Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức Phân môn Vật lý - Bài 8 đến 20 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức Phân môn Vật lý - Bài 8 đến 20 - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực KHTN

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ

- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ

 + Có ý thức tuyên truyền về quy tắc an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

 

doc 122 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức Phân môn Vật lý - Bài 8 đến 20 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: CHƯƠNG III. TỐC ĐỘ 
TÊN BÀI DẠY: BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực KHTN 
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ
- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ 
 + Có ý thức tuyên truyền về quy tắc an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh: ốc sên, rùa, báo , vận động viên, vết nứt đáy đại dương
- Phiếu học tập số 1
- Phiếu học tập số 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Nội dung
Phương pháp/kĩ thuật day học
Phương pháp/ công cụ kiểm tra đánh giá
1
Hoạt động 1. Khởi động (5phút)
PP: giải quyết vấn đề
KTDH: Động não.
CC đánh giá: bài tập
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm tốc độ và công thức tính tốc độ(20 phút)
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Chia nhóm, động não 
CC đánh giá: Bảng kiểm
Hoạt động 2.2: nhận biết các đơn vị tốc độ thường dùng (10 phút)
PP: Dạy học trực quan, GQVĐ
KTDH: động não
Công cụ đánh giá : câu hỏi
Hoạt động 2.3: tìm hiểu một số tốc độ( 10 phút)
PP: Dạy học trực quan, GQVĐ
KTDH: động não
Công cụ đánh giá : câu hỏi
2
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh giải bài tập vận dụng (20 phút)
PP: Trực quan
KT: động não
PP: sản phẩm học tập
CC đánh giá: bài tập
Hoạt động 4: Vận dụng( 25 phút)
PP: Dạy học dự án
KT: chia nhóm
PP: sản phẩm học tập
Công cụ ĐG: Bảng kiểm.
Hoạt động 1: Xác định được chủ đề cần tìm hiểu là tốc độ chuyển động
a)Mục tiêu: học sinh nhớ lại công thức v= S/t đã được học trong môn toán ở tiểu học
b)Nội dung:bài toán: đoạn đường từ nhà Minh đến trường dài 2km Minh đi xe đạp hết 15 phút. tính vận tốc của Minh là bao nhiêu?
c) Sản phẩm: Vận tốc của Minh là v = 2/15 (km/phút) 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV chiếu đề bài lên máy chiếu và yêu cầu hs làm bài tập ra giấy trong vòng 3 phút
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs làm bài tập ra giấy 
	- Báo cáo thảo luận: 
 + HS nhanh nhất trả lời, các hs khác nhận xét và bổ sung
	- Kết quả, nhận định: GV chốt v = S/t = 2/15 ( km/phút)
theo em thương số s/t đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? tại sao?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm tốc độ
a) Mục tiêu: 
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ
- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
- viết được công thức v= s/t
b) Nội dung: 
- Hoàn thành bài tập trong PHT(số 1) theo nhóm đôi.
 c) Sản phẩm: 
- Hoàn thành bài tập trong PHT (số 1) theo cặp đôi.
- có thể xác định sự nhanh chậm của chuyển động bằng hai cách
Cách 1: so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
cách 2: so sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
 d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV chiếu nội dung phiếu học tập số 1 lên máy chiếu , phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút(dạy học hợp tác).
Nội dung phiếu học tập số 1
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
trong bảng trên ghi lại thành tích chạy đua của 3 hs trong 2 lần thi. Các nhóm hãy hoàn thành nội dung ở các cột 3,4,5
cột
1
2
3
4
5
lần đua 1
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
400
60
Bình
390
60
Cao
380
60
lần đua 2
cột
1
2
3
4
5
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
60
9,5
Bình
60
10
Cao
60
11
- Thực hiện nhiệm vụ: các nhóm nghiên cứu thông tin, thảo luận cặp đôi hoàn thành PHT số 1.
