Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương

Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a. Kiến thức:

 - Nắm được các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.

 b. Kĩ năng:

 - Vận dựng những kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói viết.

 c. Thái độ:

 - Có ý thức tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.

 - Giúp HS yêu thích môn tập làm văn.

 2. Định hướng phát triển năng lực HS :

 - Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyêt vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin va truyền thông, năng lực tạo lập và tiếp nhận văn bản.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ.

 - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương án tổ chức lớp học: Thảo luận nhĩm.

 2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ, soạn bài.

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2021 
Tên chủ đề 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 
 TẠO LẬP VĂN BẢN
(Kèm theo Công văn số 2214 /SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết 02: từ tiết: 10 đến tiết 11
* Giới thiệu chung về chủ đề: Lâu nay các em làm bài Tập làm văn có bố cục ba phần nhưng việc thực hiện các bước, các phần chưa theo đúng trình tự hoặc việc tạo lập một bài văn đó chưa được tiến hành theo một qui trình cụ thể. Để làm được điều đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu chủ đề NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẠO LẬP VĂN BẢN.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a. Kiến thức: 
 - Nắm được các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
 b. Kĩ năng:
 - Vận dựng những kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói viết.
 c. Thái độ:
 - Có ý thức tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
 - Giúp HS yêu thích môn tập làm văn.
 2. Định hướng phát triển năng lực HS :
 - Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyêt vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin va truyền thông, năng lực tạo lập và tiếp nhận văn bản.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ.
	- Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương án tổ chức lớp học: Thảo luận nhĩm.
 2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động 5’
Mục tiêu: Giới thiệu sơ lược về các bước tạo lập văn bản.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Tùy từng nội dung GV sẽ có những cách dẫn dắt khác nhau. 
- Chuẩn bị tâm thế tiếp thu kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 60
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
NỘI DUNG 1: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Giúp học sinh nắm được:
- Các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và hiệu quả hơn.
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
Thao tác 1: Các bước tạo lập văn bản
sKhi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, nói, viết văn bản? 
sLấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta viết thư?
sĐể tạo lập văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó có thể tạo ra được văn bản không?
s Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
- GV cho HS nhắc lại điều kiện để một bố cục rành mạch, hợp lí
s Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo ra một văn bản chưa? 
s Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây:
- Đúng chính tả.
- Đúng ngữ pháp. 
- Dùng từ chính xác.
- Sát với bố cục.
- Có tính liên kết. 
- Có mạch lạc. 
- Kể chuyện hấp dẫn.
- Lời văn trong sáng.
s Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không?
s Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
sQua tìm hiểu, em hãy cho biết để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải thực hiện những bước nào? 
GV chốt
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch và hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục, thành những câu đoạn văn chính xác, trong sáng mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Liên hệ giáo dục HS.
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
NỘI DUNG 2: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN 
Mục tiêu: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
- GV cho học sinh đọc đề bài trang 59 SGK.
Đề: Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do liên minh bưu chính quốc tế tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để hiẻu về đất nước mình.
s Em hãy cho biết đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì? Do đâu em biết?
sVới đề bài ấy, em sẽ định hướng như thế nào cho bức thư em sẽ viết?
a/ Viết về nội dung gì?
b/ Chỉ có 1000 chữ liệu có thể nói mọi điều về đất nước ta không? Vậy em tập trung viết về mặt nào? 
s Em viết cho ai? Em viết thư đó để làm gì? để làm một bản tin, nhắc lại các bài học về lịch sử, địa lí, gây cảm tình của bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị?
s Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào? 
- Gợi ý:
sEm sẽ bắt đầu như thế nào cho bức thư tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan?
sNếu định viết thư cho bạn để giới thiệu cảnh đẹp của đất nước Việt Nam thì em có thể sắp xếp ý trong phần thân bài của bức thư đó theo trình tự dưới đây không?
(1) Cảnh đẹp của mùa xuân Việt Nam.
(2) Phong tục ăn tết Nguyên đán.
(3) Những thắng cảnh của Việt Nam.
(4) Vẻ đẹp của kênh rạch, sông nước Cà Mau.
- Hướng dẫn HS sắp xếp các ý hợp lí hơn.
- Liên hệ giáo dục.
sEm sẽ kết thúc bức thư như thế nào: chỉ gửi lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn sẽ luôn trao đổi thư từ với bạn hay còn tìm cách gợi ra một lí do nào dó để bạn nhớ đến đất nước mình? 
- Cho HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị.
- HD học sinh sửa chữa.
- Phần đầu thư : 
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm.
+ Lời xưng hô.
+ Lí do viét thư.
- Nội dung chính bức thư :
+ Hỏi thăm tình hình sức khỏe của bạn cùng gia đình.
+ Ca ngợi tổ quốc bạn.
+ Giới thiệu về đất nước mình, con người Việt Nam, truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc sắc về văn hóa và phong tục Việt Nam.
- Cuối thư:
. Lời chào, lời chúc.
. Lời mời bạn bè đến thăm bạn bè đất nước Việt Nam.
. Mong tình bạn hai nước ngày càng gắn bó.
- Treo bảng phụ ghi dàn bài cho học sinh tham khảo 
-HS sắp xếp các ý hợp lí, trình bày dàn bài đã chuẩn bị.
Hoạt động 3: Luyện tập
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng 10’
Mục tiêu: Giúp HS nâng cao kiến thức, kĩ năng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Tổ chức cho HS thực hiện các thao tác tương tự cho đề bài “Viết đoạn văn tả con vật nuôi em yêu thích”.
- Dành thời gian cho HS viết đoạn văn.
Giúp HS nâng cao kiến thức, kĩ năng.
HS viết đoạn văn
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: 15’
 1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức: 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung: Những vấn đề chung về taoh lập văn bản
Sự liên kết các phần trong văn bản
Bố cục, các phần của bố cục.
Tạo lập văn bản có sử dung liên kết, bố cục, mạch lạc.
 2 . Câu hỏi/bài tập:
Mức độ
Nội dung câu hỏi
1. Mức độ
nhận biết:
Văn bản rất cần sự liên kết ở những mặt nào?
 (Nội dung và hình thức)
2. Mức độ
thông hiểu:
2. Mức độ thông hiểu:
H. Bố cục của văn bản là gì? Thông thường bố cục đó gồm có mấy phần? 
 (Ghi nhớ SGK tr 30).
3. Mức độ
vận dụng:
3. Mức độ vận dụng:
Tạo lập văn bản có sử dung liên kết, bố cục, mạch lạc.
4. Mức độ
vận dụng cao:
(Không thực hiện)
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ngu_van_7_chu_de_3_nam_hoc_2021_2022_nguyen_t.doc