nghĩa.
* Nét nghĩa thứ nhất: Miêu tả vẻ đẹp của bánh trôi nước.
Nét nghĩa thứ hai: Hình ảnh người phụ nữ:
-Hình thể: xinh đẹp, trong trắng.
- Phẩm chất cao quý là cảnh ngộ nào vẫn sắt son, thuỷ chung, tình nghĩa.
- Thân phận: lao đao lận đận, phụ thuộc.
2. Hai câu sau : 
 “Rắn nát kẻ nặn
 Mà xem vẫn giư son”
- Tả thực chiếc bánh à ngợi ca phẩm chất cao quý, son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
-Nét nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ.
IV. Tổng kết:
1.Nội dung: Trân trong vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, sắt son của người PN Việt Nam trong xã hội cũ.
 Cảm thông cho số phận của họ nổi chìm bấp bênh.
2.Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, sử dụng ẩn dụ tương đồng một cách tài tình để vừa tả, vừa bộc lộ cảm xúc.
Hoạt động III/ Luyện tập (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
 Mục tiêu hoạt động :HS thực hành bài tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Hãy tìm những câu ca dao, câu thơ có mô tip nói về thân phận người phụ nữ trong XHPK
 Thân em như tấm lụa đào.
Phất phơ giữ chợ biết vào tay ai
Thân em như giếng bên đàng
 Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân
Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu
Sản phẩm trình bay cá nhân của học sinh
Hoạt động IV. Vận dụng (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
-Mục tiêu hoạt động: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức cho hs theo thể loại văn biểu cảm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài Bánh trôi nước?
- Sản phẩm trình bày miệng của HS 
NỘI DUNG II: QUA ĐÈO NGANG ( Bà Huyện Thanh Quan) (Dự kiến thời lượng: 35 phút)
 Hoạt động I: Tình huống xuất phát/ khởi động (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
 Mục tiêu hoạt động :
 Giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề, tạo tâm thế tiếp nhận bài học cho HS.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên giới thiệu hình ảnh
Hs quan sát
ơ
HĐ CẶP ĐÔI: HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH.
DU LỊCH MIỀN TRUNG
- Cho HS quan sát và chuẩn bị.
- Quan sát, khích lệ HS và xung phong làm hướng dẫ viên du lịch.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều nhà thơ vịnh đèo như Cao Ba Quát có bài Đặng Hoành Sơn( Lên đỉnh Hoành Sơn); Nguyễn Khuyến có bài Quá Hoành Sơn( Qua núi Hoành Sơn) ; Nguyễn Thượng Hiền có bài Hoành Sơn xuân vọng( Mùa xuân trông núi Hoành Sơn). Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Quan sát và vận dụng hiểu biết của mình giới thiệu về địa danh xuất hiện trên màn hình
- Lời chào
- Giới thiệu vị trí địa lý.
- Cảnh quan
-...
Hoạt động II: Hình thành kiến thức(Dự kiến thời lượng: 20 phút)
Mục tiêu hoạt động : Giúp học sinh
- Hs nắm được : Thể thơ, đặc điểm thơ Đường luật
- Nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ “Qua Đèo Ngang”
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Trân trọng danh dự, vẻ đẹp trong tâm hồn con người.
* GDMT: Liên hệ môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Qua đèo Ngang ( Bà huyện Thanh Quan)
Thao tác 1: Tìm hiểu chung
- Cho HS đọc kỹ chú thích, văn bản và trả lời câu hỏi:
- HS đọc chú thích Sgk/102. 
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả? 
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 ( lúc Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân nhậm chức “Cung trung giáo tập” theo sự triệu hồi của vua Minh Mệnh )
(GV giới thiệu phụ lục 2)
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? “Thất ngôn bát cú đường luật”. Em hiểu gì về thể thơ này (số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối)? 
? Bố cục bài thơ ntn?
+ 2 câu đề: Giới thiệu vấn đề cần nói tới.
+ 2 câu thực: Trình bày nội dung của vấn đề.
+ 2 câu luận: Bàn luận mở rộng vấn đề 
+ 2 câu kết: Nâng cao vấn đề, cũng có khi bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của tác giả.
*Thao tác 2: Đọc, tìm hiểu văn bản. 
- Cho HS đọc kỹ chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc.
- HS đọc 2 câu đầu. 
? Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Cụm từ “bóng xế tà” gợi cảm giác như thế nào ? (đã về chiều). 
? Tác giả còn dùng nghệ thuật nào?
? Cảnh tượng Đèo Ngang như thế nào? 
- GV cho HS thấy được môi trường hoang sơ của Đèo Ngang – thấy được vẻ đẹp vốn có của nó.
? Tại sao Bà Huyện Thanh Quan chọn thời điểm “bóng xế tà” để tả về Đèo Ngang? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ cảm xúc của Bà? 
* GDMT: Liên hệ môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
Theo em, hiện nay cảnh Đèo Ngang của nước ta có gì thay đổi so với cảnh Đèo Ngang ở thời điểm bài thơ này ra đời? Sự thay đổi đó có mang lại cho em cảm xúc gì không?