- Báo cáo thảo luận: 1- 2 nhóm ngẫu nhiên (bằng thẻ tên hoặc bằng ứng dụng random) trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết quả, nhận định : Nhận xét, chốt 
cột
1
2
3
4
5
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
400
60
1
vì cùng 1 khoảng thời gian ai chạy được quãng đường dài hơn thì chạy nhanh hơn
6,666
Bình
390
60
2
6,5
Cao
380
60
3
6,333
cột
1
2
3
4
5
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
60
9,5
1
vì cùng 1 quãng đường như nhau ai chạy ít thời gian hơn thì nhanh hơn
6,3
Bình
60
10
2
6
Cao
60
11
3
5,45
GV chốt lại kiến thức:
- có thể xác định sự nhanh chậm của chuyển động bằng hai cách
Cách 1: so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
cách 2: so sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
Gv thông báo: thông thường để xác định sự nhanh hay chậm của chuyển động người ta so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian( trong cùng 1 đơn vị thời gian)
nếu quãng đường đi được là s và thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian là s/t . Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động được gọi là tốc độ và tốc độ được kí hiệu là v
vậy ta có công thức tính tốc độ: v= s/t
Tốc độ là một đại lượng vật lý xác định sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
từ bảng kết quả ta cũng thấy khi thương số s/t càng lớn thì vật chuyển động càng nhanh và ngược lại nghĩa là tốc độ càng cao thì vật chuyển động càng nhanh và ngược lại.
* Phương án đánh giá
- GV đưa ra phương án đánh giá HS bằng bảng kiểm
Trong quá trình hoạt động nhóm, trách nhiệm của bạn thể hiện như thế nào sau đây? hãy đánh dấu x vào có hoặc không trong bảng sau đây:
các tiêu chí 
có
không
vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao
lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
thực hiện nhiệm vụ đúng thời gian quy định
cố gắng hoàn thành tốt nhất sản phẩm yêu cầu
giúp đỡ các hs khác khi cần thiết
chia sẻ tài nguyên cho các hs khác
Hoạt động 2.2: Nhận biết các đơn vị tốc độ
a) Mục tiêu: 
- Liệt kê được đơn vị tốc độ thường dùng và cách quy đổi các đơn vị
b) Nội dung: 
- yêu cầu hs tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để trả lời một số câu hỏi sau
CH1: dựa vào công thức v=s/t em hãy cho biết đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của những đại lượng nào ?
CH2: Dựa vào nội dung bảng 8.1 các em hãy cho biết trong hệ đo lường chính thức của nước ta , đơn vị tốc độ là gì ?
CH3: các em hãy cho biết 1km = ?m và 1h = ?s
1km/h = ?m/s 
1m/s = ?km/h
c) Sản phẩm: 
- HS đưa ra đáp án có thể là:
*CH1: đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian
* CH2: Đơn vị tốc độ trong hệ đo lường chính thức của nước ta là m/s và km/h
* CH3: 1km = 1000m
	1h = 3600s
1km/h = 1000/3600 = 1/3,6 m/s
1m/s = 3,6 km/h
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ:
+ đọc thông tin trong sgk 
+ Hoạt động cá nhân để trả lời ba câu hỏi 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin, tìm câu trả lời tương ứng.
- Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên từng HS trả lời từng câu hỏi, các hs khác nhận xét 
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt lại các đơn vị tốc độ thường dùng và cách quy đổi giữa các đơn vị.
* Phương án đánh giá: hỏi - đáp
Hoạt động 2.3: Giới thiệu một số tốc độ 
a) Mục tiêu: 
- Biết được một số tốc độ trong đời sống.
b) Nội dung: 
- Trả lời câu hỏi: Các em hãy dự đoán xem tốc độ của con rùa, con ốc sên, của người đi bộ, của máy bay là khoảng bao nhiêu? 
- yêu cầu HS đọc thông tin sgk T47 và cho biết tốc độ của vận động viên Usain Bolt người Jamaica, tốc độ của con báo Gê-pa, tốc độ của vết nứt ở đáy đại dương và tốc độ của con ốc sên là bao nhiêu?
c) Sản phẩm: 
- tùy vào dự đoán của hs
- bảng 8.2 một số tốc độ
- tốc độ của vận động viên Usain Bolt là 37,57km/h, của báo gê-pa là 120km/h, của vết nứt đáy đại dương là 1.10-8km/h, của ốc sên là 5.10-3km/h
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ:
+ Yêu cầu HS bằng sự quan sát hàng ngày hãy dự đoán xem tốc độ của con rùa, con ốc sên, của người đi bộ, của máy bay là khoảng bao nhiêu? 
+ yêu cầu hs đọc thông tin sgk để cho biết tốc độ của vận động viên Usain Bolt người Jamaica, tốc độ của con báo Gê-pa, tốc độ của vết nứt ở đáy đại dương và tốc độ của con ốc sên là bao nhiêu?
