Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 33+34: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2022-2023
I. MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. [1]
- Nguyên tử , nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. [2]
- Phân tử, đơn chất, hợp chất - Liên kết hóa học , hóa trị và công thức hóa học. [3]
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học : tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức. [4]
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra đươc kiến thức. [5]
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : GQVĐ vai trò của liên kết hóa học với cuộc sống con người và những tác động của chất với môi trường. [6]
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Biết được cấu tạo của nguyên tử, viết được kí hiệu 20 nguyên tố hóa học đầu tiên, sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân biệt được đơn chất, hợp chất, phân tử. [7]
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến liên kết hóa học trong tự nhiên. [8]
- Tính được thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất, lập được công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị và thành phần phần tram các nguyên tố. [9]
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. [10]
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. [11]
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông tin. [12]
Tuần : 9 Tiết : 33, 34 Ngày soạn : 28/08/2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7 Thời gian thực hiện: ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. [1] - Nguyên tử , nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. [2] - Phân tử, đơn chất, hợp chất - Liên kết hóa học , hóa trị và công thức hóa học. [3] 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học : tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức. [4] - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra đươc kiến thức. [5] - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : GQVĐ vai trò của liên kết hóa học với cuộc sống con người và những tác động của chất với môi trường. [6] 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Biết được cấu tạo của nguyên tử, viết được kí hiệu 20 nguyên tố hóa học đầu tiên, sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân biệt được đơn chất, hợp chất, phân tử. [7] - Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến liên kết hóa học trong tự nhiên. [8] - Tính được thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất, lập được công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị và thành phần phần tram các nguyên tố. [9] 3. Phẩm chất: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. [10] - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. [11] - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông tin. [12] II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Máy tính, bài giảng power point - Phiếu học tập . 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG ( .... phút ) a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học tham gia trò chơi “Trả lời nhanh” c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : - GV yêu cầu HS đọc thể lệ trò chơi - HS đọc thể lệ trò chơi và đăng kí tham gia chơi + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV chiếu nội dung các hình ảnh - HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : - HS đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi - HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV chốt các phương án đúng - GV vào bài: Để củng cố lại các kiến thức đã học hôm nay chúng ta sẽ có 1 tiết ôn tập HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( .... phút ) Hoạt động 2.1: TRẮC NGHIỆM a. Mục tiêu: [ Ghi STT ] b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập trắc nghiệm Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên power point c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM : d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dùng điện thoại thông minh, máy tính làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm - GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. I. TRẮC NGHIỆM - ĐÁP ÁN Hoạt động 2.2 : TỰ LUẬN a. Mục tiêu: [Ghi STT ] b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập, giải thích các hiện tượng. Hệ thống câu hỏi được thiết kế trên power point c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm - GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. II. TỰ LUẬN - ĐÁP ÁN HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP ( .... phút ) a. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập, giải thích các hiện tượng. Hệ thống câu hỏi được thiết kế trên power point c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : HS làm bài tập vào vở + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG ( .... phút ) a. Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng. b. Nội dung : Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập, giải thích các hiện tượng. Hệ thống câu hỏi được thiết kế trên power point c. Sản phẩm học tập : Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện : + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : HS làm bài tập vào vở + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Các phiếu học tập thể hiện các công cụ đánh giá trong chủ đề/ bài học : I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng: Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước? A. 4; B. 6; C. 5; D. 7. Câu 2. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 3. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. C. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. Câu 4. Người ta sử dụng kim loại aluminium ( nhôm ) để chế tạo máy bay vì : A. aluminium là kim loại nhẹ. B. aluminium có nhiệt độ nóng chảy cao. C. aluminium có khả năng dẫn điện tốt. D. aluminium có độ bền cao. Câu 5. Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron ? A. 6; B. 3; C. 2; D. 8. Đáp án đúng là: C Câu 6. Hạt nhân gồm có hạt : A. proton. B. neutron và electron. C. proton và electron. D. proton và neutron. Câu 7. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium? A. MG. B. Mg. C. mg. D. mG. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. B. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Câu 9. Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. Từ 3 nguyên tố B. Từ 1 nguyên tố C. Từ 2 nguyên tố trở lên D. Từ 4 nguyên tố. Câu 10. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là : A. Một nguyên tố hoá học. B. Một đơn chất. C. Một hỗn hợp. D. Một hợp chất. Câu 11. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. Nhận thêm electron B. Nhường bớt electron C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 12. Trong công thức hóa học SO2, S có hóa trị mấy? A. IV B. II C. III D. I. Câu 13. Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên Câu 14. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng phân loại. B. Kĩ năng quan sát; C. Kĩ năng liên kết; D. Kĩ năng lao động sản xuất Câu 15. Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là A. lũ lụt. B. hạn hán. C. mưa acid. D. bão tuyết. Câu 16. Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì A. đồng có khả năng dẫn điện tốt. B. đồng có nhiệt độ nóng chảy cao. C. đồng là kim loại nhẹ. D. đồng có độ bền cao. Câu 17. Số electron tối đa ở lớp thứ hai là: A. 2 B. 8 C. 6 D. 4. Câu 18. Trừ nguyên tử hydrogen, các nguyên tử còn lại được thành từ các hạt : A. eletron và proton B. eletron và neutron C. proton và neutron D. eletron, proton và neutron. Câu 19. Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là A. Carbon. C. Copper. C. Chlorine. D. Calcium. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau. B. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tứ của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng. C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8. D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần Câu 21. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. Từ 2 nguyên tố trở lên B. Từ 1 nguyên tố C. Từ 3 nguyên tố D. Từ 4 nguyên tố. Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. B. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. C. Hợp chất được phân loại thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. D. Đơn chất được phân loại thành kim loại và phi kim. Câu 23. Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào? A. Liên kết ion; B. Liên kết hydrogen; C. Liên kết cộng hóa trị; D. Liên kết kim loại. Câu 24. Biết nhóm hidroxit (-OH) có hóa trị I, công thức hoá học nào đây là sai A. MgOH B. NaOH C. KOH D. Fe(OH)3 Câu 25. Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là? (a) Hình thành giả thuyết (b) Quan sát và đặt câu hỏi (c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết (d) Thực hiện kế hoạch (e) Kết luận A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e); B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e); C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d); D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d). Câu 26. Chức năng quan trọng của dao động kí là gì? A. Tự động đo thời gian; B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường; C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện; D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Câu 27. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát; C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron Ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 29. Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được thành từ các hạt: A. eletron và proton B. eletron và neutron C. eletron, proton và neutron. D. proton và neutron Câu 30. Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron lần lượt là: A. n, p, e . B. e, p, n C. n, e, p D. p, n , e Câu 31. Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro-dơ-pho - Bo, số lớp electron của nguyên tứ đó là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32. Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 118. B. 94 C. 20 D. 1 000 000 Câu 33. Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là A. Nitrogen B. Oxygen. C. Silicon D. Iron Câu 34. Số hiệu nguyên tử của calcium là 12. Số hạt mang điện trong nguyên tử sodium là A. 12. B. 24. C. 36. D. 6. Câu 35. Đồng (copper) và carbon là các A. Hợp chất. B. Hỗn hợp. C. Nguyên tố hoá học. D. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Câu 36. Nguyên tố hoá học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người là A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbon. D. Nitrogen. Câu 37. Cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ : "có cùng số proton trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hoá học là A. Có cùng thành phần hạt nhân. B. Có cùng khối lượng hạt nhân. C. Có cùng điện tích hạt nhân. D. Có cùng số neutron trong hạt nhân Câu 38.Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là A. Chlorine. B. Carbon. C. Đồng. D. Calcium. Câu 39.Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố manganese? A. MN. B. Mn. C. mn. D. mN. Câu 40. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: " Số ..... là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học" A. Electron B. Proton. C. Neutron D. Neutro và electron Câu 41. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. B. Chu kì, nhóm. C. Ô nguyên tố. D. Chu kì. Câu 42. Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì A. 1 B. 2 C. 3. D. 4 Câu 43. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học. B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì. C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B. D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. Câu 44. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 45. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là A. Một hợp chất. B. Một đơn chất. C. Một hỗn hợp. D. Một nguyên tố hoá học. Câu 46. Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3) lần lượt là? A. 64 amu và 80 amu B. 48 amu và 48 amu C. 16 amu và 32 amu D. 80 amu và 64 amu Câu 47. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. Nhận thêm electron B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể C. Nhường bớt electron D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 48. Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion : A. Ion là phần tử mang điện. B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron. Câu 49. Cho biết nguyên tử Chlorine có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl là: A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p64s1 Câu 50. Cho biết nguyên tử Neon có Z = 10, cấu hình electron của ne là: A. 1s22s22p4 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p6 Câu 51. Phát biểu nào sau đây là sai về chất cộng hóa trị? A. Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị; B. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí; C. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt; D. Chất cộng hóa trị không tan được trong nước. Câu 52. Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tứ hydrogen? A. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen. B. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hydrogen. C. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hydrogen. D. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hydrogen Câu 53. Đơn chất nitơ bao gồm các phân tứ chứa hai nguyên tử nitơ. Công thức hoá học của đơn chất nitơ là A. N. B. N2. C. N2. D. N2. Câu 54. Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố nào được lấy làm đơn vị? A. Hydrogen B. Sulfur C. Nitrogen D. Carbon. Câu 55. Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5 A. BaCl B. NaCl C. NaO D. MgC Câu 56. Một phân tứ của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hoá học của hợp chất carbon dioxide là A. C2O. B. CO2. C. CO2. D. C2O2. Câu 57. Copper có hóa trị II. Chọn công thức đúng? A. CuSO4 B. Cu2O C. Cu2Cl3 D. CuOH. Câu 58. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết: A. Ion B. Hiđro. C. Cộng hoá trị không cực. D. Cộng hoá trị có cực. Câu 59. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. Ion. B. Phi kim. C. Kim loại. D. Cộng hoá trị. Câu 60. Alminium có hóa trị III. Chọn công thức đúng? A. AlO4 B. Al2O3. C. Al3O3. D. AlO. 1. C 2.D 3.B 4.A 5.C 6.D 7.B 8.A 9.C 10.D 11.B 12.A 13.B 14.D 15.C 16.A 17.B 18.D 19.C 20.A 21.B 22.D 23.C 24.A 25.B 26.D 27.A 28.B 29.D 30.A 31.B 32.A 33.B 34.B 35.C 36.A 37.C 38.A 39.B 40.B 41.A 42.C 43.C 44.D 45.A 46.A 47.C 48.B 49.B 50.C 51.D 52.A 53.C 54.A 55.B 56.C 57.A 58.D 59.D 60.B Câu 1. a. Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên. b. Em hãy kể tên một số kĩ năng tiến trình học tập môn khoa học tự nhiên. TL: a. - Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. - Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. - Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. - Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán. - Viết báo cáo. Thảo luận, trình bày báo cáo khi được yêu cầu. b. - Kĩ năng quan sát, phân loại; Kĩ năng liên kết; Kĩ năng đo; Kĩ năng dự báo. Câu 2. Nguyên tử là gì ? TL: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm. Câu 3. a. Trình bày cấu tạo nguyên tử. b. Thế nào là nguyên tử cùng loại TL : a. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. - Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện. - Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp. b. Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân Câu 4. Kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào ? TL: - Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường. Câu 5. Một hợp chất có công thức hóa học C6H12O6. Hãy cho biết: a. Khối lượng phân tử hợp chất. b. Xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất trên? TL: - Khối lượng phân tử C6H12O6 bằng 12.6 + 1.12 + 16.6 = 180 (amu) - Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất: %C = (12.6.100)/180 = 40% %H = (1.12.100)/180 = 6,7% %O = 100% - 40% - 6,7% = 53,3% Câu 6. Liên kết hóa học trong phân tử CO2 ( carbon dioxide ) thuộc liên kết hóa học gì ? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử CO2 đó ? TL: - Liên kết hóa học trong phân tử CO2 ( carbon dioxide ) : là liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi. - Phân tử carbon dioxide gồm có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O. Nguyên tử C đã góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Câu 7. Nguyên tử Aluminium (Nhôm) có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử Aluminium (Nhôm), số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của Aluminium (Nhôm). TL: -Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1) -Ta lại có (p + e) – n = 12, mà p = e . → 2 p – n = 12 (2) -Thế (1) vào (2) ta được: 2 x 13 – n = 12, → n = 26 - 12 = 14 - Khối lượng phân tử của Aluminium : p + n = 13 + 14 = 27. Vậy lượng phân tử của Aluminium là 27. Câu 8. Liên kết hóa học trong phân tử KCl ( Potassium chloride ) thuộc liên kết hóa học gì ? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử KCl đó ? TL: - Liên kết hóa học trong phân tử KCl ( Potassium chloride ) : là liên kết ion. Liên kết ion thường có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn. - Khi hình thành phân tử KCl ( Potassium chloride ), các nguyên tử đã có sự nhường và nhận electron như sau: - Nguyên tử potassium ( K) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương H+ . - Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử K để tạo thành ion âm Cl- - Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau để hình thành liền kết ion trong phân tử KCl ( Potassium chloride ). Câu 9. Viết KHHH của các nguyên tố có tên sau: Aluminium, Sulfur. TL: Aluminium: Al ; Sulfur: S Câu 10. Liên kết hóa học trong phân tử CO2 ( carbon dioxide ) thuộc liên kết hóa học gì ? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử CO2 đó ? TL: - Liên kết hóa học trong phân tử CO2 ( carbon dioxide ) : là liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi. - Phân tử carbon dioxide gồm có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O. Nguyên tử C đã góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Câu 11. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8. Hãy xác định : A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của X, X là nguyên tố nào, kí hiệu hóa học của X. Tính chất của X. B. Trình bày ứng dụng thực tiễn của X. TL: - X nằm ở ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA, có 2 lớp electron, có 6 electron lớp ngoài cùng. X là oxygen . kí hiệu hóa học : O. - Oxygen là phi kim hoạt động mạnh. Đặc biệt, khí oxygen là khí duy trì sự sống, sự cháy. - Trong thực tế, khí oxygen dùng để sản xuất bình cung cấp oxygen trong y tế; sử dụng trong nhiều ngành công nghệ như hàn, rượu methanol và đặc biệt là quá trình sản xuất thép; Câu 12. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 13. Hãy xác định : A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của X, X là nguyên tố nào, kí hiệu hóa học của X. Tính chất của X. B. Trình bày ứng dụng thực tiễn của X. TL: - X nằm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA, có 3 lớp electron, có 3 electron lớp ngoài cùng, X là Aluminium ( nhôm ), kí hiệu hóa học : Al. - Aluminium ( nhôm ) là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng. -Trong thực tế, nhôm được dùng để tạo các hợp kim bền, nhẹ; sản xuất màng bọc thực phẩm; làm xoong, nồi; làm thau nhôm; Câu 13: Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của hợp chất gồm : a/ C (IV) và H (I) b/ Al (III) và nhóm SO4 (II) TL : a. Công thức dạng chung: Theo quy tắc hóa trị: IV . x = I . y x = 1, y = 4 Vậy CTHH của hợp chất là: CH4 Khối lượng của phân tử: 12 + ( 1 x 4 ) = 16 ( amu ) b. Công thức dạng chung: Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y x = 2, y = 3 Vậy CTHH của hợp chất là: Al2(SO4)3 Khối lượng của phân tử: ( 27 x 2 ) + [ 32 + (16 x 4 )]x 3 = 342 ( amu ) Câu 14. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi potassium và oxygen, biết phần trăm khối lượng của K, O lần lượt là 83%, 17% và khối lượng phân tử của hợp chất là 94 amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung KxOy - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 39 . x + 16 . y = 94 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của K, O để tìm x và y : %K = = 83% %O = = 17% => x = = 2, y = = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O. Câu 15. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lithium và oxygen, biết phần trăm khối lượng của Li, O lần lượt là 45,7%, 53,3% và khối lượng phân tử của hợp chất là 30 amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung LixOy - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 7 . x + 16 . y = 30 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của Li, O để tìm x và y : %Li = = 45,7% %O = = 53,3% => x = = 2, y = = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Li2O. Câu 16. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nitrogen và oxygen, biết phần trăm khối lượng của N, O lần lượt là 30,4%, 69,6% và khối lượng phân tử của hợp chất là 46 amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung NxOy - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 14 . x + 16 . y = 46 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của N, O để tìm x và y : %N = = 30,4% %O = = 69,6% => x = = 1, y = = 2 Vậy công thức hóa học của hợp chất là NO2. Câu 17. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sodium và oxygen, biết phần trăm khối lượng của Na, O lần lượt là 74,2%, 25,8% và khối lượng phân tử của hợp chất là 62 amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung NaxOy - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 23 . x + 16 . y = 62 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của Na, O để tìm x và y : %Na = = 74,2% %O = = 25,8% => x = = 2, y = = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Na2O. Câu 18. Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160 amu. Biết phần trăm khối lượng Fe trong X là 70%. Hãy xác định công thức hóa học của X? (Biết: Fe = 56; O = 16) Giải : Đặt công thức hóa học của X là FexOy Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử X là: Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là: 160 – 112 = 48 (amu) Ta có : 56 x x = 112 (amu) à x = 2 16 x y = 48 (amu) à y = 3 Vậy công thức hóa học của X là : Fe2O3 Câu 19. Copper (II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper (II) sulfate được tạo thành từ các nguyên tố Cu, S, O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng các nguyên tố Cu, S, O trong copper (II) sulfate lần lượt là 40%, 20% và 40%. Hãy xác định công thức hóa học của copper (II) sulfate? Giải : Đặt công thức hóa học của copper (II) sulfate là CuxSyOz Khối lượng của nguyên tố Cu trong một phân tử copper (II) sulfate là : Khối lượng của nguyên tố S trong một phân tử copper (II) sulfate là : Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử copper (II) sulfate là : Ta có : 64 x x = 64 (amu) à x = 1 32 x y = 32 (amu) à y = 1 16 x z = 64 (amu) à z = 4 Vậy công thức hóa học của copper (II) sulfate là: CuSO4 Câu 20. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất CaCO3. b. Hợp chất A có 27,3% C; 72,7% O. Biết khối lượng phân tử A bằng 44 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất A Giải : a. Khối lượng phân tử của CaCO3 : 40 + 12 + 3 x 16 = 100 amu %Ca = = 40% %C = = 12% %O = = 48% b. Khối lượng từng nguyên tố có trong phân tử A : mC = = 12 amu => số nguyên tử C : = 1 ( nguyên tử ) mO = 44 - 12 = 32 amu => Số nguyên tử O : = 2 ( nguyên tử ) Vậy công thức hóa học của A là CO2 Câu 21. Làm thế nào để đo độ dày của 1 tờ giấy trong sách khoa học tự nhiên 7 bằng một thước đo có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm? TL: - Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách - Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ - Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa 2 tờ bìa ngoài) và dùng thước đo có ĐCNN 1 mm để đo độ dày Câu 22. Trên bao bì của một loại sữa phần giá trị dinh dưỡng có ghi một số kí hiệu như sau: Mg, Zn, P, C. Hãy cho biết tên gọi của các nguyên tố hóa học trên? TL: Mg: Magnesium ; Zn: Zine ; P: Phosphorus ; C: Carbon Câu 23. Nguyên tố X có số hiệu nguyên từ Z = 26. a. Hãy cho biết tên nguyên tố X? X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? b. Trình bày ứng dụng của X trong đời sống? TL: a, Vì X có số hiệu nguyên từ Z = 26. - X thuộc ô nguyên tố 26 là iron ( sắt ) kí hiệu hóa học : Fe, - X có 4 lớp electron, có 2 electron lớp ngoài cùng. - Thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. b, Một số ứng dụng của iron ( sắt ) trong đời sống là - dùng làm vật liệu xây dựng (thép), đinh sắt. - Dùng trong công nghiệp sản xuất hợp kim (gang, thép ) - Nam châm sắt - Làm thí nghiệm - Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo hồng cầu trong máu. Câu 24. Mô hình sắp xếp electron trong nguyên tử của nguyên tố X như sau: a.Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học em hãy cho biết tên nguyên tố X. b.Nguyên tố X thuộc nhóm, chu kỳ mấy trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ? TL: a. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân = +10 => STT của X trong bảng tuần hoàn là 10 => X là Neon b. Vì có 8 e lớp ngoài cùng nên X thuộc nhóm VIIIA. Vì X có 2 lớp e nên X thuộc chu kì 2. Câu 25. Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử B, 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi. Tìm nguyên tử khối của B, cho biết tên và kí hiệu của B. Biết khối lượng phân tử hợp chất là 16 amu. TL : Khối lượng phân tử của hợp chất =1B + 4H =16 amu Khối lượng nguyên tử của B là: 16 – 4 = 12 amu Vậy B là carbon ( C ) Câu 26. Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen chloride (HCl). Câu 27. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu. Giải : Gọi CT dạng chung là SxOy %O = 100 – 40 = 60% Khối lượng phân tử của SxOy bằng: 32.x + 16.y = 80 Vậy CTHH của hợp chất là SO3 Câu 28. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Alminium và oxygen, biết phần trăm khối lượng của Al, O lần lượt là 52,9%, 47,1% và khối lượng phân tử của hợp chất là 102 amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung AlxOy - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 27 . x + 16 . y = 102 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của Al,O để tìm x và y : %Al = = 52,9% %O = = 47,1% => x = = 2, y = = 3 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2O3. Câu 29. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi phosphorus và oxygen, biết phần trăm khối lượng của P, O lần lượt là 43,7% , 56,3% và khối lượng phân tử của hợp chất là 142amu. TL: - Bước 1 : Viết công thức dạng chung PxOy. - Bước 2 : Khối lượng phân tử của hợp chất là : 31 . x + 16 . y = 142 - Bước 3 : Lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của P, O để tìm x và y : %P = = 43,7% %O = = 56,3% => x = = 2, y = = 5 Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5. Câu 30. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Alminium và oxygen, biết phần trăm
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_th.doc