Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Âu Cơ

Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Âu Cơ

Câu 2( 5,0 điểm): Đọc mẩu chuyện sau:

"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là.

 Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là.

- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào."

 

docx 10 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Âu Cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ÂU CƠ ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
	 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 7
(Đề kiểm tra gồm 01 trang) NĂM HỌC 2020 – 2021
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) 
	 Câu 1( 5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trên ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
 (Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết )
Câu 2( 5,0 điểm): Đọc mẩu chuyện sau:
"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào..."
 (Quà tặng cuộc sống)
 Bằng một đoạn văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 3( 10,0 điểm): Bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân có câu :
 “Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ
 Sẽ không lớn nổi thành người.”
 Từ các câu thơ trên , hãy phát biểu cảm nghĩ về quê hương thân yêu của em.
 Hết.
TRƯỜNG THCS ÂU CƠ	ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
	Môn: NGỮ VĂN – LỚP 7
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) 
	¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(5,0 đ)
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
 2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có những cảm nhận khác nhau về đoạn thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
* Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ:
+ So sánh: Sương trắng ....như giọt sữa
+ Nhân hóa: Núi - uốn mình, đồi - thoa son, ôm ấp, nhảy, nằm 
- Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, son (đỏ).
- Sử dụng phương thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc....
* Về nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua nghệ thuật so sánh sương trắng như giọt sữa, gợi sự ngọt ngào tinh khiết, thơm mát của những giọt sương mùa xuân.
+ Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng tía trên ruộng lúa như đứa trẻ tinh nghịch, nhí nhảnh reo vui. 
+ Dưới ánh ban mai, núi đồi như cô thiếu nữ được thoa một lớp son rực rỡ, làm duyên làm dáng khoác trên mình tấm áo xanh của ngàn cây trong dáng vẻ thướt tha điệu đà muốn hòa vào dòng người đi chợ tết.
-> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, tươi tắn, có hồn , đầy sức sống , gợi lên cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sang mùa xuân tươi đẹp. 
- Thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết của nhà thơ..
- Cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ: xao xuyến trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, thêm yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước.
Lưu ý: Trong quá trình cảm nhận, HS cần lồng nghệ thuật với nội dung, các em có thể có những phát hiện mới lạ song cần phù hợp với nội dung nghệ thuật của đoạn thơ. Giáo viên cần trân trọng những sáng tạo trong bài làm của học sinh.
 0,25đ
 0,25đ
 0,25đ
 0,25đ
 2,0đ
 1,0đ
 1,0đ
Câu 2
(5,0 đ)
+ Tóm tắt nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học trò cũ và thầy giáo già.
- Qua đó, câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng.
+ Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ:
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. 
- Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
- Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội.
+ Bài học cho bản thân về lòng biết ơn:
- Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất.
 1,0đ
 2,0đ
2,0đ
Câu 3
(10,0đ)
Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: 
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt: văn biểu cảm
- HS có kĩ năng quan sát, liên tưởng trong văn biểu cảm nhằm bộc lộ cảm xúc về quê hương.
