Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU CHUNG :

- Kiến thức : Hiểu được sơ lược kiến thức mĩ thuật thời Trần

- Kĩ năng: Mô phỏng được một tác phẩm chạm khắc thời Trần; sử dụng được họa tiết, hoa văn thời Trần vào trang trí trang phục truyền thống. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.

- Thái độ: Học sinh biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật mà ông cha để lại.

II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC :

1. Phương pháp

- Phương pháp trực quan gợi mở

- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo

2. Hình thức tổ chức

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

 3. Năng lực cần đạt:

a. Năng lực chung:

- Năng lực thẫm mĩ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt về mĩ thuật:

-Năng lực quan sát thẫm mĩ

-Năng lực nhận thức thẫm mĩ

-Năng lực sáng tạo thẫm mĩ

-Năng lực ứng dụng thẫm mĩ

4. Phẩm chất:

 - Yêu nước: Tích cực học tập, rèn luyện để phục vụ cho sự phát triển nước nhà.

- Chăm chỉ: Trong học tập tích cực , về nhà tự học, tìm hiểu thêm về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến 1954 một cách rõ ràng

- Trung thực: Luôn tôn trọng và đảm bảo bản quyền của từng dân tộc, cá nhân

- Trách nhiệm: Có ý thức tuyên truyền và phát huy các tác phẩm trong bài học và có trách nhiệm giữ gìn những gia trị tinh thần của dân tộc.

Phương pháp trực quan, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.

 

