Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Viết Hà

Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Viết Hà

I. MỤC ĐÍCH:

Đánh giá năng lực cảm nhận môn Ngữ Văn (giữa kì 1) của học sinh lớp 6 THCS. Đề thi có mục đích đánh giá các năng lực cụ thể sau:

- Năng lực đọc hiểu văn bản:

+ Nhận biết kiểu loại của văn bản;

+ Xác định được yếu tố chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật được sử dụng trong văn bản;

+ Biết tiếp nhận, đánh giá, giải thích (làm rõ) được ý nghĩa của một vấn đề, khái niệm, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung trong văn bản;

+ Biết vận dụng hiểu biết từ văn bản và kinh nghiệm cá nhân để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung văn bản.

-Năng lực tiếp thu kiến thức và năng lực sử dụng Tiếng Việt.

- Năng lực tạo lập văn bản.

+ Biết tạo lập văn bản tự sự để trình bày suy nghĩ và cảm thụ mang tính thẩm mĩ của bản thân học sinh về một vấn đề.

+ Từ đó biết đánh giá, nhận xét sâu sắc về một khía cạnh, vấn đề.

- Đánh giá, xếp loại giữa kỳ I của học sinh lớp 6 THCS và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình Dạy – học môn Ngữ văn lớp 6 trong nhà trường phổ thông để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

 