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS suy nghĩ và liên hệ với thực tế để đưa ra dự đoán của mình
+ đọc thông tin để tìm câu trả lời
- Báo cáo thảo luận: 
+ Yêu cầu 1- 2 hs trình bày dự đoán của mình, các hs khác nhận xét bổ sung (nếu có)
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung như bảng 8.2 sgk
* Phương án đánh giá:Hỏi - đáp
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng
a) Mục tiêu: 
HS nhớ được công thức tính tốc độ
HS đổi đúng đơn vị để giải bài tập
HS có kĩ năng để làm một bài tập vật lí
b) Nội dung: 
yêu cầu hs tự tìm hiểu nội dung bài tập ví dụ và nêu trình tự các bước làm bài tập ví dụ
yêu cầu hs làm bài tập 1 trong phần ? ra giấy
c) Sản phẩm: 
+ Các bước làm bài tập vật lí:
b1 : đọc kĩ đề bài
b2: tóm tắt 
b3: viết lời giải
b4: thay số
b5: đáp số
+ lời giải bài tập 1
tóm tắt
s = 100m
t= 11,54s
v=?m/s
tốc độ của vận động viên Lê Tú Chinh là: 
Áp dụng công thức : v = s/t = 100/11,54 =8,67m/s 
vậy tốc độ của vận động viên là 8,67m/s
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS tìm hiểu bài tập ví dụ trong sgk và nêu các bước để làm một bài tập vật lý.
- yêu cầu hs làm bài tập 1 trong phần ? theo đúng các bước như bài tập ví dụ
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc bài tập ví dụ trả lời câu hỏi và làm bài tập 1 trong phần ?
- Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu 1 HS trình bày các bước giải bài tập, các HS khác nhận xét bổ sung..
GV mời 1 hs lên bảng trình bày bài tập 1. hs khác nhận xét bổ sung
- Kết quả, nhận định: GV chốt lại kiến thức.
- gv thông báo trong công thức tính tốc độ thể hiện mối quan hệ giữa 3 đại lượng vật lí. Khi chúng ta biết 2 trong 3 đại lượng thì có thể tìm được đại lượng còn lại
GV giới thiệu cho hs sơ đồ tam giác về mối quan hệ giữa ba đại lượng v,s và t. Hướng dẫn hs sử dụng sơ đồ này.
* Phương án đánh giá: giao bài tập 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
họ và tên .........................................
đề bài : Lúc 8h 30 min bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8km/h. Biết quãng đường từ nhà A đến siêu thị dài 2,4km. Hỏi bạn A đến siêu thị lúc mấy giờ?
tóm tắt
lời giải
gv cho điểm hs theo biểu điểm
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Biết vận dụng ý nghĩa của tốc độ vào việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông
b) Nội dung: 
- HS hoạt động nhóm 
+ tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông đường bộ.
+ tìm hiểu tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông.
+ Tìm hiểu các biện pháp để hạn chế tai nạn giao thông.
c. Sản phẩm: 
- Bài thuyết trình của mỗi nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu các vấn đề sau:
* Nhóm 1: tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông đường bộ
* Nhóm 2: tìm hiểu tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông 
* Nhóm 3: Tìm hiểu các biện pháp để hạn chế tai nạn giao thông
- Tổ chức thực hiện: HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, thiết kế bài thuyết trình 
- Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, ghi câu hỏi hoặc thắc mắc để trao đổi với nhóm thuyết trình và các HS khác trên lớp theo công thức 3 khen- 2 góp ý- 1 hỏi. (GV hỗ trợ khi cần.)
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét.
	* Phương án đánh giá: 
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
BÍ QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ DIỄN GIẢ TÀI BA 
Lưu ý: Tổng điểm tối đa của bảng này nếu hs đạt được xuất sắc ở cả 4 tiêu chí là 10 điểm. Đặc biệt lưu ý với các tiêu chí có nhân trọng số, vì đây là các nội dung quan trọng, thể hiện mức độ ưu tú, vượt trội về kiến thức của con so với chuẩn yêu cầu của thử thách.
STT
Các tiêu chí
Mức độ
Kết quả suất sắc
(2 điểm)
Kết quả tốt
(1.5 điểm)
Cần rèn luyện thêm
(1 điểm)
Cần nỗ lực nhiều hơn
(0.5 điểm)
1
Nội dung
- Có phần mở đầu
- Ở phần nội dung chính có đầy đủ các nội dung.
