Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

1/ Từ đồng nghĩa:

a/ Khái niệm:

• Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ,

b/ Các loại từ đồng nghĩa:

• Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)

c/ Cách sử dụng:

 Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

2/ Từ đồng âm:

a/ Khái niệm:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò,

b/ Cách sử dụng:Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

3/ Từ trái nghĩa:

a/ Khái niệm:

• Từ trái nghãi là những từ có nghiã trái ngược nhau

• Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.VD: giàu – nghèo, tươi – héo.

b/ Cách sử dụng:

 Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

4/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Các dạng điệp ngữ:

Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

5/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

• Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

• Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,

• VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói,

b/ Cách sử dụng:

• Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,

• Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

6/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

 Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Các lối chơi chữ:

• Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm (gân âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

• Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,

 

doc 12 trang sontrang 5620
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
A/ PHẦN VĂN:
Lưu ý: Học thuộc lòng các bài thơ đã được học hk1 
TÊN BÀI
TÁC GIẢ
TÁC PHẨM
NGHỆ THUẬT
Ý NGHĨA
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
-Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
-Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà.
- lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
Qua Đèo
Ngang
Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại.
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh.
-Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
-Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình
-Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm 
-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm
Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm
-Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
-Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian
-Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến: Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
-Thuộc thể thơ 5 chữ
-Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
Lí Bạch(701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường 
Hoàn cảnh: xa quê, trông trăng nhớ quê
-Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
-Sử dụng phép đối ở câu 3-4
Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
Hạ Tri Chương (659-744) là nhà thơ lớn của Trung Quốc đời Đường
Hoàn cảnh: vừa đặt chân về quê cũ
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh kì ảo.
- Sử dụng so sánh điệp ngữ có hiệu quả.
Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch lam (1910-1942) sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự lực văn đoàn, được biết đến với các truyện ngắn và bút kí trước Cách mạng tháng tám.
- Thể loại: Tùy bút.
- Trích từ tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”(1943)
- lời văn trang trọng tinh tế đầy cảm xúc giàu chất thơ.
-Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình nhắc nhở nhẹ nhàng. 
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng tinh tế mà sâu sắc của Thạch lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng(1913-1984) sinh tại Hà Nội, có sáng tác từ trước CMTT 1945. Sở trường của ông là truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vừa viết văn vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng ở Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về miền Bắc.
- Thương nhớ mười hai là tập tùy bút- bút kí của nhà văn được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt; nhà văn đã kí thác tâm trạng của mình vào những trang văn tài hoa, độc đáo về quê hương.
- Mùa xuân của tôi được trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút- bút kí Thương nhớ mười hai.
-Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn say mê.
- lựa chọn từ ngữ câu văn linh hoạt biểu cảm giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh liên tưởng phong phú độc đáo giàu chất thơ.
-Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. 
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:
1/ Từ đồng nghĩa:
a/ Khái niệm:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, 
b/ Các loại từ đồng nghĩa:
Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)
c/ Cách sử dụng:
 Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.
2/ Từ đồng âm:
a/ Khái niệm:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, 
b/ Cách sử dụng:Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
3/ Từ trái nghĩa:
a/ Khái niệm:
Từ trái nghãi là những từ có nghiã trái ngược nhau
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.VD: giàu – nghèo, tươi – héo.
b/ Cách sử dụng:
 Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
4/ Điệp ngữ:
a/ Khái niệm:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
b/ Các dạng điệp ngữ:
Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
5/ Thành ngữ:
a/ Khái niệm:
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, 
VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, 
b/ Cách sử dụng:
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, 
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
6/ Chơi chữ:
a/ Khái niệm:
 Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
b/ Các lối chơi chữ:
Các lối chơi chữ thường gặp là:
Dùng từ ngữ đồng âm
Dùng lối nói trai âm (gân âm)
Dùng cách điệp âm
Dùng lối nói lái
Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, 
C. TẬP LÀM VĂN: VĂN BIỂU CẢM (DÀN Ý MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO)
1/ Cảm nghĩ về một con vật nuôi:
a)Mở bài: Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích
b)Thân bài:
Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)
Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?
Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )
Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn? 
 Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết
Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?
Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó
c)Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy.
*Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng 
2/ Cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu thích:
a)Mở bài: Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)
b)Thân bài:
+ Biểu cảm về:
Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?
Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)
Loài cây là biểu tượng gì?
Loài cây gợi cho em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?
Cảm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, của nó với cuoc sống hằng ngày?
c)Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em
*Lưu ý:
Tuy là văn biểu cảm nhưng phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình
Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, ) tùy theo đối tượng biểu cảm
Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ (tôi yêu, tôi nhớ, )
3/ Biểu cảm về một người thân:
a)Mở bài: Bắt đầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát
Cảm nghĩ của em về người cần được biểu cảm
b)Thân bài:
Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục .
Biểu cảm về 1 nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa à nay để thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em
Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)
Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không còn bên em nữa
Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa
 c)Kết bài: Khẳng định tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em
4/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:
a)Mở bài: - Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hứng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca.
Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình.
b)Thân bài: 
Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân
Mùa xuân là mùa của những đàn chim về làm tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi
Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình b.cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)
Muà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì
Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê) 
c)Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với mùa xuân.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 - ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ sau:
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
