Kế hoạch dạy học Ngữ văn 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thu Hằng

Kế hoạch dạy học Ngữ văn 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thu Hằng

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

- Biết vận dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

- Hiểu được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.

- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.

2. Kĩ năng

- Rèn cho các em kỹ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người.

- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.

3. Thái độ

Giáo dục hs ý thức vận dụng thực hành, chuẩn bị bài chu đáo cho tiết luyện nói

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tao, phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong quá trình viết văn biểu cảm.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Năng lực giao tiếp: trình bày những cách biểu cảm, cách tìm ý, lập dàn ý của bản thân trong quá trình trình bày văn nói biểu cảm.

- Năng lực ra quyết định: mạnh dạn lựa chọn những cách biểu cảm đã học để trình bày văn nói biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2310
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Ngữ văn 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/2021
Ngày trả bài: 02/11/2021
Tiết 33.
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Đánh giá khả năng tiếp thu và kiến thức của học sinh qua kiểm tra văn theo yêu cầu.
- Củng cố lại những kiến thức tổng hợp đã học về bộ môn và đặc biệt là kiến thức về văn biểu cảm. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề, vận dụng kiến thức làm bài; kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh; kĩ năng làm một bài kiểm tra văn với dạng đề biểu cảm về người thân.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức tự sữa chữa những lỗi về diễn đạt về chính tả và câu chữ, ý thức trung thực khi làm bài 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Nhận thức được mức độ kiến thức của bản thân thông qua kết quả bài làm, qua nhận xét của giáo viên. Đánh giá đúng giá trị của bài văn.
- Giao tiếp: lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân khi nhận xét bài của bạn trong lớp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV chấm bài và nhận xét bài làm của từng học sinh một cách cụ thể.
- HS xem lại đề ra và làm lại bài.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1. Mở đầu.
- GV chiếu đề lên bảng – HS xác định yêu cầu của đề ra.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
- GV chiếu đáp án và biểu chấm lên bảng.
- HS theo dõi đáp án và biểu chấm
I. Đáp án và biểu chấm: 
(Có ở tiết kiểm tra)
II. Nhận xét bài làm của HS:
1. Ưu điểm: 
* Về nội dung: Đa số HS đã xác định được yêu cầu của đề ra. Vì vậy, bài làm đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Phần đọc hiểu: + Chép chính xác bài thơ.
+ Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả, thể thơ.
+ Chỉ ra và giải thích được ý nghĩa của các từ láy.
+ Xác định được thời điểm được nói đến trong bài thơ và ý nghĩa của thời điểm đó.
- Phần làm văn:
+ Xác định được kiểu bài biểu cảm và đối tượng biểu cảm mà đề ra yêu cầu.
+ Viết đúng bố cục của bài văn biểu cảm, viết đúng bố cục và bài viết khá mạch lạc, rõ ý.
+ Nhiều bài viết có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc.
* Về hình thức:
+ Bài làm của nhiều em khá mạch lạc.
+ Một số bài làm diễn đạt khá tốt, cảm xúc chân thành: Thảo Nguyên 7D, Linh Đan 7E
+ Một số bài chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ: Thảo Nguyên 7D, Gia Hân 7E, Thục Nhi 7E
2. Tồn tại:
* Về nội dung: 
