Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: (2.0 điểm) Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ

“Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.”

Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn trích trên tác giả muốn giử gắm đến người đọc điều gì?

 

docx 3 trang bachkq715 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới dây và trả lời câu hỏi:
“Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.”
 (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của đoạn trích trên?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 3: (2.0 điểm) Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ
“Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.”
Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn trích trên tác giả muốn giử gắm đến người đọc điều gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) 
Câu 1: (4.0 điểm) Cho câu chuyện sau:
 Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.
(Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1990)
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cô bé trong đoạn trích trên 
Câu 2: (10.0 điểm) Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn thế kỉ XVIII –
nửa đầu thế kỉ XIX), có ý kiến cho rằng:
“Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này là
tình cảm nhân đạo sâu sắc, thấm thía”.
Qua hai văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Sau phút chia li (Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------HẾT------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần 
Câu 
Yêu cầu cần đạt
Điểm 
I
ĐỌC HIỂU
1
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
-Thể thơ: bảy chữ (thất ngôn)
0.5
0.5
2
-Nội dung chính: 
 +Là lời cảm ơn của người con đối với mẹ của mình
 +Nêu lên những nỗi vất vả cực nhọc máu thịt hi sinh vì đứa con
0.5
0.5
3
-Biện pháp tu từ điệp ngữ “Mẹ”
-Tác dụng:
 +Nhấn mạnh được những nỗi hi sinh mọi điều của mẹ chỉ được đổi lấy sự êm đềm hạnh phúc cho con
 +Tấm lòng yêu thương hiếu thảo của tác giả đối với mẹ của mình ca ngợi người mẹ cũng như muốn cảm ơn người mẹ
1.0
0.5
0.5
4
-Qua đoạn văn trên tác giả nuốn nói với chúng ta:
+Sự hi sinh của người mẹ đối với con
+Khuyên những bậc làm con phải biết nói lời cảm ơn báo hiếu đền đáp lại những công lao nỗi khổ tâm hi sinh cực nhọc của đấng sinh thành
1.0
1.0
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
14.0
1
a, Đảm bảo hình thức một đoạn văn có mở đoạn thân đoạn và kết đoạn
b, Xác định đúng nội dung đoạn văn: Trình bày cảm nhận về hình ảnh cô bé trong đoạn trích
0.25
0.25
c, Yêu cầu cụ thể:
*Học sinh có thể viết theo định hướng sau:
 *Hình ảnh cô bé:
 -Là một người con hiếu thảo yêu thương mẹ, một người con có tấm lòng trong sáng lương thiện bao la và nhân hậu đã rung động đến lòng Phật
 -Tấm lòng kiên trì dũng cảm của cô bé mặc cho nguy hiểm trên con đường tìm thốc mặc cho gian nan trở ngại khó khăn tấm lòng hiếu thảo của cô bé dã chiến thắng tất cả
 -Cặp từ hô ứng trong câu nói của Phật đã khiến cô bé dường như đang bâng khuâng không biết làm gì để có thể khiến mẹ sống được lâu hơn
 -Nhưng nhờ sự thông minh lanh nhẹ và tấm lòng kiên trì dũng cảm đã khiến cô bé chiến thắng tất cả nghĩa ra cách để mẹ sống được lâu hơn quả là một cách báo hiếu thuyệt vời “Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ”(phân tích cảm nhận)
 -Hành động của cô bé cũng đã làm nên tên tuổi cho loài hoa cúc Liêu Chi có lẽ đây là một loài hoa trong sáng tinh khiết nhất cho những tấm lòng hiếu thảo báo hiếu của mỗi người
d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc thật sự ý nghĩa
e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
2
a, Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận có mở bài thân bài và kết bài
b, Xác định đúng nội dung bài văn
0.5
0.5
c, Yêu cầu cụ thể:
*Học sinh có thể viết theo định hướng sau:
I/ Giải thích ý kiến
- Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam. 
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII dén nửa đầu thế kỉ XIX. 
-Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau phút chia li” của Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm
 - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. b+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ thôn quê (Dẫn chứng). 
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã hội đầy rối ren, li loạn:
 + Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn chứng) 
 + Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng). 
 - Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo phong kiến. - Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng). 
- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng). 
- Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến. 
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ. (Dẫn chứng). 
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên vui. (Dẫn chứng).
d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, lập luận thuyết phục
e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả
9.0
4.5
4.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_202.docx