Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 4: Ngành giun tròn - Phan Tất Khả

Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 4: Ngành giun tròn - Phan Tất Khả

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm và đặc điểm chính của ngành Giun tròn.

- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một giun đũa.

- Quan sát các thành phần cấu tạo của Giun qua tiêu bản mẫu.

- Mở rộng các hiểu biết về giun tròn.

- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn khác.

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống giun sán kí sinh.

2. Năng lực.

 a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 b. Năng lực đặc thù: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, tư duy, khoa học,

 công nghệ, tin học, vận dụng kiến thức, thu thập thông tin, rút ra

 kết luận.

 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

1.Thiết bị: Ti vi, mạng ti vi, máy tính, lattop.

2. Học liệu: Tranh ảnh về giun dep, phiếu học tập số 1

 Tranh cấu tạo ngoài và vòng đời của giun đũa.Tranh hình:14.1,14.2,14.3,14.4/SGK

 Các mẫu phiếu học tập.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2741
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 4: Ngành giun tròn - Phan Tất Khả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lộc Sơn Kế hoach bài dạy sinh 7
Tổ: Khoa học tự nhiên Giáo viên: Phan tất Khả
 ---------; µ ;----------- --------– « —-------- 
 CHỦ ĐỀ 4 : NGÀNH GIUN TRÒN
 Môn sinh học lớp 7
 ( Số tiết: 2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm và đặc điểm chính của ngành Giun tròn. 
- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một giun đũa.
- Quan sát các thành phần cấu tạo của Giun qua tiêu bản mẫu.
- Mở rộng các hiểu biết về giun tròn.
- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn khác.
- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống giun sán kí sinh.
2. Năng lực.
 a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 b. Năng lực đặc thù: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, tư duy, khoa học, 
 công nghệ, tin học, vận dụng kiến thức, thu thập thông tin, rút ra 
 kết luận.
 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.
II. Thiết bị dạy học và học liệu. 
1.Thiết bị: Ti vi, mạng ti vi, máy tính, lattop..
2. Học liệu: Tranh ảnh về giun dep, phiếu học tập số 1
 Tranh cấu tạo ngoài và vòng đời của giun đũa.Tranh hình:14.1,14.2,14.3,14.4/SGK
 Các mẫu phiếu học tập.
III. Tiến trình bài học. 
Hoạt động 1: 
MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học.
 - Trình bày được khái niệm và đặc điểm chính của ngành Giun tròn. 
b. Nội dung: Khái niệm về ngành gun tròn, các đại diện.
 1. Nêu khái niệm giun tròn và các đại điện giun tròn.
 2. Giun tròn có đời sống như thế nào?
 3. Ngành giun dẹp phân biệt với ngành giun tròn ở đặc điểm nào?
c. Sản phẩm: 1 Giun Tròn có cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
 - Gồm các đại diện: giun đũa, giun kim, giun móc....
 2. trong nước, đất ẩm, ký sinh ở cơ thể động vật, thực vật và cà con người.
 3. Ngành giun dẹp có cơ thể dẹp, ngành giun tròn có cơ thể tròn.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu câu hỏi, yêu cầu Hs đọc thông tin, kiến thức đã học trả lời.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin sgk, vận dụng kiến thức đã học hoàn thành đáp án.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:các ý trả lời theo các câu hỏi trên
 HS đại diện xung phong báo cáo, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
Hoạt động 2:
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1.
GIUN ĐŨA
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1
a. Mục tiêu: - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một giun đũa.
 - Quan sát cấu tạo của Giun qua mẫu vật.
b. Nội dung: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, di chuyển, dinh dưỡng.
 Mục III.1. Lệnh ▼ trang 41; 42. Không yêu cầu học sinh thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Giun đũa sống ở:.............................................................................................................
2.Cấu tạo giun đũa:
a. Cấu tạo ngoài:...................................................................................................................
b. Cấu tạo trong: ...................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Di chuyển:........................................................................................................................
4. Dinh dưỡng:......................................................................................................................
c. Sản phẩm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Thường ký sinh ở ruột non người.
2. Cấu tạo giun đũa:
a. Cấu tạo ngoài: Hình trụ, dài 25cm, có lớp cuticun bao bọc làm căng cơ thể.
b. Cấu tạo trong:- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển
 - Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức, có thêm ruột sau và hậu môn.
 - Tuyến sinh dục có dạng ống phát triển.
3. Di chuyển: Cong duỗi cơ thể, chui rúc.
4. Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu phiếu học tập, yêu cầu Hs đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 Chiếu hình ảnh cấu tạo ngoài và trong giun đũa.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin sgk, quan sát hình 13.1,2, hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:các ý trả lời theo các câu hỏi trên
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2
a. Mục tiêu: Chỉ ra các đặc điểm sinh sản, vòng đời và các biện pháp phòng tránh giun đũa.
b. Nội dung: Sinh sản.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Cơ quan sinh dục:.............................................................................................................
2. Sinh sản:...........................................................................................................................
3. Viết vòng đời sinh sản của giun đũa.
4. Giun đũa ký sinh gây nên tác hại:......................................................................................
5. Các biện pháp phòng tránh giun đũa:..................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
c. Sản phẩm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Cơ quan sinh dục: Có tuyến sinh dục đực, cái dạng ống.