- Phần đọc – hiểu: Vẫn còn nhiều em chưa nắm được kiến thức cơ bản như: chưa thuộc bài thơ, nhớ sai tên tác giả; xác định sai từ láy, giải thích gộp ý nghĩa của, chưa hiểu được ý nghĩa đặc biệt của khoảng thời gian nghệ thuật trong bài thơ. Cụ thể: Nhật Hùng, Nhật Hào, Tiến Cương, Huỳnh Anh, Văn Quân, Nhân Thiện, Tiến Bảo, Quỳnh Trâm (7D) Hoàng Hiệp 7E.
- Phần làm văn: Nhiều em chưa biết viết bài, chưa có cảm xúc, sa vào văn tự sự hoặc miêu tả. Thậm chí có những bài chưa có nội dung: Nhật Hào, Nhật Hùng, Văn Quân, HuỳnhAnh, Thu Hương 7D 
* Về hình thức: Nhiều em chữ xấu, cẩu thả, sai lỗi chính tả, tẩy xóa nhiều. Đặc biệt có 1 số em sử dụng tài liệu nên bài làm giống nhau: Minh Đức, Hoàng Hải, Huy Hoàng 
Nhật Long sử dụng nhiều loại mực đan xen khi làm bài.
- Đọc bài làm tốt: Thảo Nguyên 7D.
- Đọc bài làm yếu: Huỳnh Anh 7D
- GV trả bài – HS đối chiếu bài làm của mình với đáp án và tự chữa lỗi.
Hoạt động 3. Luyện tập- vận dụng:
- HS trao đổi bài của nhau để đọc và tự rút ra cho mình những chỗ sai sót cụ thể nhất và sửa chữa cũng như học tập, rút kinh nghiệm.
- Về nhà làm lại bài vào vở bài tập.
Ngày soạn: 31/10/2021
Ngày dạy: 01/11/2021
Tiết 34.
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM.
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Biết vận dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Hiểu được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Rèn cho các em kỹ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ
Giáo dục hs ý thức vận dụng thực hành, chuẩn bị bài chu đáo cho tiết luyện nói
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tao, phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong quá trình viết văn biểu cảm.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Năng lực giao tiếp: trình bày những cách biểu cảm, cách tìm ý, lập dàn ý của bản thân trong quá trình trình bày văn nói biểu cảm.
- Năng lực ra quyết định: mạnh dạn lựa chọn những cách biểu cảm đã học để trình bày văn nói biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
2. Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Mở đầu:
Câu hỏi: Em hãy nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm?
* Yêu cầu: Mỗi ý trả lời đúng được 2.5 điểm.
Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
4. Quan sát và suy ngẫm.
 GV: Chiếu cho học sinh video Giáo dục kĩ năng sống chuyên đề “Lòng biết ơn cha mẹ” của thầy Nguyễn Thành Nhân
Sau đó hỏi học sinh cảm xúc của em khi nghe thầy Nhân nói?
- Gv dẫn dắt: Để khơi gợi được sự xúc động trong các em, thầy Nhân đã có cách nói rất truyền cảm, sâu sắc. Làm được như vậy, ngoài năng khiếu ra thì thầy đã phải rèn luyện kĩ năng diễn đạt/ nói trước đám đông rất nhiều. Các em ngồi ở đây, sau này chắc chắn sẽ có người làm giáo viên, bác sĩ, ca sĩ, dẫn chương trình, thậm chí làm Thủ tưởng, làm Chủ tịch nước...vậy thì việc đầu tiên mà các em cần phải làm là luyện nói thật trôi chảy, rõ ràng và hấp dẫn. Bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người sẽ giúp các em có kĩ năng này.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
- GV chiếu đoạn văn mẫu – HS đọc.
- GV nêu câu hỏi – HS thảo luận theo nhóm bàn.
+ Đây là một văn bản biểu cảm, hãy xác định đối tượng biểu cảm? (người bố)
+ Để làm rõ đối tượng biểu cảm, người viết dùng phương thức nào?
- Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn?
- Tác giả có cảm nghĩ như thế nào về đối tượng miêu tả?
- Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm có được biểu lộ hay không?
- Đoạn văn trên miêu tả và tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết, tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
GV: Vậy muốn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với con người và sự vật xung quanh thì chúng ta cần kết hợp sử dụng những phương pháp nào?
- GV: Yếu tố tự sự trong đoạn văn nhằm mục đích kể chuyện cụ thể các sự việc về bố, yếu tố miêu tả nhằm tái hiện hình ảnh bố. Em có đồng ý không?
