Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kỳ I

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kỳ I

A/ PHẦN VĂN

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ SÔNG NÚI NƯỚC NAM

a/ Tác giả:

- Tác giả Lý Thường Kiệt

- Có công chống giặc Tống dưới triều Lý.

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta

- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

- Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép

2/ PHÒ GIÁ VỀ KINH

a/ Tác giả:

- Trần Quang Khải (1241 – 1294) là một võ tướng kiệt xuất, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

b/ Tác phẩm:

- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Sáng tác lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử.

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

 

docx 9 trang sontrang 8650
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
A/ PHẦN VĂN
I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
1/ SÔNG NÚI NƯỚC NAM
a/ Tác giả:
Tác giả Lý Thường Kiệt
Có công chống giặc Tống dưới triều Lý.
b/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
c/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta
Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép
2/ PHÒ GIÁ VỀ KINH
a/ Tác giả:
Trần Quang Khải (1241 – 1294) là một võ tướng kiệt xuất, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
b/ Tác phẩm:
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Sáng tác lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử.
c/ Ý nghĩa:
Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. 
3/ BÁNH TRÔI NƯỚC
a/ Tác giả:
Hồ Xuân Hương (? - ?) à được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm
Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở gần Tây Hồ, Hà Nội.
b/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm
c/ Ý nghĩa:
Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ; cách mở đầu quen thuộc "Thân em".
Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh đa nghĩa (Ẩn dụ).
4/ QUA ĐÈO NGANG
a/ Tác giả:
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX.
Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội. 
b/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
c/ Ý nghĩa:
 - Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
- Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình
Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm 
Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
5/ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
a/ Tác giả:
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Học giỏi -> Tam Nguyên Yên Đổ.
b/ Tác phẩm:
Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn đậm đà, thắm thiết, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và niềm vui khi bạn đến.
Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện 
Giọng thơ tự nhiên, hóm hỉnh.
6/ CẢNH KHUYA
a/ Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
b/ Tác phẩm:
Viết năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
c/ Ý nghĩa:
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
d/ Đắc sắc nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật điêu luyện
Phép so sánh, điệp ngữ đạt hiệu quả
Hình ảnh mang màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
7/ TIẾNG GÀ TRƯA
a/ Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
b/ Tác phẩm:
Được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" (1968) của Xuân Quỳnh
Thuộc thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn).
c/ Ý nghĩa:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
d/ Đắc sắc nghệ thuật:
Sử dụng hiệu quả điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về.
Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình.
II/ Học thuộc lòng thơ và Ghi nhớ các văn bản:
- Sông núi nước Nam
- Bánh trôi nước
- Qua Đèo Ngang
- Bạn đến chơi nhà
- Cảnh khuya
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT
I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:
1/ TỪ GHÉP
a/ Khái niệm:
Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). 
b/ Ý nghĩa:
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
2/ TỪ LÁY
a/ Khái niệm:
Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh).
Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
b/ Ý nghĩa:
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, 
3/ ĐẠI TỪ
a/ Khái niệm:
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, 
b/ Phân loại:
Đại từ dùng để trỏ:
Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, 
Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, 
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, 
Đại từ dùng để hỏi:
Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, 
Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, 
Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, 
4/ QUAN HỆ TỪ
a/ Khái niệm:
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
b/ Cách sử dụng:
Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)
Có một số quan hệ từ được dụng thành cặp
c/ Các lỗi thường gặp:
Thiếu quan hệ từ
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Thừa quan hệ từ
Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
5/ TỪ ĐỒNG NGHĨA
a/ Khái niệm:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
b/ Phân loại:
Từ đồng nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)
c/ Cách sử dụng:
Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
6/ TỪ TRÁI NGHĨA
a/ Khái niệm:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
b/ Cách sử dụng:
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
7/ ĐIỆP NGỮ
a/ Khái niệm:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
b/ Phân loại:
Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
II/ Làm bài tập
- Các bài tập ở SGK
- Bài tập đặt câu theo gợi ý
- Bài tập viết đoạn theo yêu cầu
C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN
I/ Các dạng văn biểu cảm:
1/ Biểu cảm về đồ vật
2/ Biểu cảm về một loài vật mà em yêu quý
3/ Biểu cảm về loài cây em yêu
4/ Biểu cảm về người thân.
II/ Dàn ý chung:
1/ Dàn ý chung biểu cảm về một đồ vật:
Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích
Thân bài: 
Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật )
Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thế nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm
Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tặng è Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy
Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)
Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em.
Các đối tượng biểu cảm:
Cuốn sách
Cây bút
Búp bê
Đồng hồ
2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:
Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích
Thân bài:
Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhà em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích, ghét ra sao?)
Lông, mặt, tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của nó?
Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à kỉ niệm gắn bó với em (Tên phải có ý nghĩa với em).
Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn như thế nào? 
è Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết
Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tặng) à Tình cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?
Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của nó.
Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?
3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:
Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích (Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau).
Thân bài:
+ Biểu cảm về:
Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?
Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)
Loài cây là biểu tượng gì?
Loài cây gợi cho em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?
Càm giác của em khi: ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, của nó với cuộc sống hằng ngày?
Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em
Lưu ý:
Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự, sau đó từ miêu tả và tự sự học sinh sẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình.
Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, ) tùy theo đối tượng biểu cảm.
Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ.
Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em
4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:
Mở bài: - Bắt đầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát
Cảm nghĩ của em về người cần được biểu cảm.
Thân bài:
Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả về cha, mẹ là chủ yếu)
Biểu cảm về một nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa à nay è Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng.
Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)
Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không còn bên em nữa...
Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào.
Kết bài: Khẳng định tình cảm của em dành cho người ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_7_hoc_ky_i.docx