- Có phần kết chạm đến trái tim người nghe.
- Có phần mở đầu
- Ở phần nội dung chính có đầy đủ các nội dung.
- Có phần kết ấn tượng.
- Có phần mở đầu
- Ở phần nội dung chính có đầy đủ các nội dung.
- Có phần kết hợp lý.
- Có phần mở đầu
- Ở phần nội dung chính có đầy đủ các nội dung. 
- Có phần kết.
2
Phong cách thuyết trình
(x2 số điểm)
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc , có cảm xúc, có điểm nhấn vào những chỗ quan trọng.
- Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ điệu bộ toát lên sự đĩnh đạc, tự tin, tự nhiên, phù hợp với nội dung trình bày.
- Giọng nói: dễ nghe, linh hoạt trong việc tăng giảm âm lượng phù hợp nội dung trình bày, có khoảng dừng để tạo điểm nhấn, kịch tính.
- Ngôn từ: câu cú ngắn gọn, súc tích, người nghe dễ hiểu
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc
- Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ điệu bộ toát lên sự tự tin, phù hợp với nội dung trình bày
- Giọng nói: dễ nghe, có điểm nhấn với các nội dung quan trọng, có tăng giảm âm lượng.
- Ngôn từ: câu cú ngắn gọn, dễ hiểu
- Trình bày rõ ràng
- Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày
- Giọng nói: dễ nghe.
- Ngôn từ: câu cú dễ hiểu
- Trình bày còn bị ngắt quãng
- Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ điệu bộ chưa toát lên sự đĩnh đạc, tự tin, gượng ép, chưa phù hợp với nội dung trình bày
- Giọng nói: âm lượng quá to hoặc quá nhỏ
- Ngôn từ: câu cú còn dài dòng
3
Công cụ thuyết trình
Sử dụng công cụ thuyết trình hiệu quả, phù hợp, sáng tạo với nội dung thuyết trình (ppt, tài liệu giấy, diễn kịch )
Sử dụng công cụ thuyết trình hiệu quả, phù hợp, với nội dung thuyết trình (ppt, tài liệu giấy, diễn kịch )
Sử dụng công cụ thuyết trình phù hợp với nội dung thuyết trình (ppt, tài liệu giấy, diễn kịch )
Có sử dụng công cụ khi thuyết trình.
4
Thời gian(5 phút)
Đúng thời gian
Vượt quá 1 phút
Vượt quá 2 phút
Vượt quá 3 phút trở lên
IV. Nhận xét..................................................................................................
V. PHỤ LỤC.
bảng 8.1 Các đơn vị đo tốc độ thường dùng
Đơn vị đo độ dài
mét(m)
kilomet(km)
Đơn vị đo thời gian
giây( s)
giờ(h)
Đơn vị đo tốc độ
mét trên giây(m/s)
kilomet trên giờ(km/h)
Bảng 8.2 Một số tốc độ
Đối tượng chuyển động
tốc độ(m/s)
đối tượng chuyển động
tốc độ(m/s)
con rùa
0,055
xe máy điện
7
người đi bộ
1,5
ô tô
14
người đi xe đạp
4
máy bay
200
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
trong bảng trên ghi lại thành tích chạy đua của 3 hs trong 2 lần thi. Các nhóm hãy hoàn thành nội dung ở các cột 3,4,5
cột
1
2
3
4
5
lần đua 1
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
400
60
Bình
390
60
Cao
380
60
lần đua 2
cột
1
2
3
4
5
Tên
quãng đường s(m
thời gian chạy t(s)
xếp hạng
căn cứ để xếp
thương số s/t
An
60
9,5
Bình
60
10
Cao
60
11
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
họ và tên .........................................
đề bài : Lúc 8h 30 min bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8km/h. Biết quãng đường từ nhà A đến siêu thị dài 2,4km. Hỏi bạn A đến siêu thị lúc mấy giờ?
tóm tắt
lời giải
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: ĐO TỐC ĐỘ
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực KHTN
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm.
- Trung thực: Cẩn thận trong thực hành, ghi chép số liệu trung thực, rõ ràng khi làm thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập số 1, 2.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây cho mỗi nhóm gồm: 1 tấm gỗ phẳng dài khoảng 80cm, thước dây, đồng hồ bấm giây.
- 1 bộ dụng cụ thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang điện gồm: 1 viên bi sắt, 1 nam châm điện, giá thí nghiệm, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, thước dây.