- GV: Vậy theo em , trong văn bản biểu cảm, vai trò của tự sự và miêu tả có giống trong văn kể chuyện và miêu tả không?
I. Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
1. Tìm hiểu ví dụ:
* Đoạn trích "Tuổi thơ im lặng"
- Yếu tố miêu tả, tự sự có tác dụng:
+ Hình dung về bố và những vất vả.
+ Gửi gắm tình cảm thương bố, tạo đồng cảm.
-> Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm được sử dụng kết hợp ở mức độ khác nhau.
-> Tự sự miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối
- Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
2. Kết luận: Ghi nhớ (Sgk)
- GV chiếu các đề bài sgk và giới thiệu với HS các đề văn biểu cảm.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài GV đã cho chuẩn bị. Chia HS theo nhóm tổ thảo luận, thống nhất dàn bài.
- Thảo luận, đại diện các nhóm trình bày dàn bài để thống nhất một dàn bài hoàn chỉnh, các nhóm khác bổ sung, sửa chữa.
- GV gợi ý cho HS các mẫu chung của bài luyện nói.
- GV lưu ý HS :
+ Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ý: ý 1, ý 2...
+ Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì: Tình cảm phải chân thành, từ ngữ phải chính xác trong sáng, bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ.
 GV: Em hãy nhắc lại yêu cầu trình bày của bài luyện nói trước lớp?
- HS: Nhắc lại yêu cầu khi trình bày:
+ Vị trí đứng nói phù hợp.
+ Ngữ điệu nói phù hợp với tâm trạng, cảm xúc cần biểu lộ.
+ Nội dung lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Mở đầu có thưa gửi, kết thúc có cảm ơn.
- Với HS lắng nghe:
+ Nghe, lĩnh hội được phần trình bày văn nói biểu cảm của bạn.
+ Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn sau khi nghe.
- Trên cơ sở đã chuẩn bị, các nhóm thảo luận, thống nhất dàn ý và cử đại diện trình bày. 
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV bổ sung đánh giá ưu, khuyết điểm.
+ Sơ kết giờ luyện nói về nội dung, tinh thần.
2. Yêu cầu
- Thể loại: Biểu cảm.
- Đối tượng: Thầy, cô giáo.
- Hình ảnh ẩn dụ: “người lái đò”, “cập bến”: Vai trò và công lao của người thầy với học trò.
- Hình thức: Bố cục 3 phần, các ý phải được sắp xếp hợp lí, lời văn miêu tả rõ ràng, trong sáng, diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, diễn cảm.
II. Luyện nói văn biểu cảm:
1. Luyện nói theo nhóm:
- Đề bài
Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
a. Mở bài:
- Nêu được đối tượng biểu cảm.
- Cảm xúc chung đối với đối tượng.
VD: Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô ( có thể nhân ngày 20-11; nhớ về một kỷ niệm)
b. Thân bài:
- Hồi tưởng về thầy, cô giáo: nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy cô -> nêu cảm xúc.
- Suy nghĩ về hiện tại:
+ Thầy cô dạy hết lớp HS này đến lớp HS khác như chở những chuyến đò. “Người lái đò”- người thầy đã đưa biết bao học sinh “cập bến” tương lai. Bao thế hệ HS đã trưởng thành.
+ Vai trò của người thầy rất lớn đến sự trưởng thành của mỗi người, đến sự phát triển của xã hội.
+ Nhớ mãi hình ảnh thầy cô.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm với đối tượng.
(Niềm mong ước, những suy nghĩ về đối tượng) 
- Kính trọng và biết ơn thầy cô, nguyện ra sức học tập
2. Thực hành luyện nói trước lớp:
- GV: Chọn một nội dung em tâm đắc nhất trong phần dàn bài, luyện nói cùng bạn ngồi cạnh và nhận xét chéo phần trình bày đó?
Hoạt động 3. Luyện tập:
Hoạt động 4. Vận dụng:
- Từ dàn ý bài nói, em hãy chuyển thành bài viết hoàn chỉnh cho đề bài trên.
- Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn chỉnh đề bài trên, luyện nói ở nhà với các bạn hoặc người thân.
- Đọc tài liệu tham khảo.
* Đối với bài mới: Soạn bài Cảnh khuya.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_ngu_van_7_tiet_3334_nam_hoc_2021_2022_pham.docx