docx 8 trang bachkq715 5300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Viết Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
TỔ NGỮ VĂN - CNPV
ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian: 90 phút
I. MỤC ĐÍCH:
Đánh giá năng lực cảm nhận môn Ngữ Văn (giữa kì 1) của học sinh lớp 6 THCS. Đề thi có mục đích đánh giá các năng lực cụ thể sau:
- Năng lực đọc hiểu văn bản:
+ Nhận biết kiểu loại của văn bản;
+ Xác định được yếu tố chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật được sử dụng trong văn bản;
+ Biết tiếp nhận, đánh giá, giải thích (làm rõ) được ý nghĩa của một vấn đề, khái niệm, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung trong văn bản;
+ Biết vận dụng hiểu biết từ văn bản và kinh nghiệm cá nhân để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung văn bản.
-Năng lực tiếp thu kiến thức và năng lực sử dụng Tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản. 
+ Biết tạo lập văn bản tự sự để trình bày suy nghĩ và cảm thụ mang tính thẩm mĩ của bản thân học sinh về một vấn đề.
+ Từ đó biết đánh giá, nhận xét sâu sắc về một khía cạnh, vấn đề.
- Đánh giá, xếp loại giữa kỳ I của học sinh lớp 6 THCS và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình Dạy – học môn Ngữ văn lớp 6 trong nhà trường phổ thông để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu kiến thức:
- Có hiểu biết về kiểu văn bản, hình thức, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Kể về người thân. 
2. Mục tiêu kỹ năng:
- Kỹ năng Đọc – hiểu để nắm bắt các vấn đề thuộc hình thức, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một văn bản;
- Kỹ năng tạo lập văn tự sự.
3. Mục tiêu thái độ:
- Ý thức tự rèn luyện cách trình bày văn bản một cách khoa học, nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
- Giáo dục kĩ năng sống:
+ Yêu người thân, cuộc sống
4. Mục tiêu năng lực:
+ Năng lực Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại;
+ Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản;
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản;
+ Năng lực tạo lập văn bản; 
+ Năng lực so sánh; đánh giá, bày tỏ quan điểm, ý kiến về các vấn đề 
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA, HÌNH THỨC CHẤM: 
- Tự luận 100%.
- Thời gian kiểm tra: 90 phút.
- Không sử dụng tài liệu.
- Chấm điểm bằng hình thức định lượng.
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Tổng số
Vận dụng
Vận dụng cao
Phần I. Đọc - hiểu 
Ngữ liệu:
- Số lượng: 01 văn bản (đoạn trích): Văn bản tự sự
- lựa chọn ngữ liệu:
+ Văn bản có độ dài khoảng 200 từ
+Độ khó:Tương đương với các văn bản được học chính thức trong chương trìnhlớp 6 THCS
- Nhận diện được tên tác phẩm và thể loai được sử dụng trong văn bản.
- Xác định từ phức.
Vận dụng hiểu biết từ văn bản trên để trình bày theo sự hiểu biết của bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
 5%
1
0.5
 5%
2
2.0
20%
0
4
3.0
30%
Phần II. Làm văn Câu 1: Tạo lập đoạn văn biểu cảm
- Kiểu bài: Cảm nghĩ về nhân vật
-Hình thức: đoạn văn
-Phạm vi: vấn đề biểu cảm được lấy từ văn bản đọc hiểu trong đề
Câu 2: Tạo lập văn bản tự sự
- Kiểu bài: Tự sự.
-Hình thức: bài văn
-Phạm vi: Kiểu bài tự sự trong chương trình văn 6 THCS
Viết đoạn văn biểu cảm .
Em hãy viết một bài văn kể về người thân của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị .)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0
0
0
2
7.0
70%
2
7.0
70%
Tổng:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
 5%
2
1.5
15%
1
1,0
10%
2
7.0
70%
6
10,0
100%
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
TỔ NGỮ VĂN - CNPV
ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian: 90 phút
(Đề thi gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
	(Ngữ văn 6, tập 1)
Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thể loại là gì? (0.5 điểm)
Tìm hai từ phức trong câu văn sau: “Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự” (0.5 điểm)
Nếu em là Thạch Sanh, em có tha chết cho mẹ con Lý Thông không? Vì sao? (1.0 điểm)
Đoạn trích nói lên phẩm chất tốt đẹp gì của Thạch Sanh nói riêng và con người nói chung?(1.0 điểm)
II.PHÂN LÀM VĂN:( 7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh.(Truyện cổ tích Thạch Sanh)
Câu 2:(5.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể về người thân của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị .)
HẾT - 
 B. Đề và đáp án:
Câu hỏi
 Đáp án và biểu điểm 
Điểm
Câu 1
Văn bản: Thạch Sanh
 Thể loại: Truyện cổ tích.
Hai từ phức: Mọi người, mới hiểu
(có thể là hai từ khác, miễn sao hợp lí)
 c. Có thể học sinh trả lời là: tha chết cho mẹ con Lý Thông hoặc không tha tội chết cho mẹ con Lý Thông. Giải thích hợp lí là đạt điểm tối đa.
 d. Nói lên phẩm chất tốt đẹp: Sống tình nghĩa.
0.5
0.5
1.0
1.0
Câu 2
Đúng hình thức đoạn văn. (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).
Xác định đúng nội dung chủ đề trình bày trong đoạn văn. ( chủ đề về tình cảm trong gia đình).
Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý có thể theo các ý sau:
Giới thiệu về nhân vật.
Khẳng định tài năng, lòng dũng cảm, phẩm chất thật thà, tình nghĩa và yêu chuộng hòa bình của nhân vật.
Tình cảm của em và bài học cho bản thân.
 * Lưu ý HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện đúng nội dung.
0.25
1.75
Câu 3
TẬP LÀM VĂN ( 5.0 điểm)
Từ thể loại của bài văn tự sự học sinh viết một bài văn kể về một người thân mà mình yêu quý nhất
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu về người thân của mình; Thân bài: kể những sự việc, thể hiện tính cách của người thân và bộc lộ tình cảm của mình; Kết bài: những cảm xúc và suy nghĩ đối với người thân.
0.25
b. Xác định đúng nội dung: Kể những nét tiêu biểu, nổi bật, ấn tượng về người thân. 
0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung theo trình tự (thứ tự kể)
- Xác định đúng ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất
4.0
Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về người mình kể. Lí do vì sao mình kể người ấy.
- Giới thiệu về ngoại hình, tính cách người đó( những nét tiêu biểu, gây ấn tượng, nói đúng bản chất nhân vật)
- Chọn kể những kỉ niệm sâu sắc, không thể nào quên về người đó hoặc những kỉ niệm giữa người đó với em
- Niềm tự hào về người đó
- Là tấm gương sáng để mình noi theo.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của em về người đó: yêu quý, kính trọng, nhớ ơn, không quên, mong người đó luôn gặp nhiều may mắn.
d. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Lời kể mạch lạc, trong sáng
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ
0.25
Tổng điểm
10.0
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
	GVBM
 NGUYỄN VIẾT HÀ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_nguyen_viet.docx