- Hình ảnh điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
PP/KT DH
PP/CC ĐG
1
Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
PP: Giải quyết vấn đề.
KTDH: Động não.
PP: Hỏi- đáp
CC: Câu hỏi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (80’)
2.1: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. (35’)
PP: Trực quan, thực hành.
KTDH: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm.
PP: Quan sát, viết.
CC: Câu hỏi, sản phẩm học tập, thang đánh giá.
2
2.2: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. (30’)
PP: Trực quan
KTDH: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
PP: Quan sát, viết.
CC: Sản phẩm học tập, thang đánh giá.
3
2.3: Tìm hiểu thiết bị bắn tốc độ.(15’)
PP: Trực quan, giải quyết vấn đề.
KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, KT “đọc tích cực”
PP: Hỏi - đáp
CC: Câu hỏi.
Hoạt động 3: Luyện tập(30’)
PP: Trực quan
KT: Sơ đồ tư duy
PP: Quan sát, viết.
CC: Bài tập, sản phẩm học tập, bảng kiểm.
Hoạt động 4: Vận dụng(15’)
PP: Thực hành
KT: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
PP: Quan sát, viết.
CC: Sản phẩm học tập, thang đánh giá.
Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
a) Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là đo tốc độ của chuyển động và tạo hứng thú thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Nội dung:
Câu 1: Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao ?
Câu 2: Em làm như thế nào để đo tốc độ ?
c) Sản phẩm:
Câu 1:
- Để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo 2 đại lượng:
+ Quãng đường vật chuyển động.
+ Thời gian đi quãng đường đó.
- Những dụng cụ cần dùng:
+ Đo quãng đường vật chuyển động: Thước đo độ dài
+ Đo thời gian đi quãng đường đó: Đồng hồ bấm giây, đồng hồ hiện số và cổng quang điện.
Câu 2: 
- Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.
- Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở bài 8, trả lời câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo thảo luận:
GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến.
- Kết quả, nhận định:
GV phân tích, đánh giá ý kiến của HS. Chốt lại kiến thức và làm rõ vấn đề cần giải quyết trong bài là: đo tốc độ của chuyển động bằng cách chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (80’)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. (35’)
a) Mục tiêu: Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
b) Nội dung:
- Nhiệm vụ 1: Dự đoán các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
- Nhiệm vụ 2: Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV, mô tả lại:
+ Dụng cụ đo cần dùng.
+ Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
- Nhiệm vụ 3: Thực hành đo tốc độ của ô tô đồ chơi chạy trên mặt dốc. Hoàn thành bảng ghi kết quả và tính tốc độ trong phiếu học tập1.
Phiếu học tập 1
1. Dự đoán các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
 ..
2. Mô tả các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
3. Bảng ghi kết quả đo:
Lần đo
Quãng đường (cm)
Thời gian (s)
1
s1 =
t1 =
2
s2 =
t2 =
3
s3 =
t3 =
4. Tính tốc độ: 
c) Sản phẩm:
- Nhiệm vụ 1: Dự đoán của HS ghi trong phiếu học tập.
- Nhiệm vụ 2: 
+ Dụng cụ đo cần dùng: Đồng hồ bấm giây, thước đo độ dài.
+ Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây:
Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho tới khi đến vạch đích.
Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.
Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
Dùng công thức để tính tốc độ. 
Nhận xét kết quả đo.
- Nhiệm vụ 3: Thực hành đo tốc độ của ô tô đồ chơi chạy trên mặt dốc. Hoàn thành bảng ghi kết quả và tính tốc độ trong phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo thảo luận
Kết quả, nhận định
1
GV yêu cầu HS dự đoán các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
HS dự đoán, viết trong phiếu học tập số 1
GV tổ chức cho 1 HS báo cáo dự đoán, các HS khác nêu ý kiến bổ sung.
GV ghi nhận các ý kiến của HS, chỉ ra các nội dung chưa hợp lý cần tìm hiểu.
2
GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn, yêu cầu HS quan sát để mô tả lại:
+ Dụng cụ đo cần dùng.
+ Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
HS quan sát mô tả lại vào PHT số 1: 
+ Dụng cụ đo cần dùng.
+ Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
GV tổ chức cho 2 HS báo cáo lần lượt 2 nội dung. HS khác nêu ý kiến bổ sung 
GV phân tích, đánh giá các ý kiến của HS. Khái quát lại cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giờ.
