Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

 A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

 B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

 C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

 D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 2. Cọ xát hai thanh thủy tinh giống nhau với mảnh lụa và đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra:

 A. Chúng đẩy nhau. B. Chúng hút nhau

 C. Không xảy ra hiện tượng gì. D. Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.

Câu 3. Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng:

 A. Đẩy hoặc hút vật nhẹ khác B. Hút các vật nhẹ khác

 C. Đẩy các vật nhẹ khác D. Không đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác

Câu 4. Tác dụng làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch muối đồng sunfat là tác dụng gì của dòng điện?

 A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng từ

 C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng nhiệt

Câu 5. Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do?

 A. Một đoạn dây nhôm. B. Một đoạn dây đồng.

 C. Một đoạn dây nhựa. D. Một đoạn dây thép.

Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

 A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc

 C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước

 

 

docx 6 trang bachkq715 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PTDTNT THCS
HUYỆN VĂN YÊN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: Vật lí 7
(Thời gian 45 phút)
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Nhiễm điện do cọ xát
- Nhận biết được vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
- Giải thích được hiện tượng bụi bám vào gương soi khi lau bằng vải khô
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
2
1,5đ
15%
2. Hai loại điện tích
- Nắm được sự tương tác giữa hai loại điện tích
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
3.Dòng điện. Nguồn điện
- Nhận biết được khái niệm dòng điện
- Chỉ ra được dụng cụ không phải nguồn điện.
- Dựa vào sơ đồ để đóng, ngắt mạch cho đèn sáng. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
3
2đ
20%
4. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại
- Nêu được khái niệm vật dẫn điện , vật cách điện và lấy được ví dụ minh họa
- Tìm ra được sự tồn tại của các electron trong kim loại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
0,5đ
5%
2
2,5đ
25%
5. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
Vẽ được sơ đồ và xác định chiều dòng điện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
2đ
20%
6. Các tác dụng của dòng điện.
- Nhận biết được các tác dụng của dòng điện đã học
- Nhận biết được tác dụng hóa học của dòng điện.
- Chỉ ra được dụng cụ không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1đ
10%
1
0,5đ
5%
3
1,5đ
15%
Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
5
4đ
40%
5
3đ
30%
1
2đ
20%
1
1đ
10%
12
10đ
100%
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PTDTNT THCS
HUYỆN VĂN YÊN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: Vật lí 7
(Thời gian 45 phút)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
	A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
	B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
	C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
	D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 2. Cọ xát hai thanh thủy tinh giống nhau với mảnh lụa và đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra:
	A. Chúng đẩy nhau.	B. Chúng hút nhau
	C. Không xảy ra hiện tượng gì.	D. Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.
Câu 3. Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng:
	A. Đẩy hoặc hút vật nhẹ khác	B. Hút các vật nhẹ khác
	C. Đẩy các vật nhẹ khác 	D. Không đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác
Câu 4. Tác dụng làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch muối đồng sunfat là tác dụng gì của dòng điện?
	A. Tác dụng hóa học	B. Tác dụng từ 
	C. Tác dụng sinh lí	D. Tác dụng nhiệt
Câu 5. Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do?
	A. Một đoạn dây nhôm.	B. Một đoạn dây đồng. 
	C. Một đoạn dây nhựa.	D. Một đoạn dây thép.
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
	A. Bàn là điện	B. Máy sấy tóc
	C. Đèn LED	D. Ấm điện đang đun nước
Câu 7. Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
	A. Pin	B. Acquy	C. Máy nổ	D. Bóng đèn
Câu 8. Các tác dụng của dòng điện đã học:
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
B. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
C. Tác phát sáng, tác dụng phát ra âm thanh, tác dụng từ, tác dụng hóa học.
D. Tác dụng hóa học, tác phát sáng, tác dụng phát ra âm thanh, tác dụng từ.
PHẦN II . TỰ LUẬN (6 điểm).	
Câu 9 ( 2 điểm): Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ba ví dụ minh họa cho mỗi loại?
Câu 10 (1 điểm): Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng?
Câu 11 (2 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện. 
Câu 12 (1 điểm): Theo sơ đồ ( là các đèn), phải đóng mở các công tắc K1, K2, K3 như thế nào để: 
	a) Cả 3 đèn đều sáng.
	b) Chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng
---------------(Hết)--------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PTDTNT THCS
HUYỆN VĂN YÊN
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: Vật lí 7
(Thời gian 45 phút)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
A
C
C
D
A
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
9
(2 điểm)
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện được gọi là vật liệu dẫn điện thường được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. VD: Đồng, nhôm, sắt
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện được gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. VD: Nhựa, sứ, cao su
1đ
1đ
10
(1 điểm)
Khi lau chùi gương soi bằng khăn bông khô chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải
1đ
11
(2 điểm)
Đ
K
+ -
2đ
12
(1điểm)
 a) Để cả 3 đèn cùng sáng thì K1,K2,K3 đóng
b) Để chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng thì K1,K2 đóng, K3 mở.
0,5đ
0,5đ
DUYỆT CỦA BGH
Lê Thị Quỳnh Nga
DUYỆT CỦA TTCM
Nguyễn Thị San
NGƯỜI RA ĐỀ
Trần Thị Thu Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_vat_ly_lop_7_de_so_2_nam_hoc_2020_20.docx