doc 26 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH BÀI DẠY 7
BÀI 1 : CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI TRẦN
 (Thời lượng 4 tiết)
Ngày soạn : 25 / 08 / 2021
Ngày giảng : Tuần 1 - TPPCT 1 - Bài 1 - 06 / 09 / 2021 đến 11 / 09 / 2021 
 	 Tuần 2 - TPPCT 2 - Bài 2 - 13 / 09 / 2021 đến 18 / 09 / 2021 
 Tuần 3 – TPPCT 3 - Bài 3 - 20 / 09 / 2000 đến 25 / 09 / 2021 
 Tuần 4 – TPPCT 4 - Bài 4 - 27 / 00 / 2000 đến 01 / 10 / 2021 
I. MỤC TIÊU CHUNG : 
- Kiến thức : Hiểu được sơ lược kiến thức mĩ thuật thời Trần
- Kĩ năng: Mô phỏng được một tác phẩm chạm khắc thời Trần; sử dụng được họa tiết, hoa văn thời Trần vào trang trí trang phục truyền thống. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Học sinh biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật mà ông cha để lại.
II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1. Phương pháp
- Phương pháp trực quan gợi mở
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
2. Hình thức tổ chức
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 3. Năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung:
- Năng lực thẫm mĩ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tự học
b. Năng lực chuyên biệt về mĩ thuật:
-Năng lực quan sát thẫm mĩ
-Năng lực nhận thức thẫm mĩ
-Năng lực sáng tạo thẫm mĩ
-Năng lực ứng dụng thẫm mĩ
4. Phẩm chất:
	- Yêu nước: Tích cực học tập, rèn luyện để phục vụ cho sự phát triển nước nhà.
- Chăm chỉ: Trong học tập tích cực , về nhà tự học, tìm hiểu thêm về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến 1954 một cách rõ ràng
- Trung thực: Luôn tôn trọng và đảm bảo bản quyền của từng dân tộc, cá nhân
- Trách nhiệm: Có ý thức tuyên truyền và phát huy các tác phẩm trong bài học và có trách nhiệm giữ gìn những gia trị tinh thần của dân tộc.
Phương pháp trực quan, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN :
1. GV chuẩn bị:
+ Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh về một số tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Trần
+Sách hoc mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật lớp 7.
- Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Trần.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán 
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
HOẠT ĐỘNG 1 KHÁM PHÁ VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI TRẦN
Mục tiêu: 
 Biết tìm hiểu, chọn lọc các nội dung trong SGK và tài liệu đã sưu tầm được.
Nội dung:
 Phát triển khả năng tìm hiểu, so sánh đề tìm ra một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, hoa văn trang trí của mĩ thuật thời Trần.
c.Sản phẩm học tập:
 Trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Kiến thức: Biết tìm hiểu, chọn lọc các nội dung trong SGK và tài liệu đã sưu tầm được.
- Kĩ năng: Phát triển khả năng tìm hiểu, so sánh đề tìm ra một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, hoa văn trang trí của mĩ thuật thời Trần.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
Vài nét khái quát lịch sử thời Trần.
Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần.
Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Khởi động: HS nhắc lại kiến thức cũ về mĩ thuật thời Lý.
- GV giới thiệu chủ đề, hướng dẫn học sinh tìm hiểu sư liên hệ giữa mĩ thuật thời Lý với trời Trần
- Hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu các tư liệu đã sưu tầm, thảo luận để tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần:
+ Các địa danh có nhiều công trình mĩ thuật thời Trần.
Chùa Thái Lạc – Hưng Yên
Tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc
Chùa Bối Khê – Hà Tĩnh
+ Các loại hình mĩ thuật.
Tượng Hổ - lăng Trần Thủ Độ - Thái Bình.
Các nhạc công – Chùa Thái Lạc – Hưng Yên.
Đồ gốm thời Trần
+ Các đề tài chủ yếu trong các tác phẩm chạm khắc.
Kiến thức về mĩ thuật thời Lý
 Kiến thức trong SGK vài nét đặc trưng của lịch sử thời Trần
Các địa danh ở Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên
- Sách học mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Các tranh, ảnh, tài liệu đã sưu tầm được.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rỏ hơn về các tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- GV hướng dẫn HS trình bày những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0.( theo nhóm hoặc cá nhân tùy từng điều kiện lớp học)
- GV hướng dẫn học sinh trình bày phần thực hành.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của nhóm mình và nhóm bạn.