3
GV chia lớp thành các nhóm (phù hợp với số lượng thiết bị). Giao thiết bị thí nghiệm cho các nhóm.
GV yêu cầu các nhóm thực hành đo tốc độ theo các bước đã mô tả, cá nhân HS ghi kết quả và tính toán trong phiếu học tập.
Nhóm HS nhận dụng cụ, thực hiện thí nghiệm theo nhóm, cá nhân HS ghi kết quả và tính toán trong phiếu học tập. 
GV tổ chức báo cáo: 
- Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày bảng kết quả và tính tốc độ trên bảng.
- Các nhóm ở dưới lớp đánh giá chéo theo tiêu chí.
GV tổ chức cho HS nhận xét kết quả của nhóm trình bày trên bảng.
GV phân tích, đánh giá quá trình thực hành và kết quả các nhóm đạt được theo thang đánh giá.
HS tự đánh giá theo thang đo:
Các mức độ của thang đo từ 1 đến 4, trong đó:
 1.Chưa làm được;
 2. Đã làm nhưng còn lúng túng, sai sót;
 3. Đã làm đúng;
 4. Làm được ở mức tốt, thành thạo.
Các tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Chuẩn bị dụng cụ đạt yêu cầu của bài thí nghiệm. 
Dự đoán các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
Mô tả các bước cần thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
Thực hiện các thao tác thí nghiệm.
Ghi kết quả thí nghiệm 
Tính tốc độ
Tính trung bình quãng đường.
Tính trung bình thời gian.
Tính tốc độ của xe.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. (30’)
a) Mục tiêu: Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
b) Nội dung:
- Nhiệm vụ 1: Quan sát, đọc thông tin trong hình 9.3 để mô tả(điền trong phiếu học tập 2):
+ Các dụng cụ cần dùng.
+ Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4). 
- Nhiệm vụ 2: Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV, kiểm tra lại mô tả.
- Nhiệm vụ 3: Hoàn thành bảng ghi kết quả và tính tốc độ của viên bi khi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) trong phiếu học tập 2.
c) Sản phẩm: 
Phiếu học tập 2
1. 
Dựa vào Hình 9.3 để mô tả
Điều chỉnh(nếu có)
Các dụng cụ cần dùng:
Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số: 
2. Bảng ghi kết quả
Lần đo
Quãng đường (cm)
Thời gian (s)
1
s1 =
t1 =
2
s2 =
t2 =
3
s3 =
t3 =
3. Tính tốc độ của viên bi khi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)
 .
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo thảo luận
Kết quả, nhận định
1
GV yêu cầu HS Quan sát, đọc thông tin trong hình 9.3 để mô tả(điền trong phiếu học tập 2):
+ Các dụng cụ cần dùng.
+ Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4). 
HS quan sát, đọc Hình 9.3 mô tả nội dung GV yêu cầu trong phiếu học tập số 2
GV tổ chức cho lần lượt 2 HS báo cáo, các HS khác nêu ý kiến bổ sung.
GV ghi nhận các ý kiến của HS, chỉ ra các nội dung chưa hợp lý cần tìm hiểu thêm.
2, 3
GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn, yêu cầu HS quan sát để :
+ Kiểm tra lại mô tả đã đưa ra và có điều chỉnh trong PHT 2 nếu cần.
+ Hoàn thành bảng ghi kết quả và tính tốc độ trong phiếu học tập 2
HS quan sát thí nghiệm biểu diễn để:
+ Kiểm tra lại mô tả đã đưa ra và điều chỉnh trong PHT 2 nếu cần.
+ Hoàn thành bảng ghi kết quả và tính tốc độ trong phiếu học tập 2
GV tổ chức cho HS báo cáo:
- 1 HS lên trình bày bảng kết quả và tính tốc độ trên bảng. 
- 1 HS báo cáo: Mô tả ban đầu của HS có chính xác không? có điều chỉnh gì không? Trình bày mô tả trước lớp.
 - HS cả lớp theo dõi phần trình bày của các bạn, nhận xét và bổ sung.
GV đánh giá hoạt động và sản phẩm học tập của HS. Khái quát lại cách đo tốc độ bằng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số
HS đánh giá chéo theo thang đo:
Các mức độ của thang đo từ 1 đến 3, trong đó:
 1.Chưa làm được;
 2. Đã làm nhưng còn sai sót, cần điều chỉnh;
 3. Đã làm đúng. 
Các tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mô tả các dụng cụ cần dùng
Mô tả cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4). 