- Biết cách biểu cảm hợp lí, cảm xúc chân thành.
- Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc.
- HS có kĩ năng diễn đạt, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn và viết bài văn biểu cảm theo bố cục đầy đủ 3 phần.
2. Về nội dung: Biểu cảm về quê hương thân yêu của em.
- Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật, đáng chú ý của quê hương về cảnh vật, không khí, sản vật, con người 
- Biểu cảm về những kỉ niệm đáng nhớ giữa em đối với quê hương.
Yêu cầu cụ thể:
Bài làm của học sinh có những cách kết cấu khác nhau nhưng cần đạt được những ý lớn sau:
I) Mở bài:
- Dẫn dắt bằng một đoạn trong bài thơ có nội dung về quê hương (Bài "Quê hương" - Đỗ Trung Quân)
- Tình cảm của em đối với quê hương: Quê hương em ở đâu? Lí do em yêu? Vai trò của quê hương đối với em?
II) Thân bài:
1) Định nghĩa về quê hương theo cách hiểu của bản thân: 
Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, là nơi ta chập chứng bước những bước đầu tiên.
Là nơi có gia đình của ta, có những bạn bè, hàng xóm, mái trường với biết bao kỉ niệm.
Là nơi dù đi đến đâu ta cũng muốn quay về.
2) Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật, đáng chú ý của quê hương:
Quê hương em ở đâu, nơi đó là đồng bằng hay vùng núi, là nông thôn hay thành thị.
Cảm nghĩ những đặc trưng tiêu biểu của quê em về địa lí, lịch sử
+ Ví dụ: quê em là vùng đất trải dài theo con sông Cửu Long bốn mùa nước ngọt. Chẳng ai trong xóm em nhớ rõ người đầu tiên đã đặt chân lên vùng đất này và ghi những cái tên địa danh quen thuộc mà em vẫn nằm lòng. Chỉ biết rằng bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống vì cuộc sống ấm no hôm nay .
+ Ba kể ngày xưa quê em chỉ là một vùng đồng bằng trù phú, nhiều cây trái nhưng đất nước càng phát triển, đô thị mọc lên và quê em giờ đây cũng là một thành phố lớn .
Cảm nghĩ về thiên nhiên, phong cảnh nơi em sống (chọn những nét tiêu biểu cho mỗi địa phương, ví dụ biểu cảm về thành thị thì rực rỡ ánh đèn, đường phố ngày rộng lớn, những khu vui chơi Biểu cảm về nông thôn thì chọn loài cây, dòng sông, địa danh nổi tiếng 
Cảm nghĩ về con người và lối sống của người dân quê em:
+ Tính cách chân thành, hiếu khách, hào sảng của người Nam Bộ.
+ Sự cần cù, tiết kiệm, giỏi giang của người miền Trung.
+ Cảm nghĩ về tình làng nghĩa xóm của mọi người quê em.
3) Cảm nghĩ về vai trò, vị trí của quê hương đối với bản thân em:
+ Nhớ những kỉ niệm tuổi học trò gắn với từng địa điểm, từng gương mặt quen thuộc.
+ Quê hương đã dạy em bài học làm người phải trọng nghĩa tình, sống biết trước, biết sau.
III) Kết bài :
Biểu cảm trực tiếp về tình cảm mà em dành cho quê mình. Nguồn động lực mà quê hương đã mang lại cho em suốt cuộc hành trình vươn đến tương lai cùng mong ước và hứa hẹn.
1,0đ
1,0đ
4,0đ
3,0đ
1,0đ
 Mức điểm
Yêu cầu
Mức tối đa ( 5,0 điểm)
Đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung. Có kĩ năng viết tốt bài văn biểu cảm. Văn viết trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả.
 Mức chưa tối đa
( 3,5 đến 4,5 điểm)
Đáp ứng khá tốt yêu cầu về nội dung và diễn đạt. Nội dung biểu cảm khá trôi chảy, bố cục mạch lạc. Không sai sót lớn về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Mức chưa tối đa
( 2,5 đến 3,0 điểm)
Đáp ứng được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình hoặc làm tốt được một nửa số ý. Nội dung viết đúng trọng tâm, có cảm xúc, bố cục 3 phần rõ ràng. Văn viết tạm được, diễn đạt được ý. Có mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nghiêm trọng.
Mức chưa tối đa
( 0,5 đến 2,0 điểm)
Có bố cục nhưng nội dung còn nghèo về ý, kĩ năng biểu cảm còn yếu, còn hạn chế nhiều về cách diễn đạt, sai nhiều lỗ dùng từ, chính tả, ngắt câu chưa hợp lí, một số chỗ còn sa vào kể, tả nhiều.
Không đạt
( 0 điểm)
Học sinh bỏ giấy trắng hoặc làm lạc đề hoàn toàn.
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru 
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên.
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau:
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_202.docx