- Trình bày ( cá nhân hoặc nhóm) những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được
- Chia sẻ , nhận xét về nội dung trình bày của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn.
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được
- Bài tập nhóm hoặc cá nhân trình bày trên giấy.
HOẠT ĐỘNG 3: SÁNG TẠO CÙNG CÁC HỌA TIẾT THỜI TRẦN
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được họa tiết thời Trần, các loại hoa văn trên gốm và trên những di vật thời Trần 
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm, thảo luận
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
GV cho HS chơi trò chơi ô chữ.
- GV Hướng dẫn HS quan sát hình 1.3 và nghiên cứu các tư liệu sưu tầm được của nhóm, thảo luận để tìm hiểu tác phẩm chạm khắc thời Trần.
- Thảo luận nhóm, lựa chọn nội dung, hình thức để mô phỏng lại một số tác phẩm chạm khắc thời Trần
- Cá nhân thực hiện theo ý tưởng của nhóm.
Cánh cửa gỗ chạm rồng
( chùa Phổ Minh – Nam Định)
Tiên nữ dâng hoa
Chùa Thái Lạc – Hưng Yên
Sen cánh “dẹo”
Chùa Phổ Minh – Nam Định
Hoa văn sen và cúc
Chùa Phổ Minh – Nam Định
Một số tác phẩm chạm khắc thời Trần
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được
- Thị phạm cách chép lại một tác phẩm chạm khắc.
- Quan sát GV thị phạm.
- Vẽ mô phỏng lại một tác phẩm chạm khắc theo hướng dẫn của GV.
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được
HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH VẼ HỌA TIẾT THỜI TRẦN
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách vẽ họa tiết thời Trần dung gồm: vẽ hình bằng nét, vẽ hình bằng mảng màu.
Nội dung: Thực hành, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét theo các tiêu chí:
+ Bố cục chung, chia trục chính và các trục đối xứng
+ Hình ảnh, đường nét, màu sắc.
 HD HS tạo hình được một số họa tiết thành họa tiết trên sản phẩm trang phục áo dài 
Lựa chọn được họa tiết hoa văn trang trí và sắp xếp họa tiết để trang trí trang phục áo dài.
HS làm bài tập theo nhóm, hoặc cá nhân
GV đề cao sự sáng tạo, khuyến khíc học sinh sáng tạo độc lập
Nhận xét bài vẽ của mình và của bạn.
- Bài vẽ mô phỏng của HS
Các họa tiết thời trần và các họa tiết mới sáng tạo
Cá nhân hoặc nhóm
Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Khởi động: Cho HS hoàn thiện sản phẩm của tiết học trước.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về áo dài để tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, họa tiết, chất liệu và ý nghĩa của trang phục áo dài.
+ Đặc điểm của áo dài (hình dáng, chất liệu, họa tiết trang trí, màu sắc..)
+ Áo dài thường được sử dụng vào những dịp nào?
+ Ý nghĩa của áo dài
- GV yêu cầu HS quan sát các bài vẽ từ tiết học trước, suy nghĩ, thảo luận về cách sử dụng họa tiết vào trang phục áo dài.
+ Từ bài vẽ trước em chọn toàn bộ hay một phần họa tiết trong đó để trang trí trang phục áo dài?
+ Họa tiết có đặc điểm gì?
+ Theo em họa tiết đó phù hợp để trang trí bộ phận nào của trang phục áo dài? Vì sao?
- Hoàn thiện sản phẩm mô phỏng lại họa tiết chạm khắc trang trí.
- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- Quan sát bài vẽ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được.
- Bài vẽ mô phỏng của HS
HOẠT ĐỘNG 5: ỨNG DỤNG HỌA TIẾT THỜI TRẦN LÊN TRANG PHỤC
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thiết kế họa tiết thời Trần lên sản phẩm thời trang ứng dụng của cá nhân hoặc nhóm và chia sẻ những ý tưởng của cá nhân, nhóm. Bên cạnh đó cảm nhận được sự sáng tạo của các bạn
Nội dung: Thực hành, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- GV thị phạm cách sử dụng họa tiết để trang trí trang phục áo dài.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 sách học mĩ thuật để có thêm ý tưởng sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần trong thiết kế trang phục truyền thống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cách thức sử dụng họa tiết để trang trí trên áo dài. Phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân.
- Yêu cầu HS thực hành thiết kế trang phục áo dài truyền thống theo nhóm
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Quan sát GV thị phạm.
- Thảo luận thống nhất cách thực hiện trong nhóm.
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được.
- Bài vẽ mô phỏng của HS
- Thực hành theo sự thống nhất trong nhóm.