- GV chốt lại và bình về cảnh xa nhà của tác giả.
- HS đọc 2 câu tiếp. 
? Ngoài chi tiết miêu tả thời gian, cỏ, cây, đá, lá, hoa, hai câu thực cho ta biết có nét bổ sung nào trong cảnh vật Đèo Ngang? (Sự sống của con người) 
? Câu thơ nào thể hiện điều đó?
? Từ “lom khom”, “lác đác”? là từ gì? (Từ láy gợi tả) 
? Hai câu thực có dùng nghệ thuật nào?
? Những từ láy gợi tả này kết hợp với từ “vài”, “mấy” mở ra sự sống của dân cư ở đây như thế nào? 
? Em hãy chỉ ra đảo ngữ, nghệ thuật đối và nêu tác dụng của nó? 
(Từ láy gợi hình ảnh Lom khom gợi sự vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa chốn rừng núi hoang vu; và lác đác gợi sự thưa thớt, ít ỏi qua những quán chợ nghèo. Cách đối và đảo ngữ càng khắc sâu sự sống mờ nhạt ở đây)
- Gv chuyển ý qua hai câu luận
? Hãy phân tích nghệ thuật ở 2 câu luận?
? Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ trên ? 
(Phép đối: Làm rõ hai trạng thái nhớ nước, – thương nhà, tạo nhạc điệu cân xứng cho câu thơ; từ tượng thanh “quốc quốc, gia gia”.)
? “Chim cuốc”, “chim đa đa” đã đi vào truyền thuyết như thế nào? 
? Sử dụng hình ảnh “Chim cuốc” và “chim đa đa” có ngụ ý gì ? 
- GV: Nhà thơ mượn tiếng chim để bộc lộ lòng mình: nhớ nước, thương nhà. 
? Em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?
- GV: Nước trong tâm tưởng nhà thơ chính là triều Lê. Là người gắn bó với triều Lê, bà nuối tiếc quá khứ vàng son nay không còn và mình phải làm việc cho một triều đại khác. Còn “nhà” là quê hương xứ sở, gia đình. Bởi vậy tâm trạng bà luôn luôn hoài niệm, nhớ thương. 
? Ngoài việc tả cảnh ngụ tình, câu thơ nào trong bài trực tiếp bộc lộ tình cảm ? 
- HS đọc hai câu cuối. 
? Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp? (Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một mảnh tình riêng là tương quan đối lập, ngược chiều. Trời, non, nước bát ngát, rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu)
? Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta? (là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả)
? Ta thấy tâm trạng của tác giả ra sao? biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
*Thao tác 3: tổng kết. 
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cảm xúc và phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
(Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. Ngôn ngữ gợi cảm, gợi hình. Cảm xúc chân thật, )
- HS thảo luận à GV chốt ý, bình về phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan. 
- HS đọc, nhắc lại ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung văn bản
à Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục.
1/ Tác giả:
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ nhân tài danh hiếm có trong xã hội xưa.
2/ Tác phẩm:
Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà
à Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục.
I.Tìm hiểu chi tiết văn bản
à Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong bài thơ.
1. Hai câu đề: 
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa 
à Miêu tả, điệp âm “a”, điệp từ “chen”. 
à Cảnh hoang vu, vắng lặng lúc chiều tà. 
2. Hai câu thực: 
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. 
à Nhịp thơ 4/3, giọng trầm, từ láy gợi tả, phép đối, đảo ngữ. 
à Cuộc sống thưa thớt, hoang sơ. Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng nghèo nàn, xa lạ. 
3. Hai câu luận: 
 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc 
 Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. 
à Phép đối, ẩn dụ, từ tượng thanh, chơi chữ đồng âm, câu thơ trang nhã, cân xứng, hài hoà. 
àTâm trạng hoài niệm, nhớ nhà,nhớ nước.. 
4. Hai câu kết: 
 Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
 Một mảnh tình riêng, ta với ta. 
à Điệp từ, hình ảnh đối lập, gợi cảm. 
à Nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
à Đánh giá sản phẩm đầu ra của hs: Hs hiểu bài thơ. 
5. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
- Ghi nhớ : Sgk/104
III. Tổng kết:
1/ Nội dung: 
-Cảnh tượng ĐN thoáng đáng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
-Thể hiện nổi nhớ nước thương nhà, nỗi cô đơn lẳng lẽ âm thầm của tác giả.
2/ Nghệ thuật:
Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
Dùng từ ngữ gợi cảm, phép đối, đảo ngữ.
Phụ lục 2
Hoạt động III/ Luyện tập (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
 Mục tiêu hoạt động :HS thực hành bài tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Dựa vào bảng phụ lục (3), hãy củng cố lại nội dung kiến thức bài: Qua Đèo Ngang
HS thực hiện
Phụ lục 3:
Chi tiết, hình ảnh
Nhận xét
* Thời gian:
chiều tà.
-Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những lữ khách xa quê, thân gái dặm trường.