a.Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ.
b.Hãy cho biết tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai? 
c. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
d. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên?
Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là điệp ngữ? 
Hãy xác dạng điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ” Cảnh khuya” và viết một đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) nêu tác dụng của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ về một loài cây em yêu
 HẾT .
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(3. đ)
 a
Hs chép đúng, chính xác 3 câu thơ còng lại:
1 đ
 b
 Tên của bài thơ trên là: Cảnh khuya. Tác giả là: Hồ Chí Minh 
0.5đ
c
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 
0,5 đ
d
Ý nghĩa bài thơ:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta.
1.0 đ
Câu 2
a.
 b.
 - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp từ “ chưa ngủ”; “lồng” 
-> Điệp ngữ cách quãng
- Đoạn văn:
+ Điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm .
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. . . 
(2 đ)
1 đ
1 đ
Câu 3
1.Yêu cầu chung: 
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ).
- Lí do em yêu thích loài cây đó.
b.Thân bài:
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
+ Em thích màu của lá cây, 
+ Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như 
+ Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
 - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
 + Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì?
 + Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không?
- Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em.
( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần)
- Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người.
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
(5 đ)
1.0
3.0
1.0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 - ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ sau:
 “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
. ..”
a.Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ.
b.Hãy cho biết tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai? 
c. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
d. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên?
Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là điệp ngữ? 
Hãy xác dạng điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ “ Rằm tháng giêng” và viết một đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) nêu tác dụng của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ về một con vật nuôi mà em yêu thích.
 HẾT .
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(3 đ)
 a
Hs chép đúng, chính xác 3 câu thơ còng lại:
1 đ
 b
 Tên của bài thơ trên là: Cảnh khuya. Tác giả là: Hồ Chí Minh 
0.5đ
c
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 
0,5 đ
d
Ý nghĩa bài thơ:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta.
1.0 đ
Câu 2
a.
 b.
 - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp từ “ xuân” 
-> Điệp ngữ cách quãng
- Đoạn văn:
 + Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
+ Cảnh mở rộng với không gian ba chiều: vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời → Tạo ra không gian bao la vô tận.
+ Hai câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya chỉ có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối
⇒ Người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu 
(2 đ)
1điểm
1 điểm
Câu 3
1.Yêu cầu chung: 
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
 * Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
* Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho?
Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? (Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/ Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng
chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
* Kết bài: Suy nghĩ của em về nó.
- Nêu cảm xúc của em về con vật
- Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
(5 đ)
1.0
3.0
1.0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 - ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 điểm):Cho câu thơ sau:
 Cháu chiến đấu hôm nay
a. Chép tiếp 5 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học:
b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai?
c. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
d. Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai? Nêu ý nghĩa văn bản chứa đoạn thơ bài thơ trên?
Câu 2: ( 2 điểm) 
Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ mà em biết?
Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 4 - 6 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó.
Câu 3 (5 điểm): Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
................................ Hết ..................................
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(3. đ)
 a
Hs chép đúng, chính xác những câu thơ còng lại:
1 đ
 b
 Tên của bài thơ trên là: Tiếng gà trưa. Tác giả là: Xuân Quỳnh. 
0.5đ
c
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 
0,5 đ
d
- Nhân vật trữ tình là Người cháu – anh chiến sĩ. 
- Ý nghĩa bài thơ:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
0.5 đ
0.5 đ
Câu 2
a.
 b.
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
- Điệp từ “ vì” -> Điệp ngữ cách quãng
- Đoạn văn:
+ Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị.
+ Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. 
(2.đ)
0,5đ
0,5đ
0.25đ
0.75 đ
Câu 3
1.Yêu cầu chung: 
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
 Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.
. Thân bài: (4,0 điểm)
Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô):
- Hình dáng, lời nói, cử chỉ... của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng.
- Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy.
- Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,...
- Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn.
. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô).
(5 đ)
0.5
4.0
0.5
Đề kiểm tra kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn - Đề 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
...
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
1) Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ nào?
2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
3) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”?
4) Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
5) Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm
Trình bày cảm nghĩ của em về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 - Đề 4
I. ĐỌC HIỂU
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt
0,5
2
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu...
0,5
3
Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”:
- Cục...cục tác cục ta
- Nghe...nghe...nghe
0,5
4
Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
0,5
5
Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
0,5
II. PHẦN LÀM VĂN
Nội dung
Điểm
Trình bày cảm nghĩ của em về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương.
Yêu cầu chung:
- HS biết vận dụng văn biểu cảm để biểu đạt tình cảm, cảm xúc về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương, qua đó nói lên tình cảm, trách nhiệm của bản thân với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương nói riêng, với quê hương nói chung.
- Học sinh lựa chọn 1 trong 3 đối tượng để phát biểu cảm nghĩ (đề mở).
- Biết cách biểu đạt tình cảm, biết cách viết bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần theo yêu cầu.
7,5
1. Mở bài:
- Giới thiệu về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em: đó là biểu tượng của quê hương đã gắn bó với bao thế hệ người dân quê em.
- Nêu khái quát những tình cảm em dành cho cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em: gắn bó với tuổi thơ, yêu mến, trân trọng...
(Khuyến khích sự sáng tạo trong phần mở bài của hs)
1,0
0,5
0,5
2. Thân bài:
+ Miêu tả cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em kết hợp phát biểu cảm nghĩ:
- Hình ảnh của cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em
- Cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương đối với cuộc sống của con người, đối với bản thân em...
- Vẻ đẹp của cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em vào những thời gian khác nhau...
+ Những kỉ niệm của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em; những ấn tượng không thể phai mờ, qua đó thể hiện sự gắn bó, thân thiết với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương...
+ Tình cảm của em, sự gắn bó của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương...
5,5
1,5
2,0
2,0
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương
- HS có thể liên hệ thực tế, nêu trách nhiệm của bản thân với quê hương 
 1,0
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_7_hoc_ky_i.doc