- Giấy vẽ, bút, sách học mĩ thuật, các tài liệu sưu tầm được.
- Bài vẽ mô phỏng của HS
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Khởi động: GV cho HS hát bài hát để khởi động.
- GV hướng dẫn học sinh cách trưng bày/ trình diễn sản phẩm của nhóm mình
- GV yêu cầu các nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình
- Hát tập thể.
- Trưng bày/ trình diễn sản phẩm
- Các nhóm giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
- Bài thiết kế của HS
*Tổng kết chủ đề: GV hướng dẫn học sinh cách vận dụng họa tiết hoa văn trang trí thời Trần vào trang trí một số đồ vật trong gia đình. Cách sử dụng nhiều hình thức, chất liệu để thực hành như: làm mô hình, xé dán giấy, làm hình 3D 
*KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, 
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
CHỦ ĐỀ 2: TẠO HÌNH CĂN PHÒNG
 (Thời lượng 4 tiết)
Ngày soạn : 15 / 09 / 2021
Ngày giảng : Tuần 5 - Bài 5 - 11 / 10 / 2021 
 Tuần 6 - Bài 6 - 18 / 10 / 2021
 Tuần 7 - Bài 7 - 25 / 10 / 2021 
 Tuần 8 - Bài 8 - 01 / 11 / 2021 
I. MỤC TIÊU CHUNG :
- Kiến thức: Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng.
- Kĩ năng: Vẽ được phối cảnh không gian ba chiều của căn phòng trên mặt phẳng hai chiều và tạo hình được đồ vật trong không gian ba chiều.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong không gian. Giới thiệu, nhận xét và nên được cảm nhận về sản phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1. Phương pháp
- Phương pháp trực quan gợi mở
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
- Mảnh ghép
2. Hình thức tổ chức
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 3. Năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung:
- Năng lực thẫm mĩ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tự học
b. Năng lực chuyên biệt về mĩ thuật:
-Năng lực quan sát thẫm mĩ
-Năng lực nhận thức thẫm mĩ
-Năng lực sáng tạo thẫm mĩ
-Năng lực ứng dụng thẫm mĩ
4. Phẩm chất:
	- Yêu nước: Tích cực học tập, rèn luyện tận tâm phục vụ cho sự phát triển nước nhà.
- Chăm chỉ: Khi tham gia học online học tập tích cực , sau tiết học ở nhà nhà tự học, tìm hiểu thêm về cách làm mô hình bằng các chất liệu
- Trung thực: Luôn tôn trọng và đảm bảo bản quyền của từng dân tộc, cá nhân của các bạn học khi có sản phẩm
- Trách nhiệm: Có ý thức phát huy các sản phẩm trong bài học và có trách nhiệm giữ gìn những giá trị tinh thần của sản phẩm mà các bạn và bản thân HS làm ra
III. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN :
1. GV chuẩn bị:
+ Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh về các mô hình nhà hoặc căn phòng
+ Các vật liệu có thể tái sử dụng lại đã qua sơ chế và khử khuẩn
+ Mô hình căn phòng của các HS năm trước đã làm
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tranh, ảnh, tư liệu về sắp xếp đồ đạc trong căn phòng.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán 
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ:
HOẠT ĐỘNG1: KHÁM PHÁ MÔ HÌNH CÁC CĂN PHÒNG
Mục tiêu: 
 Biết tìm hiểu, chọn lọc các nội dung trong SGK và tài liệu đã sưu tầm được.
Nội dung:
 Phát triển khả năng tìm hiểu, so sánh đề tìm ra một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc của căn phòng hiện đại.
c.Sản phẩm học tập:
 Trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Kiến thức: Xây dựng các ý tưởng liên quan đến căn phòng: phòng học, phòng khách, nhớ và mô tả hình dạng, cấu trúc và các đồ vật trong căn phòng.
- Kĩ năng: Phát triển khả năng quan sát, so sánh các hình ảnh khi thể hiện ở các góc cảnh khác nhau theo không gian xa – gần.
- Thái độ: Hợp tác giữa các thành viên trong lớp, trong nhóm. Chia sẻ, hiểu và tôn trọng những ý kiến đóng góp của các bạn.
Hoàn thiện được ý tưởng về sắp xếp đồ đạc trong căn phòng theo luật xa gần.
Có khả năng quan sát, so sánh đặt điểm của các đồ vật khi sắp xếp ở các vị trí khác nhau trong căn phòng.
Biết chia sẻ, hiểu và tôn trọng những ý kiến đóng góp của các bạn.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
1.1. Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 2.1 trang 15 – sách học mĩ thuật 7 để nhận bết về cách sắp xếp đồ vật trong một căn phòng.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu
+ Không gian và bối cảnh các căn phòng có giống nhau không?
+ Đồ vật được sắp đặt như thế nào trong căn phòng?
+ Hình dáng của cùng một đồ vật khi quan sát ở các góc cảnh khác nhau có giống nhau không?