* Cảnh vật:
- Thiên nhiên:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Điệp từ “chen”. Cảnh vật rậm rạp, đầy sức sống nhưng hoang sơ, vắng vẻ.
-Con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đac bên sông chợ mấy nhà
Đảo ngữ, phép đối, từ láy gợi tả, nhấn mạnh dáng hình vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu và sự sống thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.,tiêu điều, hiu hắt
* Âm thanh:
- Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
-Thương nhà mỏi miệng cái đa đa. 
- Phép đối, điển tích, các động từ, chơi chữ bằng từ đồng âm.=> Niềm hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, bồn chồn , da diết...
*Cảnh Đèo Ngang:
+Trời, non, nước.
+Ta với ta. 
-Không gian rộng lớn mênh mang, rời rạc, hoang liêu; tĩnh lặng.
- Con người nhỏ bé, đơn chiếc giữa không gian rộng lớn. 
NHẬN XÉT
Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, thiếu sức sống con người. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của người xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, cô đơn, nhỏ bé.
Hoạt động IV. Vận dụng (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
-Mục tiêu hoạt động: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức cho hs theo thể loại văn biểu cảm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài thơ: Qua đèo Ngang (Phụ lục 4)
KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH TỰ ĐỌC: SAU PHÚT CHIA LI
 GỢI Ý: HS đọc thầm và nắm sơ lược về tác giả, tác phẩm, thể thơ
- Nắm sơ lược về Tác giả : Đặng Trần Côn. Dịch giả : Đoàn Thị Điểm.
- Nắm thể thơ song thất lục bát
-Hiểu nỗi sầu chia ly của người chinh phụ => Nỗi niềm của người phụ nữ trong xhpk khi có chồng ra trận
Sản phẩm của HS 
- HS thực hiện việc tự đọc ở nhà
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực 
 Các câu hỏi, HS đều trả lời dưới hình thức bằng miệng để thể hiện tư duy sáng tạo, hiểu biết, giao tiếp và cảm nhận của HS
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN PHÂN MÔN VĂN BẢN
(Dự kiến thời lượng: 10 phút)
I..Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến Thức: Giúp HS củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức đã học về tác phẩm thơ trung đại Việt Nam
- Kĩ Năng: + Rèn luyện kĩ năng tái hiện, kĩ năng so sánh, kĩ năng tạo lập văn bản
- Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập, biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, trân trọng tình bạn...
 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sáng tạo. 
II. Ma trận đề.
Mức độ
NL ĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
* Ngữ liệu: 
-Các câu thơ trong bài: Bánh trôi nước
Nhận biết tác giả, tác phẩm
Hiểu đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của hình tượng thơ
c/ Nêu cảm nhận sâu sắc về phẩm chất của người phụ nữ trong 2 câu thơ trên
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1(a)
2
20%
1(b)
2
20%
1(c)
2
20%
1
6
60%
Thực hành:
 - So sánh sắc thái biểu cảm trong 2 bài thơ
So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyễn và cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
4
40%
1
4
40%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %
1(a)
2
20%
1(b)
2
20%
1(c),2
6
60%
2
10
100%
III. Đề:
Câu 1/ (6,0 điểm) Đọc 2 câu thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
a/ Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
b/ Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của 2 câu thơ trên
c/ Nêu cảm nhận về phẩm chất của người phụ nữ trong 2 câu thơ trên
Câu 2/4,0 điểm) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyễn và cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
IV/Đáp án và biểu điểm
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a/ Bài thơ: Bánh trôi nước
Tác giả: Hồ Xuân Hương
1,0
1.0
b/- Nghĩa đen: chiếc bánh trôi nước còn nguyên vẹn (rắn) hay vỡ vụn là do tay người làm
- Nghĩa bóng: - Tuy sống trong xã hội bất công, phi lí nhưng người phụ nữ vẫn giữ lòng thủy chung, trinh bạch.
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Từ “mà... vẫn” là sự khẳng định không thay đổi trước hoàn cảnh. Người phụ nữ vẫn giữ niềm thủy chung, son sắt.
1.0
1.0
c/ - Số phận phụ thuộc, đáng thương của người phụ nữ. 
- Xã hội phong kiến lạc hậu, bất công cho nên, người phụ nữ trong xã hội cũ không có được cuộc sống may mắn, hạnh phúc. 
- Tuy vậy họ luôn giữ vững phẩm chất trong trắng, thuỷ chung, 
- Tác giả cũng kín đáo lên án xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã vùi dập, tước đoạt quyền sống của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Giống- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.
1.0
Khác: + ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.
 + ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.
1.5
1.5
 V/Thống kê kết quả 
TT
Lớp
Sĩ số
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
TB trở lên
0.0 đến < 3.5
3.5 đến < 5.0
5.0 đến < 6.5
6.5 đến < 8.0
8.0 đến 10.0
5.0 đến 10.0
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
7A1
2
7A3
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm 
 .
 ..
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_chu_de_ngu_van_7_chu_de_10_tho_trung_dai_vi.doc