Có thái độ tập trung, nghiêm túc khi quan sát thí nghiệm biểu diễn.
Ghi kết quả thí nghiệm.
Tính tốc độ của viên bi.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu thiết bị bắn tốc độ.(15’)
a) Mục tiêu: Mô tả được sơ lược thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
b) Nội dung:
- Quan sát hình ảnh hình 9.4, đọc SGK, trình bày hiểu biết về thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản dùng camera.
c) Sản phẩm: 
- Thiết bị bắn tốc độ đơn giản dùng camera có:
+ Một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi biển số của ôtô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2 (cách nhau khoảng từ 5m đến 10m tùy theo cung đường).
+ Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt qua tốc độ này.
- Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ và biển số ô tô, gửi về trạm kiểm soát giao thông để xử lí. 
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh hình 9.4, đọc SGK, trình bày hiểu biết về thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản dùng camera.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo thảo luận:
GV tổ chức cho HS báo cáo: 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết quả, nhận định:
GV phân tích, đánh giá các ý kiến của HS. Khái quát nội dung kiến thức về thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)
a) Mục tiêu: 
 - Hệ thống được nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
 - Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập tính tốc độ.
b) Nội dung:
- Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy.
- Bài tập: Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch môc 2 cách nhau 5m là 0,35s.
a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?
b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?
c) Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy hệ thống nội dung kiến thức về đo tốc độ:
Đo quãng đường đi được
Cách đo
Dùng đồng hồ bấm giây
Đo thời gian đi hết quãng đường đó 
Đo tốc độ 
Dùng đồng hồ hiện số và cổng quang điện
Thiết bị “ bắn tốc độ”
Tốc kế
Dụng cụ đo tốc độ trong giao thông
- Bài tập:
a) Tốc độ của ô tô là: v = s : t = 5 : 0,35 = 14,286 m/s = 51,43 km/h
b) Vì tốc độ của ô tô nhỏ hơn tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h nên ô tô này không vượt quá tốc độ giới hạn. 
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm trong phiếu học tập 3 các nội dung: 
+ Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy.
+ Làm bài tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ tư duy, làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày sơ đồ tư duy,1 HS trình bày phần lời giải của bài tập.
- GV tổ chức cho các HS khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. 
- Kết quả, nhận định: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. GV tổ chức cho HS đánh giá chéo sản phẩm học tập theo bảng kiểm:
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm học tập của HS
Các tiêu chí
Có
Không
1. Thiết kế sơ đồ tư duy đúng và đủ nội dung.
2. Sơ đồ tư duy thiết kế sáng tạo, độc đáo.
3. Bài tập tính toán, trả lời đúng.
4. Bài tập trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15’)
a) Mục tiêu: Vận dụng được cách đo tốc độ vào thực tế.
b) Nội dung:
- Sử dụng được thước, đồng hồ bấm giây( hoặc ứng dụng đồng hồ bấm giờ trong điện thoại) để xác định tốc độ chạy cự li ngắn 60 m.
c) Sản phẩm: 
- Báo cáo thực hành theo mẫu:
Họ và tên:	Ngày .. tháng ..năm 
Lớp:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Mục đích
Chuẩn bị
Các bước tiến hành
Kết quả
Bảng ghi kết quả đo
Tính toán
Nhận xét: So sánh tốc độ của các thành viên trong nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV phân nhóm gồm 2 hoặc 3 HS có nhà ở gần nhau.
+ GV yêu cầu nhóm HS về nhà sử dụng được thước, đồng hồ bấm giây( hoặc ứng dụng đồng hồ bấm giờ trong điện thoại) để xác định tốc độ chạy cự li ngắn 60 m của các thành viên trong nhóm, ghi lại dụng cụ, cách đo và kết quả đo được vào bản báo cáo thực hành.
- Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo: Dụng cụ, cách đo, kết quả.
- GV tổ chức cho các HS khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. 
- Kết quả, nhận định: GV đánh giá hoạt động học tập của nhóm HS theo thang đo:
Các mức độ của thang đo từ 1 đến 4, trong đó:
 1.Chưa làm được;
 2. Đã làm nhưng còn sai sót;
 3. Đã làm đúng. 
	 4. Làm tốt, thành thạo. 
Các tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tiến trình thực hành
Trình bày báo cáo 
Tính tốc độ
Nhận xét kết quả
Tính tốc độ của viên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_th.doc