Ôn tập kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Ôn tập kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

1. Dàn ý chung biểu cảm về một đồ vật:

- Mở bài: Giới thiệu được món quà mà em yêu thích.

- Thân bài:

+ Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật,.)

+ Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thế nào?) Miêu tả + Biểu cảm

+ Thấy món đồ, em luôn nhớ về người tặng. Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy.

+ Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng.)

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em.

* Các đối tượng biểu cảm:

- Cuốn sách.

- Cây bút.

- Búp bê.

- Đồng hồ.

2. Dàn ý chung về một con vật nuôi:

- Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi mà em yêu thích.

- Thân bài:

+ Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhà em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích, ghét ra sao?)

+ Lông, mặt, tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của nó?

+ Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy, kỉ niệm gắn bó với em (Tên phải có ý nghĩa với em).

+ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn như thế nào?

+ Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết.

+ Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tặng). Tình cảm của em gửi gắm tới con vật, người tặng. Em dạy nó những gì?

+ Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen, tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của nó.

- Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

 

doc 2 trang bachkq715 4170
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
1. Dàn ý chung biểu cảm về một đồ vật:
- Mở bài: Giới thiệu được món quà mà em yêu thích.
- Thân bài: 
+ Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật,...)
+ Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thế nào?) Miêu tả + Biểu cảm
+ Thấy món đồ, em luôn nhớ về người tặng. Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy.
+ Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng.)
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em.
* Các đối tượng biểu cảm: 
- Cuốn sách.
- Cây bút.
- Búp bê.
- Đồng hồ.
2. Dàn ý chung về một con vật nuôi:
- Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi mà em yêu thích.
- Thân bài: 
+ Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhà em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích, ghét ra sao?)
+ Lông, mặt, tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của nó?
+ Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy, kỉ niệm gắn bó với em (Tên phải có ý nghĩa với em).
+ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn như thế nào?
+ Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết.
+ Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tặng). Tình cảm của em gửi gắm tới con vật, người tặng. Em dạy nó những gì?
+ Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen, tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của nó.
- Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?
3. Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:
- Mở bài: Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích (Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau).
- Thân bài: 
* Biểu cảm về:
- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trung cho điều gì?
- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)
- Loài cây là biểu tượng gì?
- Loài cây gợi cho em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?
- Cảm giác của em khi: ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng lợi ích,... của nó với cuộc sống hằng ngày?
- Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em.
4. Dàn ý chung biểu cảm về người thân:
- Mở bài: Bắt đầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát.
 + Cảm nghĩ của em về người cần được biểu cảm.
- Thân bài: 
+ Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả về cha, mẹ là chủ yếu).
+ Biểu cảm về nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa và nay để thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng.
+ Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)
+ Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không còn bên em nữa...
+ Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào.
- Kết bài: Khẳng định tình cảm của em dành cho người ấy.
*Lưu ý:
- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự, sau đó từ miêu tả và tự sự học sinh sẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình.
- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc là phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã,...) tùy theo đối tượng biểu cảm.
- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021.doc