Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 2 - Đề số 3 - Năm học 2019-2020
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Học sinh làm bài vào giấy thi)
Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (VD: Câu 1 chọn đáp án A ghi là 1. A )
Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật có tên là
A. Hình thư. B. Hình luật.
C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 2: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ?
A. Nho giáo. B. Phật giáo.
C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. Thể hiện tình yêu quê hương. B. Có nội dung yêu nước sâu sắc.
C. Đề cao giá trị con người. D. Đề cao tính nhân văn.
Câu 4: Năm nào Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô?
A. Năm 1802. B. Năm 1803.
C. Năm 1804. D. Năm 1805.
Câu 5: Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước thể hiện điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết dân tộc. B. Truyền thống yêu nước.
C. Tinh thần nhân đạo của dân tộc. D. Ý thức tự tôn, tự chủ của dân tộc.
Câu 6: “. Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện.” là lời dặn các quan của vị vua nào?
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: LỊCH SỬ 7 Cấp độ Chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Nước Đại Việt đầu thế kỉ XV. Thời Lê sơ - Biết tên gọi của bộ luật do vua Lê Thánh Tông biên soạn. - Biết Tôn giáo giữ vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ. - Biết lời dặn của vua Lê Thánh Tông đối với các quan trong triều. - Biết chính sách chia lại ruộng công làng xã gọi là phép quân điền. - Biết nội dung văn học thời Lê sơ chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 5 1,66 16,6 5 1,66 16,6 Chủ đề 2: Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII - Biết ý nghĩa của vua Quang Trung sử dụng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. - Biết được khẩu hiệu của Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc. - Biết chiến thắng quan trọng của Tây Sơn năm 1785. - Biết mưu đồ của Nguyễn Hữu Chỉnh qua 2 câu thơ. - Hiểu lý do Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong. - Hiểu nguyên nhân nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao. - Hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. - Đánh giá được công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 4 1,33 13,3 2 0,66 6,6 1/2 2,0 20 1/2 1,0 10 7 5,0 50 Chủ đề 3: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX .- Biết được chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. - Biết năm Nguyễn Ánh lấy niện hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân Huế làm kinh đô. - Biết nội dung phản ánh trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương. - Hiểu được nét mới trong giáo dục thời Nguyễn. - Thời gian xây dựng cố đô Huế và việc làm của bản thân để bảo vệ cố đô Huế. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 3 1,0 10 1 0,33 3,3 1 2,0 20 5 3,33 33,3 Tổng Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 12 4,0đ 40% 3+1/2 3,0đ 30% 1 2,0đ 20% 1/2 1,0đ 10% 17 10đ 100% PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG PTDTBT – THCS TRÀ DƠN Môn: LỊCH SỬ 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút. (Không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Học sinh làm bài vào giấy thi) Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (VD: Câu 1 chọn đáp án A ghi là 1. A ) Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật có tên là A. Hình thư. B. Hình luật. C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng triều luật lệ. Câu 2: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung A. Thể hiện tình yêu quê hương. B. Có nội dung yêu nước sâu sắc. C. Đề cao giá trị con người. D. Đề cao tính nhân văn. Câu 4: Năm nào Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô? A. Năm 1802. B. Năm 1803. C. Năm 1804. D. Năm 1805. Câu 5: Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước thể hiện điều gì? A. Tinh thần đoàn kết dân tộc. B. Truyền thống yêu nước. C. Tinh thần nhân đạo của dân tộc. D. Ý thức tự tôn, tự chủ của dân tộc. Câu 6: “... Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện...” là lời dặn các quan của vị vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Hiển Tông. Câu 7: Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là A. Phép quân điền. B. Phép tịch điền. C. Phép phân điền. D. Phép lộc điền. Câu 8: Nét mới trong giáo dục thời Nguyễn là gì? A. Vua ban Chiếu lập học B. Đưa chữ Nôm vào thi cử C. Khuyến khích các huyện, xã mở trường D. Thời Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” Câu 9: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với nhà Thanh là: Kiên quyết nhưng mềm dẻo. B. Thần phục nhà Thanh. C. Khước từ mọi tiếp xúc. D. Quan hệ hòa hảo cùng có lợi. Câu 10: Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong là do A. Có lời dụ dỗ, mời mọc từ chúa Nguyễn. B. Căm ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. C. Có tài nhưng không được trọng dụng. D. Thanh Hóa quê ông thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Câu 11: Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do A. Nó phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. B. Nó được nhiều khách nước ngoài ưa thích. C. Nó là công cụ truyền giáo. D. Nó được nhân dân ưa thích. Câu 12: “ là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? A. Bà Huyện Thanh Quan. B. Đoàn Thị Điểm. C. Lê Ngọc Hân. D. Hồ Xuân Hương. Câu 13: Tây Sơn tiến quân ra Bắc với khẩu hiệu gì? A. “Phù Lê diệt Trịnh”. B. “Lấy của người giàu, chia cho người nghèo”. C. “Tiêu diệt quân Xiêm”. D. “Lật đổ chính quyền họ Nguyễn”. Câu 14: Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì? A. Đánh sập tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Hạ thành Quy Nhơn. Câu 15: Câu thơ sau thể hiện mưu đồ của ai? Đường trời mở rộng thênh thênh, Ta đây cũng một triều đình kém ai. A. Vũ Văn Nhậm. B. Nguyễn Hữu Chỉnh. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Thiếp. B. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Qua đó đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. (3,0 điểm) Câu 2. Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua nào? Em làm gì để góp phần bảo vệ Cố đô Huế? (2,0 điểm) ------------------ Hết-------------------- *Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Hướng dẫn chấm môn LỊCH SỬ 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,33 điểm (3 câu đúng đạt 1,0 điểm). Đúng 15 câu được 5,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A B A D B A D B B A D A C B B. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 (3,0 điểm) + Nguyên nhân: - Do ý chí đấu tranh chống bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân và đặc biệt là Quang Trung. + Ý nghĩa: - Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Trịnh - Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. - Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, Thanh giữ vững độc lập và lãnh thổ dân tộc. + Công lao của Quang Trung: - Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh. - Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước. 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2 (2,0 điểm) * Cố đô Huế được xây dựng từ thời: - Vua Gia Long * Những việc làm góp phần bảo vệ cố đô Huế: - Tự hào về những công trình kiến trúc của triều Nguyễn - Tự ý thức bảo vệ và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ; - Bản thân thường xuyên giới thiệu mọi người biết về di tích này để cùng biết 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ --------------------Hết------------------ DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_de_kiem_tra_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_2_de_so_3_nam_h.doc