2. Sinh sản: Cơ thể phân tính, thụ tinh trong. Đẻ trứng.
3. Viết vòng đời sinh sản của giun đũa.
 Giun đũa 	 Trứng Ấu trùng trong trứng 	 Ấu trùng ở ruột non (lần 1)
 ( Rau, quả tươi)
 Ấu trùng ở ruột non (lần2) Ấu trùng (tim, gan, phổi )
4.Giun đũa ký sinh gây nên tác hại: tranh giành chất dinh dưỡng, gây tắc ruột, tắc ống mật, suy
 dinh dưỡng cho vật chủ.
5. Các biện pháp phòng tránh giun đũa:
 - Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã
 - Rửa tay trước khi ăn
 - Dùng lồng bàn đậy thức ăn, tránh ruồi nhặng
 - Tẩy giun sán định kì
 - Kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng
d. Tổ chức thực hiện.
B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu phiếu học tập, yêu cầu Hs đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin sgk, quan sát hình 13. 4 hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:các ý trả lời theo các câu hỏi trên
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
 GV thông tin:Trứng và ấu trùng phát triển ở ngoài môi trường nên dễ lây nhiễm, dễ tiêu diệt.
Chuyển giao nhiệm vụ
 * Học và làm bài tập 1,2,3 sgk trang 49.
 *Tìm hiểu bài 14 tr 14.
Tiết 2:
MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 3
a. Mục tiêu: - Mở rộng các hiểu biết về giun tròn.
 - Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện
 ngành Giun tròn khác.
 - Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống giun sán kí sinh.
b. Nội dung: Một số giun tròn khác.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Giun tròn có khoảng:........................................................................................................
2. Các đại diện thường gặp như:...........................................................................................
3. Giun kim, giun móc, giun rễ lúa ký sinh ở:.......................................................................
 .........................................................................................................................................
4. Tác hại của giun tròn ký sinh:..........................................................................................
5. Giun kin xâm nhập vào cơ thể người qua:..........................................................................
 Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:...................................................................
6. Do thói quan nào trẻ em mà khép kín vòng đời giun kim:..................................................
7. Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh giun:.........................................................................
c. Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. 30 nghìn loài
2. giun kim, giun móc, giun tóc, giun chỉ, giun rễ lúa
3. Ruột già, tá tràng người, rễ cây lúa. 
4. Hút máu, chất dinh dưỡng và gây bệnh cho vật chủ.
5. Ăn uống không hợp vệ sinh.
 Qua da do tiếp xúc nguồn nước dơ bẩn, ăn uống không hợp vệ sinh.
6. mút tay.
7. - Giữ vệ sinh ăn uống cho người và vật, ăn chin, uống sôi.
 - Làm việc nơi bẩn phải có bảo hộ lao động.
 - Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi, nhặng.
 - Tẩy giun định kì cho người và vật
 - Nâng cao ý thức vệ sinh cộng đồng
 - Không để trẻ em mút tay, cắt móng tay chân sạch sẽ.
 - Không dùng phân tươi bón rau.
 *Biện pháp phòng trừ giun tròn rễ lúa :
 - Cần phun thuốc phòng trừ
 - Áp dụng cách canh tác đất hợp lí để chống giun rễ lúa
d. Tổ chức thực hiện.
B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu phiếu học tập, yêu cầu Hs đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 Cho HS quan sát một số hình ảnh các loại giun tròn khác, nơi sống, hình thức xâm nhập vào cơ thể vật chủ:
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin sgk, quan sát hình 14.1,2,3,4 hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:các ý trả lời theo các câu hỏi trên
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
II. Đặc điểm chung
(Học sinh tự đọc)
Hoạt động 3:
LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác hại của giun móc câu đối với người?
 a. Giun móc bám vào miêm mạc tá tràng, hút máu và tiết độc tố váo máu
 b. làm người bệnh xanh xao, vàng 
 c. Gây ngứa ở hậu môn
 d. cả Avà B
Câu 2: Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật? 
 a. Cơ thể giun đũa thuôn 2 đầu. c. Cơ thể giun đũa thuôn 1 đầu.
 b. Đầu giun đũa có móc bám. d. Đầu giun đũa có giác bám.
Câu 3: Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người?
 a. Máu. b. Ruột non. c. Cơ bắp. d. Gan.
Câu 4: Đặc điểm của giun tròn khác giun dẹp là:
 a: Cơ thể tròn b: Sống kí sinh c: Cơ thể hình trụ d: Cơ thể đa bào 
Câu 5: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
 a. Lớp vỏ cutin. b. Di chuyển nhanh. c. Có hậu môn. d. Cơ thể hình ống.
c. Sản phẩm: 1d, 2a,3b,4a, 5a. 
Hoạt động 4:
 VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b. Nội dung: Làm bài tập tự luận.
 1. Tại sao ăn rau sống bị nhiễm giun sán?
 2. Nêu các biệt pháp phòng tránh bệnh giun sán mà em biết?
 3. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
c. Sản phẩm: Đáp án bài làm của học sinh.
 2.Giữ vệ sinh ăn uống cho người và gia súc: vệ sinh môi trường sống, ăn chín uống sôi, không ăn quả 
 xanh, không ăn rau sống khi chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của của giun sán kí sinh qua
 gia súc và thức ăn của con người.
 3.Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang
 trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân 
 tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...
d. Tổ chức thực hiện
B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv trình chiếu bài tập, yêu cầu học sinh chép vào vở và hoàn thành đáp án ở nhà. 
B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 Ghi chép bài tập, dựa kiến thức đã học hoàn thành đáp án. 
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận.
 - HS đại điện xung phong trả lời
 B4 Kết luận, nhận định.
 - Gv dựa vào sản phẩm đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
*Chuyển giao nhiệm vụ
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem trước chủ đề 5: NGÀNH GIUN ĐỐT
 - Phân công chuẩn bị mẫu vật: mỗi nhóm 1 con giun đất (đựng trong hộp hoặc chai
 nhựa, dễ quan sát).
 - Quan sát và tìm hiểu hoạt động sống của giun đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_sinh_hoc_7_chu_de_4_nganh_giun_tron_phan_ta.doc