- Giáo viên nhấn mạnh: Thông thường các căn phòng thường được gọi tên theo chức năng sử dụng nên cách sắp xếp đồ đạc hay bài trí căn phòng tùy thuộc chức năng sử dụng và đặc điểm của mỗi địa phương.
- Quan sát tranh, ảnh.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Tranh, ảnh sưu tầm
1.2
Thực hiện
- Giáo viên cho HS ôn lại kiến thức về đường tầm mắt (đường chân trời) và điểm tụ.
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 2.2 trang 16 – sách học mĩ thuật để nhận biết cách vẽ phối cảnh căn phòng.
- Em hãy nêu lại các bước để vẽ phối cảnh căn phòng?
- Giáo viên thị phạm trên bảng theo từng bước.
+ Lựa chọn căn phòng muốn vẽ.
+ Vẽ bức tường đối diện với vị trí quan sát bằng hai cặp canh song song và vuông góc với nhau, vẽ điểm tụ.
+ Vẽ phác đường chéo đi qua hai điểm góc đối diện bức tường
+ Vẽ phác các đồ vật dựa vào điểm tụ và các đường chéo.
+ Vẽ đặc điểm chi tiết của đồ vật.
+ Vẽ màu hài hòa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 trang 17 – sách học mĩ thuật để tham khảo về cách sắp xếp đồ vật trong căn phòng.
- Nhớ lại kiến thức đã học.
- Quan sát
- Nêu các bước vẽ.
- Quan sát
Tranh minh họa
1.3.
Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành cá nhân.
- Vẽ cách sắp xếp đồ vật trong một căn phòng theo ý thích.
- Thực hành cá nhân.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ 
1.4.
Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài vẽ của bạn và đưa ra nhận xét theo các điểm sau:
+ Bài vẽ đã đúng phối cảnh chưa?
+ Sự sắp xếp các đồ vật trong không gian căn phòng đã hợp lí, hài hòa chưa?
- Quan sát và nhận xét bài vẽ của bạn.
- Bài vẽ của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TẠO HÌNH ĐỒ VẬT BA CHIỀU
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ hơn về cách tạo hình căn phòng bằng các vật liệu tái chế
Nội dung: Đọc thông tin và yêu cầu của GV, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Kiến thức: Hiểu được đặc điểm cấu tạo, hình dáng của một số đồ vật trong gia đình.
- Kĩ năng: Tạo hình được đồ vật ba chiều bằng những chất liệu khác nhau như: bìa cứng, vải, nhựa, Đánh giá được phần trình bày của nhóm và các nhóm khác.
- Thái độ: Hình thành mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
- Kiến thức: Nắm bắt được đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tỉ lệ các bộ phận của một số đồ vật trong gia đình.
- Kĩ năng: Tạo hình được đồ vật ba chiều bằng những chất liệu khác nhau như: bìa cứng, vải, nhựa, Tự đánh giá được phần trình bày của nhóm và các nhóm khác.
- Thái độ: Hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống và sự phong phú đa dạng của nghệ thuật tạo hình.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
2.1. Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.4 trang 18 sách học mĩ thuật để tìm hiểu về chức năng, cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận của đồ vật
+ Đồ vật có cấu tạo dạng hình gì? Cấu tạo gồm mấy phần? Đặc điểm, tỉ lệ các bộ phận.
- Quan sát tranh minh họa.
- Tranh minh họa
2.2. Cách thực hiện
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.5 trang 18 sách học mĩ thuật để tìm hiểu cách tạo hình đồ vật ba chiều.
- Giáo viên thị phạm theo từng bước.
+ Xác định hình dáng, tỉ lệ căn phòng và những đồ vật sẽ thực hiện.
+ Lựa chọn vật liệu để làm đồ vật.
+ Vẽ các bộ phận của đồ vật lên bìa và cắt rời, dùng keo dán các bộ phận tạo thành đồ vật, vẽ màu trang trí thêm cho đồ vật đẹp hơn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu đồ vật được tạo hình để học sinh tham khảo.
- Giáo viên nhấn mạnh: có thể tận dụng các vỏ hộp có dạng khối hộp, khối trụ để làm các đồ vật trong căn phòng.
- Quan sát tranh minh họa trong sách.
- Quan sát giáo viên thị phạm.
- Quan sát
- Lắng nghe
- Tranh minh họa
2.3. Thực hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để lựa chọn chất liệu và hình thức tạo hình.
- Thảo luận, phan công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm tạo hình đồ vật cho cùng một căn phòng.
- Vỏ hộp, keo dán, giấy màu, màu vẽ 
2.4. Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm. Yêu cầu các nhóm khác quan sát và nhận xét bài thực hành của nhóm mình và nhóm bạn.
- Trưng bày sản phẩm và quán át nhận xét bài thực hành.
- Bài thực hành của học sinh
HOẠT ĐỘNG 3: SÁNG TẠO CÁCH SẮP ĐẶT
KHÔNG GIAN CĂN PHÒNG
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được căn phòng 3d, vị trí các đồ vật đưuọc sắp xếp trong căn phòng. 
