Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 7
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?
Chọn câu trả lời sai.
A. Vật phát ra ánh sáng. B. Vật phải được chiếu sáng.
C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng. D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.
Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng. C. Ngọn nến đang cháy. D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.
B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.
D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
Câu 4. Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:
A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. không song song, hội tụ hay phân kì.
Câu 5. Bóng tối là
A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.
B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. vùng tối sau vật cản. D. phần có màu đen trên màn.
Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là
A. vùng tối. B. vùng nửa tối.
C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối. D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.
Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:
Gương soi thường dùng có mặt gương là
A.mặt phẳng. B. nhẵn bóng C. mặt tạo ra ảnh. D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.
Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 15°.
Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 90°.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?
A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.
B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.
C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.
D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.
Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được
A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.
C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương. D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
Câu 12. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống.
Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt .
A. ngoài của một phần mặt cầu. B. trong của một phần cua mặt cầu. C. cong. D. lồi.
Câu 13. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
A. gương phẳng B. gương cầu lồi C. gương cầu lõm D. Tất cả đều đúng
Câu 14. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?
A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
C. Ở trước gương. D. Ở trước gương và nhìn vào vật.
KIỂM TRA 1 TIẾT I/ Trắc nghiệm: Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó? Chọn câu trả lời sai. A. Vật phát ra ánh sáng. B. Vật phải được chiếu sáng. C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng. D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa. Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng. C. Ngọn nến đang cháy. D. Cục than gỗ đang nóng đỏ. Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ. B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ. C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng. D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Câu 4. Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là chùm tia: A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. không song song, hội tụ hay phân kì. Câu 5. Bóng tối là A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới. B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. vùng tối sau vật cản. D. phần có màu đen trên màn. Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là A. vùng tối. B. vùng nửa tối. C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối. D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau. Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây: Gương soi thường dùng có mặt gương là A.mặt phẳng. B. nhẵn bóng C. mặt tạo ra ảnh. D. một mặt phẳng, nhẵn bóng. Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 15°. Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 90°. Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng? A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng. B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính. C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương. D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó. Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương. C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương. D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương. Câu 12. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt .. A. ngoài của một phần mặt cầu. B. trong của một phần cua mặt cầu. C. cong. D. lồi. Câu 13. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là: A. gương phẳng B. gương cầu lồi C. gương cầu lõm D. Tất cả đều đúng Câu 14. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu? A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt. B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương. C. Ở trước gương. D. Ở trước gương và nhìn vào vật. Câu 15. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. Gương cầu lõm có thể tạo ra: A .ảnh ảo, lớn hơn vật. B. ảnh thật. C. ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương. D. ảnh hứng được trên màn chắn. Câu 16. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? A. 44° B. 46° C. 88° D. 2° Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được. D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng. Câu 18. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng A. song song B. phân kì. C. hội tụ. D. bất kì. Câu 19. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây: Gương ..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song. A. cầu lõm B. nào cũng đều C. cầu lồi D. phẳng Câu 20. Chùm sáng nào dưới dây là chùm sáng phân kì? b. c. d. II/ Tự luận: Câu 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 2. Cho tia tới SI chiếu sáng hợp với mặt gương một góc 45° a/ Vẽ hình, vẽ tia phản xạ, vẽ chú thích lên hình. b/ Tính góc phản xạ. c/ Giữ nguyên phương tia tới SI. Muốn cho tia phản xạ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống ta phải quay gương như thế nào? Vẽ hình? Câu 3. Cho vật AB đặt trước gương phẳng (Hình 1). Vẽ ảnh của AB theo tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. B A Câu 4. Tại sao người ta lại đặt gương cầu lồi ở các khúc cua, những nơi có tầm nhìn hẹp ở trên đường phố? Gương đó có tác dụng gì? Câu 5. Khi quan sát ảnh của mình trong Hồ Gươm bạn Nam thắc mắc: Tại sao ảnh của mình cùng chiều với mình mà ảnh của Hồ Gươm lại bị lộn ngược? Tại sao vậy? Bằng kiến thức của mình hãy giải đáp thắc mắc trên của bạn Nam. Câu 6. Tia sáng là gì? Tia tới là gì? Tia phản xạ là gì? Câu 7. Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng? Kể tên? Nêu đặc điểm của chúng? Câu 8. Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng? Câu 9. Nhật thực là gì? Nhật thực xảy ra khi nào? Câu 10. Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? Câu 11. Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì? Câu 12. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_7.doc