Nội dung: Đọc thông tin GV yêu cầu, nghe giáo viên hướng dẫn khơi gợi cho HS có ý tưởng sáng tạo 
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm, thảo luận
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Kiến thức: Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng.
- Kĩ năng: Sắp đặt được đồ vật trong căn phòng sao cho hợp lí và tiện dụng.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong không gian. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm
- Kiến thức: Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng và những đồ vật được sắp xếp trong căn phòng.
- Kĩ năng: Lựa chọn được đồ vật phù hợp và sắp đặt được đồ vật trong căn phòng sao cho hợp lí và tiện dụng.
- Thái độ: Tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
3.1. Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về cách sắp xếp đồ vật phù hợp với chức năng và không gian của căn phòng. 
+ Đồ vật trong từng căn phòng có giống nhau không?
+ Cách sắp xếp đồ vật có chức năng như thế nào trong từng căn phòng?
+ Yếu tố trang trí và màu sắc trong từng căn phòng có đặc điểm như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số sản phẩm tạo hình để có thêm ý tưởng tạo mô hình và sắp đặt đồ vật trong căn phòng.
- Quán sát hình ảnh
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Quan sát
- Tranh minh họa
-Một số mô hình căn phòng khác nhau.
3.2. Thực hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các sản phẩm đã tạo hình của nhóm để sắp đặt đồ vật và không gian căn phòng..
- Giáo viên nhấn mạnh: kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo bối cảnh, không gian cho căn phòng. Sắp xếp các mô hình tạo bố cục hợp lí, thể hiện rõ chức năng của căn phòng.
- Thảo luận nhóm lựa chọn phương thức sắp đặt đồ vật trong không gian căn phòng. 
- Lắng nghe
- Sản phẩm tạo hình đồ vật của học sinh.
3.3. Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Quan sát sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn đưa ra những nhận xét của bản thân.
- Sản phẩm căn phòng của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 4:GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm mô hình căn phòng gồm: kết hợp giữa vẽ vhình bằng nét, vẽ hình bằng mảng màu, đồng thời thực hành kỹ thuật là mô hình một cách khéo léo.
Nội dung: Nói lên được ý nghĩa về sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm cho giáo viên nghe hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Mô hình căn phòng
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Kiến thức: Phát triển kĩ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm.
- Kĩ năng: Lắng nghe và phẩn hồi tích cực từ phần thuyết trình của các học sinh khác.
- Thái độ: Biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Kiến thức: Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Kĩ năng: Giải thích, nhận xét, đánh giá các sản phẩm. nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá.
- Thái độ:Tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí:
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
+ Cách sắp đặt đồ vật có hợp lí về bố cục không?
+ Màu sắc chung của các sản phẩm và căn phòng có hài hòa không?
- Trưng bày sản phẩm của nhóm ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát.
- Nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác.
- Sản phẩm sáng tạo của học sinh
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thiết kế mô hình 3D ứng dụng vào các cuộc thi của trường, của cá nhân hoặc tổ chức trực thuộc các sở ban nghành tổ chức và chia sẻ những ý tưởng của cá nhân, nhóm. Bên cạnh đó cảm nhận được sự sáng tạo của các bạn
Nội dung: Thực hành, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm sự kiến
- Mở rộng không gian cho các căn phòng bằng cách tạo thêm bối cảnh để kết nối các căn phòng trong cùng ngôi nhà. Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để sắp xếp căn phòng cho hài hòa.
Hay tạo những căn nhà trên hòn non bộ hay tạo ra những mô hình có ích tham gia các cuộc thi sáng chế.
GV nhắc HS :
- Xem trước bài 9 , SGK Mĩ thuật 7
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài 9
Các sản phẩm tham gia các cuộc thi KHKT và STTTNNĐ các cấp
*KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, 
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mi_thuat_lop_7_theo_cv5512_nam_hoc_2021_202.doc